MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 94)

5. .Kết cấu đề tài

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG

3.2.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước

3.2.1.1. Thành lập Hiệp hội hương nhang

Để giúp ngành hương nhang Việt Nam phát triển và có thể hoạt động một cách hiệu quả, và đặc biệt sau sự việc hạn chế nhập khẩu hương nhang một cách đột ngột thì việc thành lập Hiệp hội hương nhang Việt Nam là vô cùng cần thiết. Chính Ản Độ cũng đã thành lập hiệp hội các nhà sản xuất Agarbatti (AIAMA) từ rất lâu, do họ nhận thức được tầm quan trọng của nó. Việc thành lập hiệp hội hương nhang Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam có tiếng nói chung, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, liên kết các doanh nghiệp thành một khối. Điều này cũng sẽ giúp cho ngành xuất khẩu hương nhang mở rộng được thị trường, có các phương án dự phòng tối ưu nhất để

giải quyết các vấn đề tương tự đã gặp phải, đồng thời né tránh, hạn chế các rủi ro thường gặp tròng ngành sản xuất, xuất khẩu hương nhang.

3.2.1.2 Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp phát triển thị trường xuất khẩu nhanh chóng, thúc đẩy nhu cầu mua hàng và hoạt động xuất khẩu mặt hàng hương nhang cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hương nhang Việt Nam cũng chưa chú trọng nhiều về các hoạt động xúc tiến thương mại. Trên thực tế từ trước đến nay, các hội chợ triển lãm cho mặt hàng hương đã từng được tổ chức nhưng rất nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tác dụng của chúng, hoặc tại các hội chợ quốc tế thì lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chưa nhiều do không có đủ kinh phí.

Hội chợ triển lãm quốc tế hương nhang và nước hoa được tổ chức năm 2018 tại Ản Độ với sự tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm của khoảng 100 doanh nghiệp quốc tế bao gồm Malaysia, Indonesia,.. .thu hút hàng nghìn lượt doanh nghiệp, khách hàng tham quan. Đây là hội chợ lớn chuyên ngành hương nhang mang lại cơ hội cực kỳ tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh trực tiếp. Tuy nhiên hạn chế về khả năng tài chính vẫn là hòn đá cản trở các doanh nghiệp Việt nắm lấy cơ hội vàng. Được biết, để thuê được 1m2 tại hội chợ thì chi phí chưa tính thuế khoảng 130 USD.

Hàng năm, hội chợ xúc tiến thương mại Vietnam Expo do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì cùng với các tọa đàm, hội thảo như “phát triển kinh doanh trong nước và xuất khẩu cùng sàn thương mại điện tử trong kỷ nguyên số hóa” tổ chức bởi đại diện của Alibaba tại Việt Nam ( ngày 15/04/2021) sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang Việt Nam khi lượng lớn các đơn hàng xuất khẩu hương nhang trong thời buổi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đều được ký kết nhờ các trang thương mại điện tử như Alibaba, Tradeindia, Indiamart,.

Nhận thấy tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan cần nhanh chóng:

- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xúc tiến đối với mặt hàng hương nhang, có các chính sách hỗ trợ kinh phí , cơ sở hạ tầng,... để tạo điều kiện tốt nhất

cho đại đa số các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội nắm bắt cơ hội kinh doanh, mở

rộng thị phần.

- Tăng cường liên kết với các cơ quan thương vụ Việt Nam do hiện tại sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan xúc tiến thương mại nước ta với quốc tế còn chưa chặt

chẽ, tồn tại nhiều bất cập, cản trở tới sự phát triển của xuất khẩu hương nhang Việt Nam.

- Phát triển nguồn nhân lực bằng cách tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng thị trường nhằm thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng các kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp, chế độ ưu đãi

rõ ràng cho đội ngũ nhân viên làm công tác xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ liên kết doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển thị trường, các văn phòng đại diện của Việt Nam tại các quốc gia sở tại hỗ

trợ hết mức trong quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp

trong nước.

- Thiết lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm tại các thị trường lớn, tiềm năng. - Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên cơ sở hạ tầng thương mại điện

tử, đầu tư cho các trung tâm triển lãm tầm cỡ quốc tế thu hút nhiều hơn doanh nghiệp, khách hàng nước ngoài tham gia, tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến thương mại.

hội lớn sẽ kích cầu hương nhang lên rất nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang phải tăng khối lượng sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư lớn.Vậy nên Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp là rất cần thiết.

3.2.1.4. Tích cực gỡ khó cho doanh nghiệp Việt Nam với phía Ân Độ

Như đã phân tích, hương nhang Việt Nam chiếm tới 90% thị trường hương nhang nhập khẩu của Ản Độ do vậy việc đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu này dường như có duy nhất Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành xuất khẩu hương nhang so với mặt bằng chung thu về không phải con số lớn nhưng đây lại là ngành sản xuất có mặt tại rất nhiều địa phương trên cả nước, cung cấp việc làm cho hàng vạn lao động. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập thì quy định mới của Ản Độ dựa trên các quy định của Hiệp định thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Ản Độ (AIFTA) là hoàn toàn chưa có căn cứ và vi phạm quy định chung khi quyết định có hiệu lực ngay lập tức. Ản Độ là một thị trường thực sự tiềm năng đối với xuất khẩu hương nhang Việt Nam do vậy rất mong Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại Giao sẽ làm việc quyết liệt với Ản Độ, thể hiện sự không chấp nhận và mong muốn gỡ bỏ quyết định này.

