Trong những năm gần đây, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng và bền chặt, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Mà dịch vụ Logistics lại là yếu tố then chốt, giữ vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế và Việt Nam có vị trí địa lý đắc địa trong khu vực Đông Nam Á, khu vực “vàng” của thế giới. Do đó ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics tìm hiểu và tham gia thị trường Logistics tại Việt Nam nhằm để hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình toàn cầu. Cụ thể như MSC, Marklines, CMIT.
Hiện tại có hơn 4.000 công ty vận tải và hậu cần hoạt động tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ đa dạng và toàn diện từ quá trình vận chuyển hàng hóa, chuẩn bị giấy tờ nhận hàng, đến việc chi hộ tiền thuế...; theo thống kê, trong đó các doanh nghiệp nhà nước chiếm 88%, các doanh nghiệp liên doanh chiếm 10% và 2% còn lại là các doanh nghiệp lớn nước ngoài. Tập trung ở 2 nơi trọng điểm là Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đáng buồn là hiện nay so với các doanh nghiệp FDI về khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp vận tải và hậu cần trong nước vẫn còn thấp. Số lượng doanh nghiệp FDI nhỏ nhưng chiếm 70% - 80% thị phần. Các dịch vụ chính mà doanh nghiệp hậu cần Việt Nam cung cấp là dịch vụ cơ bản, hoặc dịch vụ riêng lẻ, chủ yếu phụ thuộc vào cạnh tranh về giá. Họ thường là nhà cung cấp các dịch vụ có ít giá trị gia tăng như bốc xếp, phân loại, đóng gói, lưu thông hàng hóa,... Cũng có một số doanh nghiệp Logistics cung cấp các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ Logistics nhưng số lượng ít và kém phát triển.
Do đại dịch Covid-19 mà ngành Logistics tại Việt Nam cũng như thế giới vào năm 2020 và đầu năm 2021 bị ảnh hưởng khá là nghiêm trọng. Thực hiện theo chủ trường của nhà nước về giản cách xã hội, tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực khiến hầu hết các hoạt động Logistics có lúc bị chậm lại và đình trệ. Tuy nhiên, Logistics thương mại điện tử lại trở thành phân khúc sôi nổi và quá tải do nhu cầu giao hàng tại nhà của người mua tăng cao đột biến.
Đường bộ vẫn là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng về các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm, thực phẩm, thuốc men... trong thời gian diễn ra đại dịch.
Biểu đồ 2.2. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại Việt Nam
(Đơn vị: triệu tấn )
So với vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không và đường thủy chịu nhiều tác động của đại dịch hơn. Bởi các quy định nghiêm ngặt của các nước về việc cách ly, làm xuất hiện tình trạng thiếu hụt nhân công. Bên cạnh đó khối lượng hàng hóa thương mại giảm cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến sự khó khăn của hai ngành vận tải này.