Đánh giá thực trạng xuất khẩu hươngnhang của Việt Nam sang

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 66)

5. .Kết cấu đề tài

2.2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hươngnhang của Việt Nam sang

Theo khảo sát giá trên trang Indiamart, 945- 1010 USD/tấn là mức giá được niêm yết bởi các nhà cung cấp uy tín nhất cho dòng nhang thô đen tại Ản Độ thì mức giá CIF bình quân cho loại nhang tương ứng cung cấp bởi Trung Quốc, Việt Nam chỉ ở mức 700-750 USD/tấn. Do có sự chênh lệch đáng kể về giá, phần lớn các “người chơi” trong ngành sản xuất agarbatti Ản Độ sẽ lựa chọn nhập khẩu nhang thô về để sản xuất hoặc đóng vai trò làm nhà buôn trung gian bán lại cho các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, không có giấy phép nhập khẩu hoặc nhu cầu không đủ lớn để nhập khẩu nguyên công.

2.2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hương nhang của Việt Nam sangthị thị

trường Ấn Độ

2.2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hương nhang của Việt Nam

Ngành sản xuất hương nhang đã có từ rất lâu tại Việt Nam. Cùng với sự hội nhập kinh tế, sức hấp dẫn của thị trường và nhu cầu mở rộng thị phần, hương nhang Việt Nam đã xuất khẩu ra rất nhiều các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Pakistan, Đài Bắc, Trung Quốc,...và nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á, đem về nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia, góp phần phát triển kinh tế đất nước và khẳng định vị thế kinh tế của Việt Nam trên thế giới.

Tính đến nay, Việt Nam luôn tự hào là quốc gia xuất khẩu hàng đầu mặt hàng hương nhang đối với thị trường Ản Độ trong nhiều năm liên tiếp. Hương nhang Việt Nam chiếm tới khoảng 90% tổng lượng nhang nhập khẩu của Ản Độ. Cùng với nhu cầu ngày một tăng của thị trường Ản Độ, sản lượng hương nhang xuất khẩu sang thị trường “béo bở” này ngày một tăng lên. Theo thống kê của ITC, năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 71,005 tấn hương nhang sang thị trường Ản Độ, chiếm 88,2% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2016, Ản Độ nhập 125,951 tấn hương nhang từ Việt Nam, tăng tới 77.38% so với năm trước đó. Do có lợi thế về nguồn nguyên liệu chính dùng để sản xuất sẵn có, giá lao công rẻ, lại được hưởng các ưu đã thuế quan theo các hiệp định thương mại nên Việt Nam có mức giá rất cạnh tranh, chất lượng tốt do các thành phần tự nhiên, thân thiện với môi trường, đáp ứng được

Nước nhập khẩu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thế giới 69.544 81.349 84.213 90.074 65.492

Ản Độ 58.202 68.049 69.903 74.094 46.843 các yêu cầu từ thị trường Ản Độ.

Biểu đồ 2.3: Sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam so với tổng nhập khẩu từ thế giới mặt hàng hương nhang của Ân Độ giai đoạn 2012-2019

Đơn vị: Tấn

Thế giới

Nguồn: Trademap.org

Ản Độ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, và Việt Nam cũng là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Ản Độ đối với mặt hàng hương nhang. Nhìn chung, sản lượng hương nhang xuất khẩu từ Việt Nam sang quốc gia này đều tăng một cách đáng kể qua các năm và đỉnh điểm là năm 2016 khi ưu đãi thuế quan 5% cuả Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Ản Độ bắt đầu được áp dụng kích thích xuất khẩu mạnh. Ước tính trung bình cứ mỗi tháng có khoảng trên 300 công hàng hương nhang được xuất từ Việt Nam sang hầu hết các cảng tại Ản Độ. Thông thường, hương được xuất khẩu là loại nhang thô, chưa tẩm mùi vị. Sở dĩ sản lượng năm 2019 tụt giảm là do chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng hương nhang và các chế phẩm liên quan từ phía Ản Độ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Quyết định được đưa ra vào ngày 31/08/2019 và có hiệu lực ngay lập tức. Trước đó thì xuất khẩu mặt hàng này sang Ản Độ vẫn ở trạng thái tự do và không hạn chế số lượng. Kể từ khi chính sách đi vào thực thi, sau khi Bộ Công Thương Việt Nam làm việc với phía Ản Độ thì chỉ các công hàng được ký kết trước ngày 31/08 mới được phép nhập vào thị trường Ản Độ, việc nhập khẩu sau đó cần phải xin được giấy

