Khuyến nghị đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 101)

5. .Kết cấu đề tài

3.2.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một điểm then chốt quyết định tới thành công của doanh nghiệp xuất khẩu. Việc hình thành một cách tự phát trên khôn khổ các làng nghề truyền thống dẫn tới chất lượng hương nhang chưa đồng đều và chưa đáp ứng được hết các tiêu chuẩn của nhiều thị trường nhập khẩu. Ngoài các thị trường tương đối dễ tính như Ản Độ, Hồng Kông thì các thị trường tiềm năng khác như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản,...lâu nay luôn được cho là thị trường khó tính với những quy định chuẩn mực khắt khe đặc biệt tiêu chí an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Do vậy việc đảm bảo chọn lọc và duy trì hương nhang có nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên cùng với sự liên kết với nhau tạo thành Hiệp hội để chất lượng sản phẩm đồng đều sẽ giúp đáp ứng đúng yêu cầu thị trường nước nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro hàng bị trả về do không đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường khác nhau.

3.2.2.2. Tìm hiểu đối tác kỹ càng, nghiên cứu thị trường hiệu quả, mở rộng thị trường

Thị trường Ản Độ đã thu mình, hương nhang Việt Nam hiện tại gần như không có cánh cửa nào để đặt chân vào Ản Độ. Việc này đòi hỏi ngành xuất khẩu hương nhang phải chuyển hướng tìm kiếm các thị trường thay thế, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường hơn nữa để bớt phụ thuộc vào thị trường duy nhất và hạn chế các rủi ro hệ lụy nghiêm trọng như đã trải qua giai đoạn cuối năm 2019.

Muốn xuất khẩu thì phải nghiên cứu thị trường để biết cần xuất gì, xuất tới đâu. Nghiên cứu thị trường hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xác định được thị trường tiềm năng, khoanh vùng các quốc gia phù hợp để tiến hành kinh doanh xuất khẩu. Việc tìm hiểu rõ các yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng của nước nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp biết được sản phẩm mình cung cấp có cơ hội đặt chân vào thị trường đó không, hay mình cần có những thay đổi, cải tiến nào để được chấp nhận, tin tưởng và ưa chuộng tại thị trường ấy. Thường xuyên cập nhật các biến động thị trường, những thay đổi trong quy định chất lượng sản phẩm để có các chính sách kịp thời.

Sau khi quyết định xuất khẩu sang bất kỳ một quốc gia nào, tìm hiểu đối tác kỹ càng cũng vô cùng quan trọng. Các thông tin liên quan tới đối tác cần được nắm rõ, độ tin cậy, uy tín của đối tác và ngay cả ngân hàng phục vụ đối tác cũng cần có thông tin rõ ràng. Việc chọn sai đối tác chính là rước về rủi ro cho doanh nghiệp và câu chuyện của Công ty cổ phần XNK GMEX gặp rủi ro bị đối tác lừa đảo như đã nêu trên là một ví dụ cho trường hợp không tìm hiểu kỹ thông tin đối tác. Việc quá cả tin, tìm hiểu qua loa hoặc dựa vào nguồn tin không đáng tin cậy để đánh giá đối tác sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp rủi ro bị đối tác lừa đảo, gây thiệt hại lớn hoặc mất quyền kiểm soát hàng hóa, mất hàng, dẫn đến thua lỗ, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Chìa khóa để doanh nghiệp có được thông tin chuẩn xác về thị trường và đối tác đó là việc lựa chọn kênh thông tin. Hiện nay các nguồn tin đáng tin cậy để thực hiện nghiên cứu thị trường và tìm hiểu đối tác có thể là ITC, World Bank, mua dịch vụ từ các trung tâm uy tín như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại quốc gia nhập khẩu,...

3.2.2.3. Thỏa thuận và soạn thảo chi tiết các điều khoản hợp đồng

Hợp đồng quy định không chặt chẽ chính là cơ hội để đối tác gian lận, bắt bẻ, gây ra nhiều rủi ro và các nghĩa vụ không đáng phải thực hiện cho doanh nghiệp xuất khẩu. Một số điều khoản cần kiểm tra kỹ lưỡng trong hợp đồng như: Cơ sở giao hàng ( Incoterms có nhiều phiên bản, và mọi phiên bản đều có thể sử dụng, việc không ghi chi tiết Incoterms phiên bản nào, điều kiện gì, ghi rõ cảng giao hàng sẽ gây ra các rủi ro khi tranh chấp về nghĩa vụ của hai bên khi một số điều kiện Incoterms ở các phiên bản phân chia trách nhiệm người mua và người bán không giống nhau); điều khoản đóng gói, chất lượng không quy định rõ ràng sẽ dẫn tới rủi ro bồi thường hợp đồng hoặc ép giá; điều khoản thanh toán cũng là một mục cần lưu ý khi đàm phán và soạn thảo hợp đồng ( nhà xuất khẩu nên lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp và có lợi cho mình để hạn chế rủi ro, hơn nữa việc quy định rõ đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, chứng từ thanh toán sẽ ngăn ngừa rủi ro người mua chậm trễ hoặc chây ỳ kéo dài thời hạn thanh toán).

