Đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán

Một phần của tài liệu 878 thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 (Trang 38 - 48)

6. Kết cấu khóa luận

2.3. Đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán

không

dùng tiền mặt

2.3.1. Đại dịch COVID-19

COVID-19 theo Bộ Y tế là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, lây truyền từ người sang người. Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, bởi vậy ngăn ngừa sự lây lan là giải pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch. Dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ca bệnh đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 3 tháng 12 năm 2019. Sau đó, dịch bệnh với sức lây lan nhanh đã gây ảnh hưởng lớn cho thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Sự nguy hiểm của chủng virus này khiến WHO-To chức Y tế thế giới công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu vào ngày 30 tháng 1 năm 2020. Đến ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO đã chính thức thông báo COVID- 19 là “đại dịch toàn cầu”

Tính đến thời điểm ngày 2/5/2021, theo trang thống kê worldometer.info trên thế giới có thêm 12000 ca tử vong và gần 800.000 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn cầu lên trên 152 triệu người, số người chết lên tới hơn 3.2 triệu ca và bình phục hơn 130 triệu ca. Đặc biết, tình trạng lây nhiễm mức độ siêu lớn xảy ra ở Ản độ với gần 400.000 ca mắc mới, chiếm gần một nửa ca nhiễm mới trên toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam đã ghi nhận 2942 ca bệnh, tử vong 35 ca, số ca mắc đã bình phục là 2549,

Ngay từ những ngày đầu Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như nâng mức cảnh báo khẩn cấp đối với dịch bệnh, phong tỏa những nguồn phát của bệnh, cách ly ngay đối với những người bị lây nhiễm và những người tiếp xúc xung quanh, hạn chế cho các trường học, học viện tập trung tránh, đảm bảo an toàn cho toàn bộ dân. Đặc biệt, Chính phủ vào ngày 1/4/2020 đã ban hành Chỉ thị 16 yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Sau đó, nhiều tỉnh và vùng dịch đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm cao cũng được Chính phủ yêu cầu thực hiện theo Chỉ thị này.

120,000 S lố ượng th l u. hànhẻ ư 111,000 100,000 97,007 99,681^^^ 89,570 81,598 0 2015 2016 2017Đ n v : nghìn thơ ị 2018ẻ 2019 2020

Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu tác động của đại dịch đến nền kinh tế thế giới cũng như tới nền kinh tế Việt Nam. Một số tác động như làm ảnh hưởng nặng nề tới các khu du lịch khi Chính phủ yêu cầu giãn cách xã hội, nhiều hàng quán, địa điểm cung cấp dịch vụ cũng bị ảnh hưởng lớn tới nguồn cung, tỉ lệ tiêu dùng giảm. Khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế lớn như vậy, kéo theo hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng theo, cụ thể hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng bị tác động phần nào

2.3.2. Thực tế phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Tính đến thằng 2/2021, tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng các phương tiện thanh toán vẫn còn ở mức 12.21% theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên so với nội dung trong Quyết định 2545/QĐ/TTg về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 cụ thể đã nêu mục tiêu đến cuối năm 2020, lượng tiền mặt lưu thông trong nước cần ở mức dưới 10%

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán

Tỷ trọng bén mạt lưu thôn3 trên tống phương tiện thanh tũán

g 12⅛--------■---a_______a______■ ■______■ , ■ ∙ - ∙~---■ a O L--- 3/2020 5/2020 ... 7/2020 9∕2D2D _______11/2020 1/2Ũ21 4/2020 0/2020 βl∣,2[ 2∣ □ 10/2020 12∕20 DΞ 2/2021 Thot dierii(Tħ⅛g∕Narii) TtnwtiIG TIEN MAT LLQJ THQHG TREN TOFiG PKƯỮNG TIỆN THANH TOAH(%) Nguồn: NHNN

Nhìn vào biểu đồ ta thấy được từ tháng đầu năm 2020 tới quý I năm 2021 chưa có tháng nào có tỷ trọng tiền mặt dưới 10% theo mục tiêu của Chính phủ. Theo ý kiến của Tổng giám đốc của Công ty Dịch vụ số Viettel, hầu hết giao dịch tiền mặt trong những hoạt động thanh toán điện, nước, truyền hình, Internet, điều này thể hiện rằng hầu hết các phí sinh hoạt của người dân đều sử dụng tiền mặt để thanh toán, dẫn tới tỷ lệ trong lưu thông còn cao, vì vậy, cần có những điều chỉnh để làm giảm tý lệ này hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

2.3.2.1. Thẻ thanh toán

Biểu đồ 2.8: Số lượng thẻ lưu hành tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020

80,000 —71,021

60,000 ---

40,000 ---

Nguồn: NHNN

Nhìn vào số lượng thẻ lưu hành được thống kê bởi Ngân hàng Nhà nước, tới hết quý IV năm 2020, có hơn 110 triệu thẻ đang lưu hành trên hệ thống bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế, với mức tăng nhanh qua các năm, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã được nghiên cứu và phát triển từ lâu, nhìn tốc độ lưu hành thẻ qua các năm có thể thấy lượng thẻ phát hành tăng đều qua các năm. Đi cùng với xu hướng phát triển hiện nay, số lượng thẻ sẽ ngày càng tăng lên, chất lượng thẻ cũng ngày càng tăng.

