6. Kết cấu của khóa luận
3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
thành sản phẩm
Mục tiêu lớn nhất trong việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là không ngừng phát huy các điểm mạnh và khắc phục các hạn chế còn tồn tại. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cần đảm bảo được thực hiện đúng theo Luật và hiến pháp của nhà nước, theo sát các quy định của Bộ tài chính và chuẩn mực kế toán. Đây là yêu cầu bắt buộc của nhà nước để có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Thứ hai, công ty cần chú trọng đến sự phù hợp giữa phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp. Với mỗi ngành nghề, loại hình sản xuất sẽ cần các phương pháp phân loại, tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất khác nhau để có thể đáp ứng được nhu
cầu thực tế của DN. Với loại hình sản xuất giấy như hiện nay, các chi phí của doanh nghiệp chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu đầu vào, điều này đỏi hỏi doanh nghiệp cần
có định mức nguyên liệu đầu vào một cách hợp lý để có thể hạ giá thành sản phẩm một cách phù hợp.
Thứ ba, việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cần được nhân viên kế toán phản ánh một cách trung thực, khách quan, kịp thời
và chính xác. Đây là cơ sở để các nhà quản trị điều chỉnh và đưa ra các quyết định SXKD trong tương lai.
Cuối cùng, công ty cần đưa ra các quyết sách nhằm tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, có tính khả thi và hiệu quả.
3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành thành
sản phẩm
❖Hoàn thiện về thời gian luân chuyển chứng từ
Để tối ưu cũng như giảm bớt khối lượng công việc kế toán của công ty vào cuối tháng và tránh gặp phải những sai sót không đáng có, công ty nên quy định rõ
66
thời gian luân chuyển và phân bổ chứng từ cho từng bộ phận. Ví dụ định kì 1 tuần/ lần nhân viên thống kê sẽ là người chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ cho phòng kế toán.
❖ Hoàn thiện kế toán CPNVLTT - Phương pháp tính giá xuất kho
Công ty nên tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân tức thời vì phương pháp này có độ chính xác cao, đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời
cho mỗi lần xuất kho. Điều này đã khắc phục được nhược điểm mà cách tính cả kỳ dự trữ còn mắc phải.
Sau mỗi lần nhập hàng, kế toán phải tính lại giá trị thực của HTK theo công thức sau:
Trị giá vật tư HTK + Trị giá hàng nhập lần
Đơn giá xuất _ đầu kỳ thứ i
kho lần thứ i
SL HTK đầu kỳ + SL hàng nhập lần thứ i
- Tiết kiệm CP NVLTT
Hiện nay, giá cả của NVL trên thị trường thì luôn biến động. Tại công ty, CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, để từng bước phấn đấu giảm được CPNVLTT, công ty nên tổ chức lựa chọn và đánh giá các nhà cung ứng vật tư, tích cực tìm kiếm những nguồn hàng mới, so sánh, đối chiếu giá giữa các nhà cung cấp để có kế hoạch thu mua hợp lý.
❖ Hoàn thiện hạch toán chi phí phải trả - Hoàn thiện kế toán CPNCTT
Với đặc thù là một đơn vị sản xuất, CPNCTT cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm và với sự thay đổi các khoản chi phí này sẽ tác động đáng kể về giá thành. Để đảm bảo việc hoạch định chi phí hợp lý, kịp thời không gây biến động giá thành, công ty nên trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cách tính khoản trích trước này như sau:
---►
Tiền lương nghỉ phép CNSX
Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX F 67 Mức trích trước tiền lương nghỉ phép hàng tháng Tổng lương chính phải trả CNTT hàng tháng x Tỷ lệ M trước Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của NCTT Tỷ lệ trích trước
Tổng tiền lương chính theo x
kế hoạch của NCTT
100%
Để phán ánh tiền lương nghỉ phép của những CNTT sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 - “Chi phí phải trả”. Quy trình hạch toán diễn ra như sau:
Xử lý chi phí khi trích thừa
- Hoàn thiện kế toán CPSXC
• Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Do đặc thù là một DNSX giấy, các TSCĐ của công ty thường có nguyên giá lớn đồng thời các máy móc thiết bị phải chạy liên tục với công suất lớn nên không tránh khỏi các TSCĐ này sẽ bị hỏng hóc. Để đảm bảo cho việc hoạch định chi phí hợp lý, kịp thời và không bị ảnh hưởng đến kết quả SXKD, gây biến động chi phí, công ty nên tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ. Quy trình hạch toán khoản chi phí sữa chữa lớn TSCĐ được thể hiện như sau:
68
Xử lý chi phí khi trích thừa
• Tiết kiệm CPSXC
Chi phí SXC là một trong những yếu tố quan trọng cấu tạo nên giá thành. CPSXC tại công ty được chia làm rất nhiều khoản chi phí như: chi phí nhân viên phân xưởng, CCDC, khấu hao TSCĐ,....Để có thể tiết kiệm các khoản chi phí này, công ty cần lập kế hoạch xây dựng định mức CPSXC theo chi phí cố định và chi phí biến đổi để làm cơ sở xác định xem yếu tố nào đã tiết kiệm được, yếu tố nào còn đang bị lãng phí.
Hoàn thiện đánh giá SPDD cuối kỳ
Hiện tại, công ty đang mặc định SPDD cuối kỳ là 0, không đánh giá SPDD cuối kỳ. Việc này có thể dễ dàng trong tính toán, tuy nhiên, hậu quả là doanh nghiệp sẽ khó xác định được chính xác giá trị thực tế của từng sản phẩm. Để khắc phục hạn chế này, em đề xuất nên đánh giá SPDD theo CPNVLTT. Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm CPNVLTT vì trong thực tế đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dây chuyền sản xuất giấy của công ty.
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị
Để tối ưu về chi phí cũng như tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm thì đầu tiên công ty cần phải hoàn thiện công tác kế toán trên góc độ quản trị. Hiện nay, có hai mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp là mô hình kết hợp và mô hình độc lập. Để thích ứng với điều kiện hiện tại, công ty nên nên tổ chức theo mô
69
hình kết hợp bởi mô hình này có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ hoạt động, phù hợp với trình độ và khả năng kế toán của công ty.
Ngoài việc hoàn thành báo cáo tài chính thì công ty cần thiết lập hệ thống báo cáo quản trị về CPSX và tính giá thành. Hệ thống báo cáo này giúp nhà quản trị phân tích sự khác biệt giữa chi phí ước tính của dự toán so với chi phí thực tế. Từ đó, giúp nhà quản trị sử dụng hợp lý các nguồn lực, phân bổ lao động phù hợp, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị,....
Với đặc điểm hoạt động, Công ty nên tham khảo áp dụng một số biểu mẫu báo cáo quản trị sau đây:
Báo cáo sản xuất (phụ lục 1)
Báo cáo kết quả HĐKD dạng lãi trên biến phí (phụ lục 2) Các báo cáo phân tích khác....