3.2.1.5. Ngăn chặn nhập lậu hương nhang

Gần đây, kể từ khi Ản Độ thực thi chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng hương nhang, một số doanh nghiệp Ản Độ lợi dụng mối quan hệ hợp tác lâu năm trước đây, với chiêu trò câu kéo doanh nghiệp Việt Nam để buôn lậu hương nhang vào thị trường Ản Độ. Cụ thể, nhang Việt Nam được khai báo với tên là bột bời lời có mã HS 12119029 giấu trong thùng carton dán nhãn mác bên ngoài là “bột bời lời” và đã bị Hải Quan Ản Độ bắt giữ và tất nhiên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thu được tiền hàng từ đối tác. Sự việc này đã khiến Ản Độ càng làm chặt hơn trong việc quản lý nhập khẩu hương nhang, hơn nữa tạo ra hình ảnh xấu trong mắt người Ản Độ về Việt Nam, gây cản trở cho các cuộc đàm phán, thương lượng gỡ bỏ, nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu sau này. Hương nhang bị hạn chế nhập khẩu nên Việt Nam chỉ duy trì xuất khẩu nguyên liệu thô để sản xuất sang thị trường Ản Độ, vậy nên để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh với đối tác Ản Độ thì Bộ

Công Thương cần phối hợp với các cơ quan đoàn thể trên khắp địa bàn cả nước thông tin tới doanh nghiệp, cảnh báo các doanh nghiệp về các rủi ro có thể gặp phải nếu có các đối tác từ Ản Độ để không bị lợi dụng, dính líu tới các vụ nhập lậu hương nhang, gây tác động tiêu cực tới hình ảnh hương nhang Việt Nam tại cả Ản Độ và trên thị trường quốc tế.

3.2.1.6. Quy định nghiêm ngặt về khai thác rừng tre có tổ chức

Sản xuất hương nhang Việt Nam xuất khẩu có lợi thế từ xưa tới nay do chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác khi hầu hết nguồn nguyên liệu chính đến từ nội địa. Tre nứa là nguyên liệu phải có để làm ra những cây nhang có lõi với các kích thước khác nhau. Tuy nhiên việc khai thác quá mức và bừa bãi dẫn đến rừng re nan bị thoái hóa, nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi Bộ Lâm Nghiệp cần phối hợp với cơ quan chức năng đưa ra các chính sách để phát triển rừng tre đáp ứng nguồn nguyên liệu sản xuất hương nhang trong dài hạn, quản lý và giải quyết triệt để các hành vi khai thác bừa bãi, quá mức, đồng thời đưa ra các giải pháp lâm sinh ứng dụng cho tre, nứa giúp tăng dự trữ nguyên liệu, phục vụ quá trình sản xuất không bị trì trễ, ngắt quãng, giảm các rủi ro giao hàng muộn, tăng chi phí nguyên liệu, eo hẹp lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.

3.2.1.7. Phát triển hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho quá trình vay vốn của doanh nghiệp.

Hiện nay các thủ tục để vay vốn kinh doanh còn tồn tại rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi lãi suất cao trong khi thời gian hoàn trả vốn lại ngắn khiến các doanh nghiệp không kịp quay vòng vốn để thanh toán nguồn vay từ ngân hàng. Đây là một rủi ro thị trường mà doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt khi đối tác từ chối thanh toán, phá sản, vỡ nợ, hoặc cố tình kéo dài thời hạn thanh toán. Vì thế, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện hoạt động xuất khẩu, Nhà nước cần phát triển hệ thống ngân hàng, có những chính sách hỗ trợ vay tín dụng đồng thời củng cố hệ thống thường xuyên để doanh nghiệp không lo ngại rủi ro tài chính xảy ra.

3.2.1.8. Đẩy mạnh cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, vấn đề thông tin, tư vấn pháp lý cũng như nghiệp vụ là rất cấp thiết đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh tích tực mở rộng các thị trường mới đối với ngành hương nhang Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp luôn đối mặt với sự biến động của nguồn thông tin đa dạng phức tạp trên thị trường đòi hỏi sự tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường hương nhang để doanh nghiệp nắm bắt các tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng của các nước nhập khẩu và xuất khẩu các dòng nhang phù hợp. Khi được cung cấp các nguồn tin đáng tin cậy và kịp thời, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro thiếu thông tin, né tránh được các tổn thất. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang Việt Nam chưa hình thành hiệp hội, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro, việc Nhà nước hình thành trang web phân tích rủi ro, đưa ra thông tin rủi ro, tổng hợp các rủi ro gặp phải, các hành vi và nguy cơ gian lận, các văn bản pháp lý cũng như cập nhật những thay đổi trong chính sách của các nước nhập khẩu để mọi doanh nghiệp dù là có tài chính thấp cũng có thể nắm bắt kịp thời và đúng đắn, hạn chế các rủi ro thiếu hoặc sai thông tin, rủi ro pháp lý.

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w