phép và thực tế chưa một doanh nghiệp nào có thể xin được giấy phép này. Hơn nữa, thời gian Ản Độ ra quyết định đó chính là “thời điểm vàng” của sản xuất xuất khẩu hương nhang do diễn ra các lễ hội lớn nhất trong năm. Đó chính là lý do khiến sản lượng xuất khẩu hương nhang năm 2019 của Việt Nam chỉ dừng lại ở con số 72.212 tấn.

Thu về với mức bình quân gần 1.800 tỷ mỗi năm chính là câu chuyện của ngành sản xuất xuất khẩu hương nhang Việt Nam. 90% thị phần nhập khẩu từ Việt Nam là một con số không hề nhỏ. Dưới đây là trị giá xuất khẩu hương nhang sang Ản Độ của Việt Nam giai đoạn 2015-2019.

Bảng 2.8: Trị giá xuất khẩu hương nhang của Việt Nam tại thị trường Ân Độ giai đoạn 2015-2019

Hàng năm, ngành xuất khẩu hương nhang mang về nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nước ta. Trị giá xuất khẩu hương nhang sang thị trường Ản Độ có xu hướng luôn tăng tới năm 2018. Năm 2015, ngành xuất khẩu hương nhang Việt Nam thu về 65,544 triệu USD trong đó Ản Độ chiếm 83,69% thị phần xuất khẩu. Trong suốt 5 năm kể từ năm 201, trị giá xuất khẩu tại Ản Độ luôn giữ vững phong độ chiếm trên 80% tổng trị giá xuất khẩu ra thế giới đối với mặt hàng hương nhang của Việt Nam và chiếm phần lớn là hương nhang thô, không mùi. Ản Độ cứ như vậy đã trở thành thị trường xuất khẩu chính và có thể nói là duy nhất đối với Việt Nam. Trải qua nhiều năm tăng trưởng và sức hút lớn của thị trường đặc biệt vào mùa lễ hội, các nhà sản xuất nhang tại Việt Nam gần như chỉ đôn đốc lực lượng phục vụ thị trường này và tìm kiếm một vài thị trường khác sử dụng loại nhang tương tự để xuất khẩu

Nhà xuất khẩu Giá ( USD/ tấn )

Công ty cổ phần XNK GMEX 610 - 900 Công ty cổ phần XNK BAVIMEX 580 - 650 Công ty TNHH phát triển sản xuất thương mại Ánh Sáng 600 - 900 Công ty TNHH Vinwood Việt Nam 589 - 729

tuy nhiên khối lượng không nhiều và tần suất không đều đặn. Việc này khiến xuất khẩu hương nhang Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào thị trường Ản Độ và rất rủi ro khi phía nước bạn có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách quản lý nhập khẩu mặt hàng này.

Sự kiện xảy ra năm 2019 đã khiến toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang Việt Nam “lao đao” khi Ản Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang và việc nhập khẩu mặt hàng này phải xin giấy phép cho từng lô hàng. Trên thực tế chưa một doanh nghiệp nào có thể xin được giấy phép nên có thể nói Ản Độ đã cấm hoàn toàn nhập khẩu hương nhang. Đó chính là nguyên nhân khiến trị giá xuất khẩu nhang của nước ta bỗng nhiên giảm sút vào năm 2019 khi chỉ thu về 65,492 triệu USD trong đó 46,843 triệu USD từ thị trường Ản Độ. Quyết định này của Ản Độ có hiệu lực ngay lập tức đã khiến xuất khẩu hương nhang Việt Nam không kịp trở tay và lao dốc trầm trọng.

