Lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất hươngnhang

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

5. .Kết cấu đề tài

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất hươngnhang

Cứ mỗi dịp lễ tết, ngày rằm, hay ngay cả thường nhật, trên ban thờ tổ tiên mỗi gia đình Việt Nam chẳng bao giờ thiếu những nén hương trầm tỏa hương khói thơm ngát. Thông qua làn khói hương thơm nồng ấm áp ấy là tấm lòng hiếu kính của con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên. Người ta tin rằng người đã khuất không hẳn là đã hết, họ sẽ sang một thế giới khác mà ở thế giới đó họ vẫn có thể theo dõi người thân ở thế giới thực tại và có thể tác động tới cuộc sống của mọi người ở nhân thế. Truyền thống thờ kính cha ông, uống nước nhớ nguồn đã đi sâu vào máu của người con đất Việt, và cứ như vậy, người ta sử dụng hương nhang làm cây cầu trung gian vô hình để kết nối với tổ tiên bằng “lòng thành tâm” của mình.

Nén hương đối với người con đất Việt không còn là một thứ hàng hóa bình thường để buôn bán, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần bảo tồn và duy trì các nét đẹp văn hóa dân tộc. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi ngành hương nhang có mặt tại Việt Nam từ bao giờ?

Trên thực tế, vẫn chưa có một lời tuyên bố chính xác rằng ngành hương nhang đã xuất hiện tại Việt Nam từ bao giờ. Chính bản thân những người sinh ra và lớn lên tại các làng nghề làm hương nhang, hay ngay cả những người làm trong nghề cũng chỉ biết rằng, họ sinh ra đã có nghề này. Có lẽ do những phong tục, những quan niệm, những truyền thống lâu đời đã khiến họ mặc nhiên coi hương nhang như chìa khóa mở ra cánh cửa ngăn cách giữa hai thế giới và nghề làm hương đã đồng thời xuất hiện cùng lúc đó.

Tương truyền, nghề làm hương đã được hình thành tại Việt Nam từ thế kỷ XVI tại làng Giãn Hiền, xã Vạn Thắng, Thanh Hóa với sản phẩm nổi tiếng là hương bài. Tuy nhiên mấy ai biết được, làng được mệnh danh là làng nghề 500 tuổi ấy, ngành làm hương cũng đã từng bị mai một và suýt chút nữa bị xóa sổ khỏi danh

Tỉnh/thành phố Số doanh nghiệp đã được xác minh thông tin

sách các ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Trải qua biến cố lịch sử đó, tới năm 1815, ông Vũ Đình Phạm đã quyết tâm “làm sống lại” ngành làm hương nhang, truyền lại cho hai người con trai và từ đó nghề làm hương được duy trì và phát triển tới tận bây giờ. Ngoài ra trên cả nước có rất nhiều các làng nghề truyền thống làm hương nhang với niên đại 100 đến 300 năm như: làng nghề Quán Hương, thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân ( Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), làng Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội), làng hương xạ Cao Thôn (xã Bảo Khê, Hưng Yên), hương trầm ở Quỳ Châu ( Nghệ An), hương xạ Hoàng Xá (xã Nam Chính, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), làng hương Báo Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), làng hương Thủy Xuân (Huế), ...

Tồn tại ban đầu tại các làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử làm hương lâu đời, cha truyền con nối, tuy mỗi vùng có một phương thức làm hương nhất định, song thời đầu, hương nhang Việt Nam toàn bộ là sản phẩm thủ công nên được làm rất tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn. Với các nguyên liệu hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên, từ chân nhang làm từ tre tự nhiên, bột nhang từ các loại cây và thảo mộc, hương nhang Việt Nam rất đảm bảo chất lượng, mùi hương dễ chịu, cháy đượm và không bị cuộn tàn. Kể từ khi đất nước chuyển mình sang thời kỳ công nghiệp hóa, các làng nghề làm hương nhang đã chỉ còn số lượng đếm trên đầu ngón tay, thay vào đó, công nghệ và máy móc được đưa vào dây chuyền sản xuất để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.

Trên thực tế, để cho ra thành phẩm cuối cùng là những cây hương nhang chất lượng, người làm nghề sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức cũng như là thời gian cho từng công đoạn, từ việc lên rừng chặt nứa về chẻ, tách mỏng, phơi khô, đến xay giã bột làm hương nhang thủ công, trộn bột cũng rất quan trọng và cần sự tỉ mỉ với độ chính xác cao, se bột vào thân nhang thì đòi hỏi tốc độ rất nhanh. Do đó để mà nói nếu cứ mãi trải qua từng khâu thủ công như vậy, trong khi nguồn lao động trong khu vực chỉ có bấy nhiêu, chắc chắn không thể đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng của thị trường và lợi nhuận thu về cũng không đáng kể. Và từ đó, “nghề làm hương nhang” đã thay mình thành “ngành sản xuất hương nhang”. Các công đoạn như tách mỏng nứa tre, nghiền, trộn và se bột hương nhang đã được thay thế bằng máy móc, với năng suất và độ chính xác cao, đồng đều, các thành phẩm cho ra vẫn giữ nguyên chất lượng. Ngoài các công đoạn trên, để sản xuất hương nhang, vẫn có nhiều công đoạn đòi hỏi có sự tham gia của bàn tay con người, do vậy ngành này vẫn đem đến một lượng lớn công ăn việc làm cho đa số người dân tại khu vực. Có thể cho rằng, ngành sản xuất hương nhang ở nhiều địa phương đã “nuôi sống” người dân nơi đây.

Theo thống kê của Trang Vàng Việt Nam ( yellow page), hiện nay Việt Nam có 123 doanh nghiệp sản xuất và bán buôn ngành hàng hương nhang trải dài trên khắp các tỉnh/thành phố, trong đó có 65 doanh nghiệp đã được xác minh thông tin.

Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành hàng hương nhang tại các tỉnh/thành phố tại Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh 26 Đồng Nai 1 Bắc Ninh 1 Bình Dương 1 Khánh Hòa 1 Nam Định 1 Nghệ An 1 Quảng Ninh 1

Thừa Thiên Huế 1

Hải Phòng 1 Bình Định 2 Hưng Yên 4 Hải Dương 3 Long An 2 Sóc Trăng 1 Tiền Giang 1 Tổng 65

Qua đó có thể nhận thấy, ngành sản xuất hương nhang tại Việt Nam đã và đang được duy trì kể từ khi xuất hiện tới thời điểm hiện tại. Khắp cả nước đều xuất hiện các làng nghề truyền thống lâu đời, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này, tạo cơ hội việc làm cho người dân khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Với truyền thống thờ kính cha ông, uống nước nhớ nguồn và nét đẹp văn hóa lâu đời, ngành hàng này chắc chắn không thể dễ dàng biến mất đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w