3.2.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh quốc tế trong thời đại chuyển đổi số ngày ngay thì việc các hợp đồng xuất khẩu ký kết trực tuyến thông quan Internet là rất phổ biến. Trau dồi ngoại ngữ và cụ thể là tiếng Anh là rất quan trọng đối với nhân viên xuất khẩu khi đây là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong thương mại quốc tế. Có vốn ngoại ngữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đàm phán hợp đồng, hạn chế rủi ro ngôn ngữ, không truyền đạt được ý hay không hiểu, hiểu sai ý đối tác.

Bên cạnh đó, am hiểu luật pháp quốc tế, có kiến thức vững vàng về các điều kiện giao hàng cũng là một tiêu chí đòi hỏi đội ngũ nhân viên doanh nghiệp xuất khẩu cần có, giúp né tránh các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp một các tối ưu nhất.

Để đạt những điều trên, doanh nghiệp có thể mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, các khóa huấn luyện định kỳ, mời các giảng viên nhiều kinh nghiệm tại các trường đại học khối ngành kinh tế hàng đầu, các chuyên gia, giảng viên từ VCCI,...

3.2.2.5. Tích cực cùng với Nhà nước trồng và phát triển rừng cung cấp nguyên liệu sản xuất

Để hương nhang Việt Nam luôn giữ được lợi thế chi phí sản xuất do nguồn nguyên liệu sẵn có, cùng với thương hiệu hương nhang tự nhiên thì việc chú trọng phát triển bảo vệ rừng là vô cùng quan trọng. Diện tích rừng nước ta đang bị thu hẹp, thảm họa thiên nhiên gia tăng hàng năm với sức tàn khá khó lường gây ra rất nhiều thiệt hại ảnh hưởng cuộc sống người dân, nền kinh tế và đe dọa nguồn cung dồi dào nguồn nguyên liệu sản xuất hương nhang. Việc khai thác sử dụng tre nứa có cơ cấu, tổ chức, tích cực trồng và phát triển rừng tre, bời lời là một nhiệm vụ tất cả các doanh nghiệp và bà con tham gia chuỗi sản xuất hương nhang đều phải gánh vác nhằm đẩy lùi rủi ro cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

3.2.2.6. Tăng cường sử dụng công cụ tài chính phái sinh

Nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất, việc lựa chọn sử dụng các công cụ phái sinh từ các ngân hàng uy tín cao là rất cần thiết và hiệu quả. Bằng cách sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, tương lai, bao thanh toán,... doanh nghiệp có thể yên tâm thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nắm thể chủ động mà không lo thiệt hại lợi nhuận và sự biến động của thị trường ngoại hối.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Hoạt động xuất khẩu ngoài đem về nhiều lợi nhuận thì cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với các mức độ gây thiệt hại khác nhau và khó lường trước. Sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất đã không thể tiếp diễn đòi hỏi ngành sản xuất hương nhang Việt Nam buộc phải “lớn lên”, tăng cường nghiên cứu mở rộng các thị

trường mới.

2. Thị trường dành cho ngành xuất khẩu hương nhang của Việt Nam rất rộng lớn khi mặt hàng này gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng con người. Để xuất khẩu hương nhang Việt Nam có thể tồn tại và phát triển, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa, thành lập Hiệp hội hương nhang, thúc đẩy xúc tiến thương mại, tích cực gỡ khó cho doanh nghiệp với Ản Độ, có các chính sách nghiêm ngặt về nhập lậu hương nhang, khai thác sử dụng nguồn nguyên liệu không hiệu quả,.. .để hạn chế rủi ro trong tương lai, khắc phục rủi ro đã xảy ra.

3. Cùng với sự hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cũng cần tìm hiểu thị trường và đối tác kỹ càng, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, sử dụng các công

KẾT LUẬN

Qua các phân tích ở trên có thể thấy hương nhang tuy có giá trị không cao nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người dân, doanh nghiệp và chính sách quản lý nhà nước. Việt Nam là số ít các quốc gia có điều kiện thuận lợi cho các nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất hương nhang phát triển, tạo ra lợi thế về chi phí sản xuất, giúp có giá thành cạnh tranh trên thị trường.

Xuất khẩu hương nhang đã có những thành công nhất định trong những năm qua nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn đến từ các yếu tố chủ quan và khách quan, đe dọa nhiều tới lợi ích của các doanh nghiệp. Việc xác định, nhận dạng các rủi ro liên quan có thể xảy ra sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu hương nhang vươn xa hơn nữa do đây là sản phẩm không thể thiếu hàng ngày đối với người tiêu dùng và đặc biệt trong các dịp lễ hội, cúng bái,...

Từ cú sốc cho ngành hương nhang đến từ phía Ản Độ đã buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng sản phẩm để phục vụ nhiều thị trường khác nhau, giảm rủi ro hệ lụy khi chỉ phục vụ một thị trường duy nhất.