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua Kế hoạch số 16 với nội dung chuyển đổi thẻ ngân hàng sang thẻ gắn chip, yêu cầu các ngân hàng thương mại thúc đẩy người dân sử dụng công nghệ thẻ mới, hướng tới mục tiêu sử dụng toàn bộ thẻ gắn chip trong toàn người dân. Chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip giúp người dân đảm bảo được an toàn thông tin cá nhân, an toàn giao dịch, vì trong nước đã xuất hiện nhiều kẻ gian lợi dụng độ bảo mật kém của thẻ từ mà lợi dụng rút

tiền của nhân dân. Điều này góp phần làm tăng độ tín nhiệm của mỗi ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu khách hàng, khiến khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm ngân hàng lâu dài, tạo tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3.5.2. Máy rút tiền tự động (ATM), POS, và đơn vị chấp nhận thanh

toán thẻ

qua QR code

Biểu đồ 2.9: Số lượng ATM/POS và ĐCNTT qua QR Code giai đoạn 2015-2020

Nguồn: NHNN

Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2020, theo Vụ Thanh toán (NHNN), hiện nay toàn quốc có khoảng hơn 19500 cây ATM, hơn 270 nghìn POS.

Độ bao phủ những chiếc ATM trên toàn quốc ngày càng lớn là một trong những mục tiêu phát triển của các ngân hàng hiện nay. Trung bình mỗi năm số lượng ATM

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng giao dịch Giá trị giao dịch (tỷ Số lượng giao dịch Tăn g /Gi ả Giá trị giao Tă n g/ G Số lượng giao Tă n g/ Gi Giá trị giao dịch (tỷ Tăn g/ Giả m

được đưa vào sử dụng tăng thêm khoảng 500 đơn vị. Những chiếc ATM được phát triển trong thời gian gần đây từ các ngân hàng đều có những cải tiến hiện đại hơn, không chỉ thực hiện được việc rút tiền, truy vấn tài khoản,.. mà bây giờ một số ATM của ngân hàng như Techcombank, VPBank, TPBank,... có thế nạp tiền trực tiếp vào tài khoản, chuyển tiền,... góp phần tiết kiệm thời gian ra điểm giao dịch của ngân hàng cho khách hàng.

Mặc dù vậy, độ phủ dày chỉ có tại các thành phố lớn, những nơi có nhu cầu cao, thì tại một số vùng tỉnh lẻ hay nông thôn thì sự có mặt của những chiếc ATM còn nhiều hạn chế, người dân vẫn phải đi một quãng đường tương đối xa để tới thực hiện giao dịch.

Đối với những thiết bị chấp nhận thanh toán qua thẻ như POS/EDC, do đặc điểm nhỏ gọn và chi phí lắp đặt rẻ cho nên số lượng thiết bị trên thị trường là rất nhiều. Số lượng cũng tăng qua các năm thể hiện rằng các ngân hàng và đơn vị phụ trách đưa các thiết bị thanh toán ra thị trường đã đi đúng những kế hoạch mà NHNN đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển giao dịch thanh toán qua máy chấp nhận thẻ nhằm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân chuyển sang thẻ ngân hàng. Mục tiêu là trong những năm tới, mọi cửa hàng từ nhỏ lẻ tới những doanh nghiệp lớn đều được trang bị đầy đủ những thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt. Song, tính tới hiện tại, các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ cũng còn chưa được phổ biến tại những tỉnh lẻ và nông thôn.

Thanh toán qua QR code đang dần chiếm được tình cảm của người dân Việt Nam, bắt đầu xuất hiện năm 2017 với 5083 thiết bị trên toàn quốc, tới thời điểm 30/6/2020 con số này đã lên đến 70.000, sự phát triển nhanh bởi chi phí triển khai QR code này là rất thấp và đơn giản, có tiềm năng phát triển cao và là tương lai thanh toán trong nền thương mại điện tử Việt Nam.

Thẻ ngân hàng 61.87 3. 984 150.48 6 96.90 1 .340 57 222.07 1 48 144.330.5 1 7 49 294.294 33 Phươn g tiện thanh toán khác 10.38 4. 829 1.505. 3 63 13.62 8 .981 31 1.637.3 2 0 9 27.192.145 100 1.718.549 5 Tổng 283.3 6 2.867 24.780 . 323 539.2 9 1.975 90 39.709. 9 66 60 961.376.0 3 8 78 143.823.04 6 262

Nguồn: NHNN

a, Thanh toán qua thẻ

Đây là hình thức thanh toán thương mại phổ biến và được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam, chiếm tới 90% giao dịch thanh toán trên tổng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Khi sử dụng phương thức thanh toán này, người dùng sẽ cà thẻ trực tiếp tại các máy POS hỗ trợ hoặc thanh toán trực tuyến thông qua thẻ bằng các cổng thanh toán trực tuyến hỗ trợ thẻ, phổ biến tại Việt Nam là Napas, Payoo, VNpay,...