2.2.2.2 Giá cả của hương nhang Việt Nam xuất khẩu

Việt Nam không những là quốc gia xuất khẩu hương nhang hàng đầu mà còn là nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất nhang cho thị trường Ản Độ. Do nguồn nguyên liệu sản xuất giá rẻ, khí hậu thổ nhưỡng thích hợp trồng cây bời lời - bột keo để sản xuất hương nhang, giá nhân công rẻ, dẫn tới chi phí sản xuất hương nhang ở Việt Nam thấp hơn so với Ản Độ khi phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Không chỉ có lợi thế về nguyện liệu sản xuất, máy móc sản xuất nhang (đặc biệt là máy làm nhang tự động) của Ản Độ cũng được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, nổi bật là máy mang thương hiệu Hùng Tuấn. Thêm vào đó, việc hưởng ưu đã thuế quan của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Ản Độ đã tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá của hương nhang Việt Nam. So với Ản Độ và một số quốc gia xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới thì giá hương nhang Việt Nam vẫn được cho là rất cạnh tranh.

Tên sản phẩm Số lượng Giá FOB ( USD/tấn) Hương nhang đen thô

( làm từ bột than)

20ft = 13 tấn 8” 635

“9” 665

40ft = 27,5 tấn “8” 630

“9” 600

Hương tự nhiên không mùi (màu trắng tự nhiên)

20ft = 12 tấn 8”, 9”, 11”

830

40ft = 28 tấn 780

Hương màu không mùi 20ft = 12 tấn 8”, 9”, 11”

900

40ft = 28 tấn 855

Nguôn: Indiamart

Sau khi tổng hợp khoảng giá hương nhang của một số nhà xuất khẩu nhang Việt Nam trên trang Indiamart có thể thấy, so với nội địa Ản Độ thì mức giá được các nhà xuất khẩu Việt Nam chào bán thấp hơn rất nhiều. Giá FOB nhang thô đen chỉ từ 400- 600 USD/tấn tùy thuộc vào người bán và số lượng nhập khẩu. Giá các loại hương màu với các kích thước 8”,9”,11”,... không giống nhau, dao động từ 600-900 USD/tấn.

Lấy ví dụ cụ thể giá hương nhang được cung cấp bởi công ty cổ phần XNK GMEX.

Chennai 1000-1100 2100-2300

Mundra 1300 2500

Pipava 1400-1600 2600-3000

Kolkata 1400- 1450 2500 -3000

Nhavasheva 1150 - 1250 2450 - 2500

Nguồn: Công ty Cổ phần XNK GMEX Trên đây là giá tham khảo hương nhang thô Việt Nam từ công ty cổ phần

XNK GMEX - dòng nhang xuất khẩu chính của Việt Nam được tác giả tổng hợp 46

sau khi kết thúc thực tập tại công ty. Thông thường các nhà nhập khẩu Ản Độ sẽ yêu cầu báo giá CIF vì họ hầu như chỉ nhập CIF, số ít tự thuê tàu thông qua đại lý của họ nếu họ đàm phán được cước biển tốt hơn. Bảng giá trên có thể thay đổi tăng giảm 5 đến 10 USD tùy vào kỹ năng đàm phán, khách hàng, số lượng nhập, phương thức thanh toan,...Sau khi tác giả tham khảo giá cước vận chuyển từ cảng Hải Phòng tới các cảng của Ản Độ thu về kết quả như sau:

Bảng 2.11: Giá cước vận chuyển từ cảng Hải Phòng tới các cảng chính tại Ân Độ (đơn vị: USD)

Giả sử ta lựa chọn cảng Chennai để tính giá CIF cho một công hàng 20ft dòng nhang đen thô 8 inch đối với bảng giá FOB của GMEX, thông thường phí bảo hiểm cho một lô hàng không nhiều, chỉ vài chục USD nên các nhà xuất khẩu thường không tính phí bảo hiểm trong giá CIF, chỉ quan tâm tới cước biển và mặc định nó đã bao gồm chi phí bảo hiểm chuyến hàng. Vậy, giá CIF cảng Chennai, Ản Độ sẽ chỉ khoảng 712 - 720 USD/tấn tùy thuộc vào mùa vận chuyển và sự biến động giá cước biển. Như vậy, so với mức giá 945- 1010 USD/tấn tại thị trường nội địa Ản Độ thì giá khi nhập từ Việt Nam vẫn có lợi hơn rất nhiều. Do vậy phần lớn các nhà sản xuất hương nhang quy mô vừa và lớn sẽ nhập khẩu nhang thô về sản xuất, nhuốm mùi và đóng gói, hoặc bán buôn lại cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, các hộ gia đình sản xuất khác tại nội địa và hưởng chênh lệch giá cả. Chỉ cần đưa ra mức giá thấp hơn một chút so với giá sản xuất tại nội địa, với khoảng giá nhập khẩu từ Việt Nam thì họ vẫn thu về lợi nhuận tương đối cao chỉ trong thời gian ngắn, đặc biệt trong các mùa cao điểm phục vụ đại lễ.

2.2.2.3. Chất lượng hương nhang Việt Nam xuất khẩu

Giá của hương nhang Việt Nam xuất khẩu rất rẻ, tuy nhiên Ản Độ vẫn nhập khẩu với số lượng lớn và luôn tăng, chiếm tới 90% thị phần nhập khẩu tại quốc gia này. Do vậy hương nhang Việt Nam vẫn vô cùng tự tin về chất lượng khi các nguyên liệu đầu vào hoàn toàn tự nhiên, quy trình sản xuất đảm bảo,cho ra thành phẩm là những cây nhang có độ mịn cao, độ bám lõi nhang chặt, thân thiện với môi trường. Hương nhang Việt Nam xuất khẩu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của nhang Ản Độ về chiều dài, đường kính, màu sắc, thời gian cháy,... và đạt đủ các giấy chứng nhận cần thiết như kiểm dịch, hun trùng khử trùng,...đảm bảo việc xuất/ nhập khẩu không có vấn đề gì.

Hầu hết các nguyên liệu chính để sản xuất nhang như tăm tre, bột keo, bột gỗ,.. .ngay cả tới máy móc sản xuất đều được Ản Độ nhập khẩu từ Việt Nam thì họ không hề nghi ngờ về chất lượng nhương nhang Việt Nam xuất khẩu nữa.

Về nguồn cung cấp nguyên liệu, thứ nhất nói tới lõi nhang làm từ tre. Khí hậu Việt Nam vô cùng thích hợp để tre vầu sinh trưởng cộng với diện tích rừng lớn sẽ là nguồn cung cấp tiềm năng cho các ngành sản xuất liên quan tới tre, nứa, vầu. Theo Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam, chúng ta có tới 14,6 triệu ha rừng, trong đó 10,3 triệu là rừng tự nhiên và 4,3 triệu ha là rừng trồng. 1.480.000 ha là diện tích rừng trồng tre nứa, trữ lượng lên tới 4,5 tỷ cây. Cây tre nứa được đánh giá đem lại giá trị kinh tế cao nên luôn được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển. Cùng với các dự án cải thiện và phát triển rừng trồng tre, ngành sản xuất hương nhang nói riêng luôn tự tin về chất lượng thân nhang cũng như khả năng cạnh tranh về giá của nhang xuất khẩu.

Thứ hai là bột keo hay còn gọi là bột Joss, được làm từ lá và vỏ thân cây bời lời - một nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất hương nhang sạch, thân thiện với môi trường, có vai trò là chất kết dính bột nhang với nhau và với lõi nhang, kích thích mùi hương cho nhang. Mặc dù loài cây này được phân bố chủ yếu ở cả các quốc gia nhiệt đới khác bao gồm có Ản Độ nhưng do hạn hẹp diện tích đất trồng và người dân chưa tập trung phát triển mạnh cây bời lời nên đã bao năm qua vẫn nhập khẩu phần lớn từ Việt Nam. Ở nước ta, cây bời lời phân bố trên khắp cả nước, trải

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

LnExport 697 T51 2,39 0,00 11,15 LnGDP 697 5,12 1,93 0,56 9,88

dài từ Hà Giang đến Cà Mau và đặc biệt tại Gia Lai. Với nguồn cung bột bời lời sẵn có tại nội địa, khí hậu phù hợp để cây tăng trưởng tốt nhất, bột bời lời Việt Nam có chất lượng vô cùng cao, giúp kích mùi hương thơm của nhang, tạo cảm giác thư giãn và là một phần quan trọng cho những cây nhang không chứa hóa chất.

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w