ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG NGÀNH XUẤT KHẨU HƯƠNG

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 89)

5. .Kết cấu đề tài

2.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG NGÀNH XUẤT KHẨU HƯƠNG

sang các thị trường khác tương đối lớn. Khi tỷ giá tăng, nội tệ của quốc gia i bị mất giá so với đồng USD, với một lượng nội tệ nhất định sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Điều này dẫn tới các nhà nhập khẩu hương nhang “e dè” hơn trong quyết định mua hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang Việt Nam sẽ gặp rủi ro tồn đọng hàng, tăng chi phí lưu kho, bảo quản khi đối tác thu hẹp nhu cầu đột ngột, đồng thời do đối tác có xu hướng không mua hàng hoặc cố ý kéo dài thời gian thanh toán chờ tới khi tỷ giá hạ nhiệt sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rủi ro không thu về được tiền hàng để quay vòng vốn hoặc trả các khoản lãi vay, gây thiệt hại về kinh tế.

Thứ tư, chỉ số ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Đây là nhân tố đại diện cho rủi ro chính trị và pháp luật - một rủi ro mà khi nó xảy đến sẽ gây ra những tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất, xuất khẩu của một quốc gia. Dựa trên kết quả ước lượng từ mô hình, chỉ số ổn định chính trị của quốc gia i có tác động thuận tới trị giá xuất khẩu hương nhang Việt Nam nhưng không mang ý nghĩa thống kê trong phương trình xuất khẩu. Khi quốc gia có nhiều bất ổn trong hệ thống chính trị, pháp lý, thường xuyên thay đổi chính quyền với các chính sách quản lý khác nhau hoặc dần gia tăng các hàng rào bảo hộ sẽ tạo ra rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt những sự thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu cũng như tình hình chính trị nước đối tác rất dễ đối mặt với nguy cơ bị tịch thu hàng hóa, dính líu tới các vụ tranh chấp, kiện tụng gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

2.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG NGÀNH XUẤT KHẨU HƯƠNG NHANG NHANG

VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Nhắc đến kinh doanh là người ta nghĩ tới rủi ro. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng phải đối mặt với các rủi ro nhất định, gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu diễn ra trong thị trường quốc tế rộng lớn, diễn biến phức tạp, tiềm ẩn càng nhiều nguy cơ rủi ro cao. Những rủi ro có thể phát

sinh từ trong nước, nội bộ doanh nghiệp hoặc từ thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp không thể khống chế. Do vậy việc nhận định và đánh giá các rủi ro là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu để giảm thiểu các chi phí, tổn thất, cải thiện doanh thu cũng như lợi nhuận bán hàng.

Hoạt động xuất khẩu hương nhang Việt Nam tại thị trường Ản Độ những năm gần đây được đánh giá rất sôi động, nhiều thăng trầm. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng có những cú sốc rất lớn cho ngành hương nhang Việt Nam khiến các doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro, gây thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân là do các thay đổi chính trị, pháp luật Ản Độ gây ra các rào cản thương mại, các vấn đề phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ, sự phụ thuộc vào thị trường Ản Độ.. dẫn tới doanh nghiệp không lường trước được các rủi ro cũng nhưng chưa có biện pháp đối phó phù hợp, hiệu quả.

Dưới đây là một số rủi ro điển hình của hoạt động xuất khẩu hương nhang Việt Nam tại thị trường Ản Độ.

2.4.1 Rủi ro nguồn nguyên liệu

Nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp để nuôi trồng và phát triển các loại cây cung cấp nguyên liệu chính không thể thiếu cho ngành sản xuất hương nhang như tre nứa, cây bời lời, bột thông.. Với 14,6 triệu ha rừng trong đó gồm 1.480.000 ha là diện tích rừng trồng tre nứa, sự có mặt của cây bời lời dùng làm bột keo kết dính trải dài khắp cả nước, nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như xuất khẩu hương nhang trong nước ta rất dồi dào. Tuy nhiên, thiên nhiên ban tặng cho chúng ta đất đai màu mỡ, thổ nhưỡng phù hợp cho các nguyên liệu đó. thì cũng một mặt tàn phá rất nhiều khi Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai gây ra các hậu quả nặng nề về cả vật chất và con người. Những năm vừa qua. nước ta sảy ra vô số vụ bão lũ. sạt lở đất, hạn hán, ngập lụt, dịch bệnh.. ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân cũng như quá trình sản xuất trong đó có ngành sản xuất hương nhang.

