1.2.3.1. Nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics nói chung và dịch vụ Logistics 3PL nói riêng, do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các dịch vụ Logistics 3PL. Bao gồm:
Yếu tố chính trị, pháp luật: Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mở rộng thị trường, để thành công các doanh nghiệp không những phải nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và thông thạo luật quốc tế tại thị trường mục tiêu. Cũng như phải chú ý tới môi trường chính trị. Các yếu tố cơ bản
thuộc môi trường chính trị, pháp luật là: Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao; Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước; Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội; Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật;...
Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế có sự ảnh hưởng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố về mặt kinh tế ảnh hưởng tới các doanh nghiệp với phạm vi rất rộng như nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics của khách hàng; khả năng huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động Logistics 3PL. Một số yếu tố kinh tế đó là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu, tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư,... Sự thay đổi của các yếu tố này dù là về mặt tốc độ hay chu kỳ đều có tác động tới phương thức, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí là thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và chiến lược của doanh nghiệp.
Công nghệ: Công nghệ phát triển nhanh chóng, việc áp dụng công nghệ mới vào dịch vụ Logistics giúp tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp 3PL buộc phải không ngừng cập nhật các công nghệ, các ứng dụng mới nhất để không chỉ đưa vào sử dụng cho chuỗi Logistics của mình mà còn để tư vấn cho khách hàng, giúp họ đưa ra những lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, với sự xuất hiện và phát triển dồn dập của thương mại điện tử đã khiến các doanh nghiệp 3PL chạy đua với việc cập nhật công nghệ và đưa công nghệ vào sử dụng. Chính việc nắm bắt được xu hướng không ngừng nghỉ với công nghệ đã giúp chất lượng dịch vụ Logistics 3PL tăng lên rõ rệt, tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên: Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên có tác động lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp Logistics, chủ yếu các hoạt động vận tải sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, bến bãi,...); hệ thống thông tin; hệ thống bến cảng, nhà kho, điện nước;... Nếu cơ sở hạ tầng tốt, dễ dàng lưu thông sẽ giúp dịch vụ Logistics thực hiện được mục tiêu của mình là vận chuyển dòng hàng hóa, nguyên vật liệu tới nơi đúng thời gian quy định với mức phí thấp.
Điều kiện tự nhiên chính là thời tiết nắng, mưa, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,... Neu điều kiện tự nhiên xấu sẽ khiến lô hàng tới nơi chậm hơn, thậm chí là phải tăng cường các phương pháp bảo quản, tránh hàng bị tổn thất, bị hỏng, nhất là với những hàng hóa dễ hỏng hoặc độc lại. Điều này sẽ làm tăng chi phí cho Logistics và vận tải đường biển là loại hình chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu như có thiên tai xảy ra.
Đối thủ cạnh tranh: Nhu cầu về dịch vụ Logistics ngày càng gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp Logistics mới tăng lên khiến cho việc cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp Logistics hiện nay không chỉ lo cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa mà còn phải lo chiến lược đối phó với cả các công ty Logistics lớn hơn của nước ngoài. Mức độ cạnh tranh gay gắt làm đa dạng các loại hình Logistics, chất lượng dịch vụ được nâng cao. Khi xem xét tới vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp Logistics cần chú ý tới đối thủ của mình là ai,có bao nhiêu đối thủ, những ai có khả năng trở thành đối thủ của mình, mức độ cạnh tranh như thế nào,...
Khách hàng: Khách hàng luôn nằm ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những người làm dịch vụ thì sản phẩm của họ chính là dịch vụ họ cung cấp, khách hàng của họ chính là những người thuê dịch vụ của họ, đối với dịch vụ Logistics 3PL thì khách hàng thường là các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics 3PL càng lớn thì ngành dịch vụ Logistics mới phát triển. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít doanh nghiệp không hiểu về Logistics hoặc quy mô vừa và nhỏ nên không muốn sử dụng dịch vụ này. Do đó, để có được khách hàng thì các doanh nghiệp Logistics cần phải cho các doanh nghiệp khác thấy được lợi ích to lớn có được khi sử dụng loại dịch vụ này.
