Tình hình phát triển dịch vụ Logistics 3PL tại một số quốc gia

Một phần của tài liệu 852 phát triển dịch vụ logistics 3PL tại việt nam (Trang 34 - 47)

1.3.2.1. Dịch vụ Logistics 3PL tại Hà Lan

Hà Lan - Đất nước đi đầu về ngành Logistics 3PL

Xứ sở hoa tulip vốn nổi tiếng với lĩnh vực thương mại quốc tế có lịch sử lâu đời, một trong nền tảng để phát triển ngành Logistics. Nơi đây có khoảng 12.098 công ty cung cấp các dịch vụ về vận tải, trong đó có 500 doanh nghiệp chuyên về các dịch vụ Logistics tích hợp như vận tải biển, hàng không, hải quan, cho thuê kho bãi lưu trữ, các biện pháp gia tăng hiệu suất Logistics...

Hà Lan là nơi tọa lạc của hai trung tâm vận chuyển quy mô nhất nhì châu Âu là cảng biển Rotterdam và sân bay Schiphol. Xứ sở hoa Tulip trở thành nơi trung chuyển hàng hóa mấu chốt của lục địa Âu. Hằng năm, lĩnh vực này đã mang về nguồn thu 55 tỉ Euro/năm, tạo ra hơn 813.000 việc làm, trở thành một trong những lĩnh vực nền tảng của kinh tế Hà Lan.

Do đó, khi nhắc đến Logistics, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến Hà Lan với những thành tích nổi bật như:

Năm 2012, cơ sở hạ tầng cảng của Hà Lan đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ nhất . Việc Hà Lan có cơ sở hạ tầng cảng tốt nhất là nhờ liên tục đầu tư vào cảng Rotterdam trong những năm qua, đặc biệt khu cảng Maasvlakte 2. Sau khi giai đoạn I của dự án Maasvlakte 2 được hoàn tất vào năm 2013, một cảng mới chạy trải dài ra biển 3 km và có độ cao 23 m so với đáy biển. Đến năm 2033, khi bốn vịnh nước sâu được đưa vào sử dụng hoàn toàn, công suất bốc dỡ hiện nay của cảng Rotterdam sẽ tăng gần gấp hai lần, từ 19 triệu container/năm lên 36 triệu container/năm. Các tàu container cỡ siêu lớn có thể neo đậu tại cảng và số tàu qua lại cảng biển này cũng sẽ tăng từ 34.000 chiếc/năm hiện nay lên ước khoảng 57.000 chiếc/năm vào năm 2035.

Hà Lan xếp thứ sáu thế giới trong The World Bank Global Logistics Performance Index 2018 (dựa trên mức độ hiệu quả của các điều luật hải quan, chất lượng của phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng hiện đại, có áp dụng công nghệ cho các dịch vụ Logistics và khả năng thanh toán nhanh chóng).

Rotterdam là cảng biển lớn nhất châu Âu và lớn thứ 9 thế giới với hơn 460 triệu tấn hàng hóa vào năm 2016. Từ cảng biển Rotterdam, có thể đến với các trung tâm công nghiệp - kinh tế lớn ở Tây Âu trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Năm 2013, sân bay Schiphol giành được danh hiệu “ACI Europe Best Airport” lần thứ 4. Năm 2015, nơi này tiếp tục khẳng định chất lượng thông qua giải “Best Airport in Europe” lần thứ 20. Tại giải thưởng World Airport Awards 2014, Schiphol được vinh danh là sân bay tốt nhất các thành phố Tây Âu. Bên cạnh đó, nơi đây cũng dẫn đầu Châu Âu về kết nối trực tiếp (theo ACI ’ s 2017 Connectivity Report).

Sản lượng vận chuyển nội địa của Hà Lan chiếm khoảng 54% của tất cả thị trường thương mại ở Tây Âu. Đội tàu vận tải của Xứ sở hoa tulip gồm có 7.000 chiếc, sở hữu quy mô lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu. 79% các container vận chuyển hàng hóa trong khối EU đều đi qua lãnh thổ Hà Lan.

Hơn 1.000 công ty Mỹ và châu Á tập trung các hoạt động phân phối hàng hóa cho châu Âu ở Hà Lan. Quốc gia này có hơn 20 triệu mét vuông là các trung tâm phân phối, có 9.000 trung tâm phân phối và 9% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực Logistics. Ngoài ra Đất nước Giày gỗ cũng có dung lượng làm mát và cấp đông lớn thứ 3 lục địa Âu.

Chỉ số LPI Nói đến Hà Lan, người ta nghĩ ngay đến một quốc gia thành công trong cuộcĐiểm 4,05 4,19 4,02 cách mạng container hóa các cảng biển và toàn cầu hóa Logistics. Để có sự thành công đó phải kể đến các đường lối, chính sách đúng đắn cần học hỏi của Hà Lan. Nổ bật như:

• Chi tiêu cho Logistics của quốc gia này lên tới 64,4 tỷ USD, chiếm 12,4% GDP.