Theo thống kê. năm 2017 là năm có số lượng bão kỷ lục với 16 cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới. Thiên tai xảy ra vào năm 2017 đã làm 386 người chết, 8.166 nhà bị đổ, trôi, 610.000 nhà bị ngập. hư hỏng và buộc phải di dời khẩn cấp. Tổng thiệt

Năm Số vụ Diện tích rừng thiệt hại ( ha ) 2008 745 2146 2009 271 1373 2010 137 1585 2011 221 1669 2012 405 1376 2013 164 1018

hại về kinh tế xấp xỉ 60.000 tỷ đồng, tăng 300% so với trung bình nhiều năm. Bão lũ và mưa lớn kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất hương nhang khi các nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, quy trình sản xuất có khâu phơi phóng nguyên liệu tre nứa để làm lõi nhang, việc bão và mưa kéo dài khiến bà con không thể phơi nan tre đủ khô để đưa vào máy móc sản xuất, các doanh nghiệp buộc phải tích dồn khối lượng lớn, gây ra tình trạng ẩm mốc, giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào, nặng nhất là không thể sử dụng để sản xuất lõi nhang. Tre nứa không kịp khô, sản xuất bị trì trệ, số ít doanh nghiệp có kinh tế lớn phải xây dựng lò sấy nguyên liệu, tuy nhiên rất tốn chi phí và hiệu suất không cao, chỉ có thể khắc phục một phần nhỏ so với phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng. Một bước rất quan trọng trong sản xuất hương nhang phụ thuộc vào thời tiết đó là công đoạn phơi hương nhang tự nhiên. Mưa lớn kéo dài khiến các doanh nghiệp sản xuất từ nhỏ cho tới lớn đều phải đau đầu trong khâu bảo quản thành phẩm chờ tới ngày nắng trở lại. Nếu bà con và doanh nghiệp không có kinh nghiệm, phương pháp phù hợp, kịp thời, nhang sẽ bị ẩm mốc dẫn tới khó khắc phục hoặc không thể dùng được, gây thiệt hại kinh tế vô cùng nặng nề. Dây chuyền sản xuất hương nhang nối liền từng giai đoạn, bất kỳ giai đoạn nào bị hoãn lại sẽ kéo theo cả giây chuyền phải ngưng hoạt động. Điều này dẫn đến chậm trễ các tiến độ hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp phải mất chi phí bồi thường hợp đồng, ảnh hưởng uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các khách hàng quốc tế, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh tốt.

Cháy rừng cũng là một nỗi lo lớn đối với ngành sản xuất hương nhang khi nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất chính bị đe dọa. Dưới đây là thống kê số các vụ cháy rừng tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018.

2015 338 2466

2016 386 3374

2017 150 747,63

Qua đây có thể thấy số vụ cháy rừng ở Việt Nam diễn ra rất nhiều hàng năm, gây thiệt hại hàng nghìn ha rừng mỗi năm. Đây là một mối nguy đối với ngành sản xuất hương nhang khi diện tích rừng ngày càng co hẹp. Khí hậu trái đất ngày một nóng lên, tiềm ẩn các nguy cơ thiên tai khó lường trước được, sức tàn phá nghiêm trọng dẫn tới toàn bộ rừng bị ảnh hưởng, các chính sách trồng và phát rừng triển tre nứa của chính phủ không kịp phát huy tác dụng, tình trạng khan hiến nguồn nguyên liệu bắt đầu xuất hiện và ngày một trầm trọng hơn. Điều đó kéo theo giá nguyên liệu sản xuất tăng cao dẫn tới giá thành hương nhang giảm cạnh tranh trên thị trường quốc tế, sản xuất không kịp tiến độ, thành phẩm không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dẫn tới bồi thường hợp đồng, không nắm bắt được các hợp đồng có giá trị lớn do không có đủ nguyên liệu hoặc các trường hợp bất khả kháng từ môi trường tự nhiên. Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng buộc phải nhập khẩu nguyên liệu tre

nứa từ Trung Quốc để sản xuất, dẫn tới gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận đáng kể.