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan
Các yếu tố bên trong là các yếu tố chủ quan mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics 3PL có khả năng kiểm soát và điều chỉnh được. Trong đó, có những yếu tố như:
Năng lực của doanh nghiệp: Năng lực của doanh nghiệp bao gồm: Năng lực tài chính; Con người; Thương hiệu; Trình độ tổ chức và quản lý; Trình độ tiên tiến
của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp và Vị trí địa lý, cơ sở vật chất -kỹ thuật của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính: Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.
Con người: Là một trong các yếu tố đảm bảo thành công trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng ( và thực hiện ) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo yêu cầu của công việc. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của nền kinh tế thị trường. Chiến lược này còn có khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo cho doanh nghiệp nguồn đội ngũ lao động trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp, có khả năng chuyên môn cao, văn hoá giỏi, năng suất và sáng tạo, có sức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
Thương hiệu: Thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng. Hình ảnh tốt về doanh nghiệp Logistics liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến dịch vụ của doanh nghiệp. Sự tin cậy, hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều đến công việc quyết định có tính ưu tiên khi mua hàng của khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ bán được sản phẩm của mình hơn. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến một loại sản phẩm với nhãn hiệu cụ thể của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng. Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng rong các hợp đồng lớn. Mặt khác nó có thể tạo ra các bạn hàng, nhóm khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức, quản lý: Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý sẽ tạo ra sự ổn định ăn khớp giữa các bộ phận, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đi tới hiệu quả cao nhất. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp. Ban lãnh đạo giỏi sẽ đề ra, xây dựng được mục tiêu và biện pháp để thực hiện được mục tiêu sao cho có hiệu quả nhất.
Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp: Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng thị trường. Liên quan đến mức độ chất lượng thoả mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.
Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sở hữu và khai thác những địa điểm đẹp, hệ thống cửa hàng được thiết kế sạch đẹp, khoa học sẽ tạo cơ hội lớn cho thúc đẩy tiêu thụ. Doanh nghiệp được trang bị một hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ cho sản xuất, quản lý sẽ là điều kiện để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Cơ sở vật chất-kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định, doanhnghiệp có thể huy động vào kinh doanh (thiết bị, máy móc, nhà xưởng, văn phòng...) phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin liên quan đến việc tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị trường, thu thập các số liệu về môi trường vĩ mô và vi mô, đối thủ cạnh tranh, nguồn cấp hàng,... Thông tin chính là mấu chốt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Logistics, sở hữu hệ thống thông tin chuẩn xác, đồng bộ và hiện đại sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, đưa ra kế hoạch kịp thời, phù hợp.
Nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu phát triển là một khoản đầu tư khá tốn kém, tuy nhiên lại cực kỳ cần thiết bởi hoạt động này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều kết quả ngoạn mục. Ví dụ như từ những con số thống kê, doanh nghiệp sẽ rút
Khu vực
Doanh thu dịch vụ Logistics 3PL toàn cầu ( tỷ USD )
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Africa 29,6 27,1 25,5 26,1 29,4 32,2 35 Asia Pacific 3289, 292,7 306,1 3329, 348,4 377,6 409,6 CIS/Russia 33,7 23,5 21,7 25,5 27,3 28,8 30,4 Europe 4196, 172,6 173,4 1184, 179,7 186,7 194,1 Middle East 45,3 40,3 40,5 42,2 44,3 46,5 49,4 North America 9195, 195,7 200,3 220 219,9 232,4 245,6
ra được những kết luận về việc đổi mới, đa dạng hóa dịch vụ; phát triển các loại hình dịch vụ Logistics; hiện đại hóa dây chuyền công nghệ; thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng; nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ lao động;...Trong tất cả các yếu tố trên, 4 yếu tố quan trọng được coi là điều kiện cần cho sự phát triển của Logistics là: chính trị, pháp luật; cơ sở hạ tầng, tiềm lực doanh nghiệp và khách hàng.
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM