6. Kết cấu của khóa luận
1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.3.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ
“Sản phẩm dở dang là những sản phẩm mà còn đang nằm trên dây chuyền sản
xuất, đang còn tiếp tục sản xuất gia công chế biến để hoàn thành. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ mà khối lượng sản phẩm hoàn
thành làm dở cuối kỳ phải gánh chịu”. (PGS.TSLê Văn Luyện (Chủ biên), 2014)
1.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
❖Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến sẽ được tính cho sản phẩm hoàn thành.
20 Công thức tính CPSXDD cuối kỳ:
Dck = Dđk + C x Qddck
Qht + Qddck
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Cv: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/ NVL chính trực tiếp trong kỳ Qht: số lượng sản phẩm hoàn thành
Qddck: số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu phụ và các chi phí chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể.
❖ Đánh giá SPDD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành. Do đó, khi kiểm kê sản phẩm dở, kế toán phải đánh
giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phầm hoàn thành tương đương.
Công thức tính CPSXDD cuối kỳ:
Dck = Dđk v x Qd Qht + Q'd
Q’d = Qddckx %Mc
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Cv: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/ NVL chính trực tiếp trong kỳ Qht: số lượng sản phẩm hoàn thành
21
Q’d: số lượng sản phẩm tương đương %Mc: mức độ hoàn thành
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với các sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.