2.4.2 Rủi ro thanh toán

2.4.2.1. Rủi ro sử dụng phương thức thanh toán

Trong giao dịch thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau và mỗi một phương thức có các ưu nhược điểm riêng. Lựa chọn phương thức thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của doanh nghiệp cả về phía xuất khẩu hay nhập khẩu do vậy bước đàm phán phương thức thanh toán thường mất rất nhiều thời gian và đôi khi vụt mất hợp đồng do hai bên không thống nhất được một phương thức thanh toán thỏa đáng. Đối với ngành xuất khẩu hương nhang Việt Nam hiện nay, phương thức thanh toán phổ biến nhất là điện chuyển tiền (T/T), tín dụng chứng từ ( L/C), nhờ thu kèm chứng từ D/P và hầu như không có phương thức thanh toán khác.

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang Việt Nam bị thiệt hại trong quá trình thanh toán quốc tế bởi các hành vi gian lận từ phía đối tác nhập khẩu Ản Độ. Mặc dù phương thức thanh toán được hai bên lựa chọn là L/C nhưng do các điều khoản hợp đồng không chặt chẽ và sự chủ quan từ phía doanh nghiệp, đối tác tìm cách bắt lỗi chứng từ để kéo dài thời hạn thanh toán. Có những trường hợp đối tác nhập khẩu liên kết với ngân hàng nước nhập để chủ đích lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam, sau khi giao hàng và phát hiện ra thì trang web cũng như mọi thông tin về công ty đó cũng đều biến mất, dẫn tới doanh nghiệp chịu thiệt hại toàn bộ công hàng.

Công ty cổ phần XNK GMEX đã có các bài học xương máu liên quan đến phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/A vào năm 2019. Thực tế có thể nói phương thức D/A là hình thức “bán nợ” vì người nhập khẩu có thể nhận bộ chứng từ để đi lấy hàng, sử dụng hàng nếu ký chấp nhận thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai. Được biết khi đó do công ty cổ phần XNK GMEX chủ quan, không tìm hiểu kỹ thông tin đối tác và ngân hàng thu hộ nên mới dẫn tới tình trạng bị lừa đảo. Một doanh nghiệp Ản Độ đã đàm phán phương thức thanh toán D/A thì sẽ nhập một lúc 3 công hàng. Đứng trước hợp đồng có giá trị lớn, phía GMEX đã đồng ý và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên sau khi ký chấp nhận thanh

toán, phía công ty Ản Độ đã sử dụng hàng, sau đó viện lý do hàng nhận được không đúng theo hợp đồng và trả lại công hàng với chất lượng hoàn toàn khác so với công hàng mà GMEX đã chuyển đi trước đó và không thanh toán tiền hàng. Sự việc này đã khiến công ty chịu thiệt hại kinh tế to lớn khi hàng mà đối tác trả lại không thể bán ở Ản Độ với bất kỳ mức giá nào, mà để đưa hàng trở về nước cũng tốn kém nhiều chi phí, thậm chí cũng không thể sử dụng được. Từ những trường hợp thực tế bị đối tác lừa đảo thì công ty hiện chỉ chấp nhận một trong các phương thức thanh toán : L/C, 30% ứng trước bằng điện chuyển tiền, phần còn lại được thanh toán sau khi đóng hàng thông qua phương thức D/P hoặc T/T để hạn chế tối thiểu rủi ro thanh toán từ phía đối tác.

Tuy nhiên với các giao dịch lần đầu, người mua và người bán chưa có mối quan hệ hợp tác lâu dài thì rất khó để phía doanh nghiệp nhập khẩu Ản Độ chấp nhận thanh toán D/P hoặc T/T vì họ cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình. Do đó rất nhiều hợp đồng có giá trị lớn giữa doanh nghiệp Việt Nam và Ản Độ chỉ dừng lại ở bước đàm phán phương thức thanh toán.