Sự phát triển của thẻ ngân hàng là điều tất yếu trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đi theo là việc tăng trưởng mỗi năm. Năm 2019, với sự

lớn mạnh của nền kinh tế cũng làm tăng 57% cho lượng giao dịch thẻ và tăng 48% cho giá trị giao dịch. Tới năm 2020, cả lượng giao dịch trên thẻ và giá trị giao dịch đều tăng nhưng tăng không còn mạnh như năm trước, lý do có thể là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tác động tới hoạt động mua sắm cho người tiêu dùng nên hạn chế phần nào sự phát triển của thẻ ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, số lượng người dân có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ của người dân là thấp hơn rất nhiều. Theo báo cáo của ngân hàng Standard Chartered, tỷ lệ người dân có thẻ ghi nợ của Việt Nam chỉ ở mức 26.74% trong khi Thái Lan chiếm tới 59.85% và cao nhất là Singapore với 91.85%, điều này cũng tương tự so với thẻ tín dụng. So sánh với các nước trong khu vực mới thấy được khả năng chuyển đổi từ phương thức thanh toán tiền mặt sang phi tiền mặt tại Việt Nam còn thấp, khi hoạt động thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn tương đối lớn, lên tới 90.17%, cao nhất trong các nước được thống kê trên.

Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ người dân dùng các dịch vụ tài chính tại 1 số quốc gia năm 2019

b, Các phương tiện thanh toán điện tử

Biểu đồ 2.11: Giá trị giao dịch qua các kênh thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Nguồn: NHNN

Sau khi phân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở trên, những phương thức thanh toán còn lại như thư tín dụng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, QR Code,... đều có những chuyển biến rõ rệt. Năm 2019 số lượng giao dịch tăng 31% còn tới năm 2020, con số này tăng lên gấp đôi so với năm trước. Đây là một sự tăng mạnh mẽ, chủ yếu sự tăng này đến từ các phương thức thanh toán điện tử tích hợp công nghệ số hiện đại như Internet banking, Mobile Banking,.. nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc năm đại dịch COVID-19, người dân chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán số, tích hợp ngay trên điện thoại hay dễ dàng truy cập trên Internet.

Theo NHNN, hơn 1 năm dịch bệnh qua có khoảng 15 triệu người sử dụng internet và mobile banking, và có khoảng 30 triệu giao dịch thanh toán, các giao dịch qua Internet đã có mức tăng tới gần 25.5% giá trị và tăng 8.3% về số lượng trong năm 2020 và cũng theo số liệu cho thấy năm 2020, giao dịch qua Mobile Banking tăng tới 123.9% số lượng và giá trị tăng hơn 125.4% so với 2019. Đối với hình thức thanh toán qua QR code dù thời gian xuất hiện muộn nhưng với lại phù hợp với người dân nên được tiếp nhận mạnh mẽ với mức tăng 1844% về số lượng và tăng 1665% giá trị trong năm 2019

Theo nghiên thống kê của NHNN trong 5 năm từ 2016 tới năm 2020, có khoảng 78 NHTM có dịch vụ thanh toán qua Internet banking, 49 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên điện thoại di động, NHNN phát động triển khai tới gần 80 nghìn điểm giao dịch thanh toán qua QR Code. Ngoài ra, còn 34 tổ chức được cấp phép cung cấp dịch vụ bao gồm ví điện tử (E-Money), dịch vụ cổng thanh toán điện tử, dịch vụ chuyển tiền điện tử.

Ngày 9 tháng 3 năm 2021, Quyết định số 316/QĐ-TTg của Chính phủ với nội dung cho phép các doanh nghiệp đủ giấy phép kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông được thí điểm dịch vụ Mobile Money. Dịch vụ này là dịch vụ thanh toán di động phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của GSMA, tính đến cuối năm 2019, có tới 290 loại hình giao dịch Mobile Money trên 95 quốc gia toàn thế giới và có trên 1.04 tỷ tài khoản được đăng ký, nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường dự báo quy mô của loại hình thanh toán này có thể đạt 12 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng 28,7% mỗi năm. Việt Nam bắt đầu thí điểm loại hình này, và 3 nhà mạng lớn Viettel, Vinaphone và Mobifone đều sẵn sàng triển khai toàn quốc. Có thể thấy, việc cập nhật các phương thức thanh toán mới nhất giúp cải thiện quy mô thanh toán tại Việt Nam, làm giảm khoảng cách kinh tế của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu 878 thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w