Từ những giải pháp và kiến nghị trên, tôi rất hy vọng trong tương lai gần, ngành xuất khẩu hương nhang Việt Nam sẽ vực dậy và phát triển mạnh mẽ hơn đã từng, hương nhang Việt Nam sẽ có mặt rộng rãi trên thế giới, tiếp tục góp phần phát triển kinh tế, hàng vạn người lao động sẽ không nằm trong thế lao đao khi bất kỳ một thị trường nào thay đổi chính sách quản lý.

A. Tiếng Việt

1. Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng (2018), Tài liệu học tập Rủi ro trong kinh doanh quốc tế.

2. An Nhiên (2018), Thiên tai và những diễn biến phức tạp, tạp chí Môi trường & cuộc sống, (số 28 Tháng 3/2018).

3. Trường An (2021), Rực đỏ làng nghề làn hương, Báo Nhân dân, Hà Nội 4. Bình Yên (2019), Hơn 2,5 vạn lao động lao đao khi Ân Độ dừng nhập khẩu

hương nhang, Báo Thanh tra.

5. Nguyễn Thắng (2019), Vì sao Ản Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang Việt Nam, Báo Tiền phong.

6. Huyền Trang (2019), Ân Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang: Lo ngại sự đổ vỡ mang tính hệ thống, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, chuyên mục Diễn đàn pháp luật.

7. Minh Phương (2019), Gỡ khó cho doanh nghiệp khi Ân Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang, Báo Đảng cộng sản Việt Nam.

8. Tạp chí Tài chính (2015), Tỷ giá VND/USD tăng lên mức cao nhất 11 năm.

9. Diệu Thu (2020), Cảnh báo nhập lậu hương nhang vào thị trường Ân Độ, Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm.

10.Nhân khẩu Ân Độ, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

B. Tiếng Anh

1. ANI News (2019), Indian Incense Industry witnesses 8-10 percent growth in FY 2018-19.

2. Raji Reddy Kesireddy (2013), Now, even bamboo sticks a scarce resource:

Agarbatti makers forced to import from China, The economic times, August, 2013.

special reference to Northeast." Int. J. Adv. Res. Biol. Sci 5.1 (2018): 173-186. 4. Tinbergen, J. (1962). Shaping the world economy; suggestions for an

international economic policy.

5. Anderson, J. E. (1979). A theoretical foundation for the gravity equation.

American Economic Review, 69: 106-116.

6. Bergstrand, J. H. (1985). The gravity equation in international trade: Some

microeconomic foundations, and empirical evidence. Review of Economics and Statistics 67 (4): 474-81.

7. Doddamani, C. (2001), Diagnostic study artisan agarbathi (incense stick)

cluster Mysore (Karnataka), Developed under the Training Programme for the Cluster Development Agents, organised by UNIDO CDP New Delhi & The Entrepreneurship Development Institute of India (Edii), Ahmedabad, Year 2001.

8. BusinessVaani Desk (2017), Import Bamboo Sticks From China And Vietnam For Agarbatti Making.

C. Website

1. Ý nghĩa của thắp nhang (hương), tuy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021 từ <

https://www.giakimthuat.com/y-nghia-cua-thap-nhang.jsp >.

2. Details of import data under HS Code 33074100, Sea Air Solutions, truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2021 từ < https://www.seair.co.in/import-data-hs-code-

33074100/september.aspx >.

3. Transparency market research, Incense Sticks (Agarbatti) Market - India

Industry Analysis, Size, Share, Growth, Trends, and Forecast, 2018 -2026,

truy cập vào ngày 5 tháng 4 năm 2021 từ < https://www.transparencymarketresearch.com/incense-sticks-agarbatti- market.html >. 4 tháng 5 năm 2021 từ < https://www.niengiamtrangvang.com/nganhnghe/488662/h%C6%B0%C6% A1ng-nhang-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-v%C3%A0-b%C3%A1n- bu%C3%B4n.html >.

5. Nhang Á Đông, Vài nét về nhang Ân Độ hiện nay, truy cập ngày 7 tháng 5

năm 2021 từ < https://nhangadong.com/vai-net-ve-nganh-san-xuat-nhang-an-

do-hien-nay/>.

6. Religion facts, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021 từ < https://danso.org/an-

do/>.

7. Alibaba - Sàn thương mại điện tử quốc tế, truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021 từ

<https://www.alibaba.com/trade/search?fsb=y&IndexArea=product en&CatI d=&SearchText=incense+sticks>.

8. Indiamart, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2021 từ

<https://dir.indiamart.com/search.mp?ss=raw+agarbatti&prdsrc=1&src=as- popular%3Akwd%3Dagar%3Apos%3D3%3Acat%3D-2%3Amcat%3D- 2&qu-tr=1&countryiso=VN>.

9. Trademap - Trade statistics for international business development, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 từ <https: //www.trademap.org/Index.aspx>. 10. Market Access Map, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 từ

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w