2.4.2.2. Rủi ro biến động tỷ giá

Ngoài các rủi ro về lựa chọn phương thức thanh toán thì sự biến động tỷ giá đồng USD so với đồng Rupee hoặc Việt Nam Đồng cũng có tác động nhiều tới hoạt động xuất nhập khẩu hương nhang Việt Nam tại thị trường Ản Độ, gây ra không ít khó khăn và thiệt hại kinh tế. Thông thường, đa phần đồng USD sẽ được lựa chọn làm đồng tiền thanh toán do tính ổn định cũng như phổ biến nhất của nó. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, bất kỳ sự biến động nào của tỷ giá USD/VND đều sẽ gây ra thiệt hại hoặc đem về lợi ích nhất định. Tại thời điểm thanh toán, đồng USD hạ giá so với thời điểm ký hợp đồng và giá được ấn định tại thời điểm ban đầu do vậy khi quy đổi ra Việt Nam Đồng thì doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thu về nội tệ ít hơn mặc dù cùng một khoản USD thanh toán từ hợp đồng. Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu thiệt hại về nguồn vốn tích lũy hoặc dòng tiền tái đầu tư. Tỷ giá hối đoái luôn biến động từng tích tắc, các hợp đồng với thời hạn thanh toán càng kéo dài thì rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang càng lớn và khó dự đoán. Ngoài ra, khi đồng USD tăng giá, doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải

bỏ ra nhiều đồng Rupee để mua ngoại tệ thanh toán tiền hàng dẫn tới gia tăng chi phí nên họ sẽ thu hẹp nhu cầu nhập khẩu lại. Chính vì vậy, sự biến động tỷ giá hối đoái tác động rất nhiều tới kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng hương nhang. Sự biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2000 đến nay được biểu thị qua biểu đồ dưới đây.

Hình 2.2: Sự biến động của tỷ giá USD/VND những năm gần đây

Tỷ giá USD/VND được ví như một nhân tố “nhảy múa” trong một điệu nhạc sôi động, thăng trầm linh hoạt, tăng giảm thất thường từng giờ từng phút, thậm chí từng giây, từng tích tắc. Đặc biệt năm 2015 tỷ giá được coi là đạt mức đỉnh cao nhất trong suốt hơn một thập kỷ, tức là đồng Việt Nam đã trượt giá sâu nhất trong 11 năm kể từ năm 2004 do tác động của thị trường thế giới.

Rất may mắn, đối với ngành sản xuất hương nhang Việt Nam thì không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do hầu hết các nguyên liệu chính, cần thiết nhất để sản xuất đã có nguồn cung dồi dào trong nước, chi phí sản xuất được tiết giảm tối đa so với một số quốc gia khác muốn sản xuất xuất khẩu hương nhang. Trước sự biến động lên xuống khó lường của tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đối mặt với nó, và phương pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế tối thiểu rủi ro mà tỷ giá đem lại.

2.4.3 Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là một vấn đề trọng yếu đặc biệt được các doanh nghiệp quan tâm vì khi xảy ra ở mức độ quá lớn thì doanh nghiệp có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán thậm chí phá sản. Rủi ro tài chính là một loại rủi ro vô cùng đa dạng, biểu hiện ở nhiều hình thức. Đối với hoạt động xuất khẩu hương nhang Việt Nam, rủi ro tài chính xảy ra nhiều nhất là rủi ro tín dụng, lãi suất, rủi ro mua hàng và rủi ro hợp đồng.

Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hương nhang xuất khẩu đều phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng để thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu. Do các doanh nghiệp sản xuất tập trung ở nông thôn, làng nghề, quy mô nhỏ và vừa nên không đủ tài chính kinh doanh đặc biệt trong mùa lễ hội lớn khi nhu cầu hương nhang tăng cao và cần sản xuất nhiều hơn bình thường gấp bội. Và tất nhiên việc vay vốn sẽ chịu lãi suất cho vay nhất định. Lãi suất tăng giảm cũng sẽ gây rủi ro tăng chi phí

Một phần của tài liệu 862 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hương nhang của doanh nghiệp việt nam sang thị trường ấn độ thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w