0
Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Điều kiện để phát triển thanh toán không dùng tiền

Một phần của tài liệu 878 THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 (Trang 31 -38 )

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Điều kiện để phát triển thanh toán không dùng tiền

Nam

Tính đến tháng 8/2020 đã có tới 75 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 Ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. Một số ngân hàng đang có những thử nghiệm các điểm giao dịch tự động hóa hiện đại đi theo nhiều tính năng mới, hỗ trợ các nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản, rút nhận tiền mặt, thanh toán, chuyển tiền,...nhằm mục đích nâng tầm trải nghiệm cho khách hàng.

Đến cuối tháng 10/2020, đã có hơn 918,8 triệu giao dịch thanh toán qua điện thoại di động với giá trị gần 9.6 triệu tỷ đồng, con số này với mức tăng 123,9% về số lượng và tới 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, lượng giao dịch trên Internet có mức giá trị hơn 22.2 triệu tỷ đồng, tăng 25.5% với số lượng giao dịch gần 374 triệu giao dịch.

2.2.1. Số lượng tài khoản ngân hàng của cá nhân

Biểu đồ 2.1. Số lượng tài khoản các nhân tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020

S lố ượng tài. kho n cá nhânả

120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Đ n v : nghìn tài kho nơ Nguồn: NHNN

Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được sử dụng bằng ATM hoặc bằng cách giao dịch trực tuyến ngay trên những chiếc điện thoại và máy tính bảng. Theo thống kê đến thời điểm tháng 12 năm 2020, lượng tài khoản cá nhân trên toàn nước đạt hơn 100.4 triệu tài khoản, với mức tăng đều khoảng 13% so với năm 2019. Số lượng này so với dân số năm 2020 là 97.58 triệu người, trung bình mỗi người việt nam có trên một tài khoản ngân hàng. Như vậy, có thể thấy đây là một tín hiệu tốt trong việc chuyển đổi số trong ngân hàng đặc biệt tác động tích cực cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

2.2.2. Dân số trẻ

Biểu đồ 2.2. Phân bổ dân cư theo nhóm tuổi tại Việt Nam năm 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Tổng cục thống kê năm 2019, Việt Nam có dân số 96.2 triệu người, đứng thứ 3 trong dân số ở khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 15 trên thế giới. Từ biểu đồ trên có thế thấy tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi là 22.6% và tỉ lệ trên 65% là 7.2%, vì vậy Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng (tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi < 30% và trên 65 tuổi <7.2%). Không chỉ vậy, tỉ lệ dân số có độ tuổi trẻ, dưới 35 tuổi chiếm 51.6%. Với việc đang trong thời kỳ dân số vàng và tỉ lệ dân số có độ tuổi trẻ cao, có thể thấy được những thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, người trẻ với nhu cầu tiêu dùng cao có thể tiếp cận những dịch vụ công nghệ hiện đại một cách dễ dàng, qua đó thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

2.2.3. Mức độ sử dụng Internet

Bước vào thời đại công nghiệp 4.0, khi mọi lĩnh vực đều cần phát triển, nâng cao về mặt công nghệ hiện đại, số hóa thị trường. Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2020,

Việt Nam có lượng người dùng internet là 68.17 triệu người, chiếm tỉ lệ 70% trên tổng số dân.

Vì vậy, sự phát triển của Internet đóng góp vai trò vô cùng lớn cho việc chuyển đổi số này. Việt Nam luôn luôn danh sách những quốc gia có lượng truy cập lớn và tỉ lệ dùng Internet ở mức cao trong khu vực Đông Nam Á, điều này giúp việc cải thiện cách tiếp cận thông tin về thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức tài chính. Theo số liệu được thống kê, Việt nam có chững bước nhảy vọt số lượng người dùng internet và tỷ lệ người sử dụng Internet, so sánh với các nước cùng khu vực cũng thấy được Việt Nam cũng không thua kém nhiều, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế trong nước.

Ngoài ra, gần đây Việt Nam còn thành công trong việc làm chủ linh vực 5G, trở thành một số ít các quốc gia có lợi thế trong công nghệ 5G, tương lai của thế giới. Điều này làm tiền đề cho nhiều chuyên gia trong nước sáng tạo, phát minh ra những công cụ hỗ trợ cho con người, tiền đề cho những dịch vụ tài chính hay phương thức thanh toán điện tử phát triển.

2.2.4. Mức độ sử dụng Smartphone

Biểu đồ 2.4. Tình hình sử dụng Smartphone tại một số quốc gia năm 2019

Sự ra đời của điện thoại thông minh luôn đi theo sự phát triển của thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Smartphone ở mức trung bình. Theo báo cáo “Thị trường điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020” của Appota, theo đó có tới 70% dân số sử dụng điện thoại di động và trên 45% số dân sử dụng điện thoại thông minh. Qua đó, người dân dần thay đổi thiết bị kết nối internet từ máy tính cá nhân, laptop, TV chuyển sang điện thoại. Vì vậy, sẽ khiến những hình thức quảng cáo hiệu quả hơn từ đó giúp cho sự phát triển của những dịch vụ xuất phát từ chính những chiếc điện thoại thông minh, bao gồm cả các hình thức thanh toán như Internet Banking, Mobile Banking, Mobile Money,...

2.2.5. Mạng lưới các ngân hàng thương mại

Biểu đồ 2.5. Mạng lưới (chi nhánh/PGD) của các ngân hàng thương mại

Mạng lưới (chi nhánh/ PGD) của các ngân hàng thương mại

Độ bao phủ của các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian qua, điều này là tín hiệu tốt cho việc đưa các sản phẩm của ngân hàng tới được từng người dân Việt Nam. Một số ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch lớn nổi bật trong số các ngân hàng có thể kể đến như Agribank, LienVietPostBank, Vietinbank, BIDV, có số chi nhánh/ PGD trên toàn quốc từ 1100 tới hơn 2200 điểm xuyên suốt 63 tỉnh thành.

Mặc dù vậy, hầu hết các chi nhánh và PGD các ngân hàng chủ yếu đặt tại các khu vực thành phố lớn và thưa thớt dần tại nông thôn. Nhiều thống kê cho thấy sự chênh

lệch giữa số lượng các điểm giao dịch tại thành thị và nông thôn là rất lớn với 2.2 điểm giao dịch so với 40 điểm ở thành phố.

2.2.6. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải ngân hàng

Biểu đồ 2.6. Số lượng tổ chức không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ TGTT từ 2015 tới tháng 4/2021

S lố ượng t . ch c .không ph i, ngân hàng cung ngổ ứ ả ứ

d ch v trung .gian, thanh toánị ụ

50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 4/2021

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải ngân hàng thời điểm năm 2015 chỉ có 8 tổ chức, thế nhưng con số này đã lên tới 43 tính đến thời điểm tháng 4 năm 2021.

Sự phát triển của các tổ chức không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ngày càng lớn mạnh thể hiện sự quan trọng và tiềm năng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là rất lớn. Các tổ chức này chủ yếu phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử mới như ví điện tử, mPOS,... Nhiều tổ chức lớn trong lĩnh vực này có thể kể đến như NAPAS, VNPAY, Viettel Pay, Moca, AirPay, Momo, Zalo Pay

Một phần của tài liệu 878 THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 (Trang 31 -38 )

×