• Tập trung đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, xây dựng các khu phân phối và chuyển tải hàng hóa khu vực. Ngay từ năm

1960, giai đoạn đầu của container hóa, tận dụng lợi thế về địa kinh tế, Hà Lan đã tập

trung đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, không

chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển container mà còn chuẩn bị cho cảng Rotterdam trở thành trung tâm phân phối hàng hóa châu Âu (European Distripart). Việc lấn biển tạo ra tỉnh Bắc Hà Lan làm cơ sở xây dựng cầu bến container mới (Terminal Container) ngay trên biển Bắc, giúp cho tàu bè cập bến thuận lợi, đồng thời mở rộng cảng Rotterdam về phía biển để ngày nay trở thành hậu cứ lớn nhất tiếp nhận

hàng hóa từ Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương đến châu Âu.

• Sự kết nối hiệu quả với hệ thống giao thông quốc gia và hệ thống đường sắt, đường bộ các nước lân cận. Nền kinh tế Hà Lan là nền kinh tế thịnh vượng, mở, phụ

thuộc mạnh mẽ vào ngoại thương và vận tải, là một trong những trụ cột của khối thị

trường chung EU, quan hệ gắn bó với các quốc gia Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và Luxembourg thông qua cảng Rotterdam. Hà Lan có nền vận tải đường bộ hàng đầu

châu Âu và cũng là chủ tàu đường thủy nội địa lớn nhất. Đường sắt vận tải hai luồng Betuweroute cho phép nhanh chóng vận chuyển container và hàng hóa trọng

tải lớn từ Rotterdam sang châu Âu. Từ cảng Rotterdam có thể đi đến tất cả các trung

tâm kinh tế và công nghiệp lớn ở Tây Âu trong vòng 24 giờ.

(104 ha) nằm ở trung tâm khu công nghiệp hóa dầu; và Distripark Eemhaven (65 ha) dành cho lưu kho, bãi, phục vụ các doanh nghiệp phân phối sản phẩm chất lượng cao toàn cầu.

• Cơ chế hoạt động linh hoạt, hấp dẫn. Bao trùm là cơ chế “Lanlord Port”, tức là Nhà nước cung cấp toàn bộ nhu cầu về kết cấu hạ tầng cho tư nhân khai thác cảng biển theo nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia. Tư nhân đảm nhận việc khai thác theo luật định và tập quán quốc tế, trong đó bao gồm việc sử dụng, quản lý lực lượng lao động, bố trí quy trình công nghệ điều phối sản xuất, nối kết tốt với hệ thống giao thông quốc gia và toàn cầu cũng như bảo đảm nguồn hàng phục vụ liên tục để cảng hoạt động.

Hà Lan là một trong những các quốc gia đầu tiên trong việc quan tâm phát triển dịch vụ Logistics. Tuy nhiên mấy năm gần đây các cường quốc khác như Trung Quốc, Mỹ,... cũng đã nhận thức được sự quan trọng của ngành Logistics trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà, nên chỉ số LPI của Hà Lan có giảm, nhưng cốt lõi của ngành Logistics Hà Lan vẫn tốt nên không sụt giảm nhiều, chỉ số LPI của Hà Lan luôn thuộc top 10 các quốc gia có dịch vụ Logistics tốt nhất.

Hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics

Điểm 4,23 4,29 4,21

Thứ hạng 3 2 4

Vận chuyển quốc tế Điểm 3,64 3,94 3,68

Thứ hạng ũ 6 11

Năng lực & Chất lượng Logistics

Điểm 4,13 4,22 4,09

Thứ hạng 2 3 5

Theo dõi & Truy xuất hàng hóa

Điểm 4,07 4,17 4,02

Thứ hạng 6 6 11

Tính thời gian

Điểm 4,34 4,41 4,25

1.3.3.2. Dịch vụ Logistics 3PL tại Trung Quốc

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu và quốc tế hóa mạnh mẽ, Trung Quốc đang có sự phát triển như vũ bão. Các tập toàn lớn coi Trung Quốc là thị trường tiềm năng và đã đặt trụ sở sản xuất, kinh doanh tại đây. Do đó, Trung Quốc hiện nay là quốc gia có thị trường Logistics lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Có khoảng 18.000 doanh nghiệp Logistics tại Trung Quốc và con số này đang ngày càng tăng lên với tốc độ rất nhanh. Đây là thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Logistics toàn cầu. Chính vì vậy, Trung Quốc luôn tập trung nguồn lực để cái tiến hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics tạo điều kiện thúc đẩy Logistics phát triển, từ đó nâng quy mô nền kinh tế lên gấp đôi.

Cơ sở hạ tầng Logistics Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào hàng phát triển trên thế giới. Những công trình ghi dấu ấn chỉ Trung Quốc mới có đã tạo nên hình ảnh cường quốc phát triển. Cơ sở hạ tầng Logistics thường xuyên được cải thiện. Trong đó, phát triển hạ tầng Logistics là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này.

Hệ thống đường cao tốc: Toàn bộ các thành phố lớn, thành phố vệ tinh của Trung Quốc đã được kết nối bằng hệ thống đường cao tốc hiện đại. Trong đó, những dự án trọng điểm như đường cao tốc kết nối các thành phố lớn Bắc Kinh, Hồng Kông và Macau. Tổng chiều dài cao tốc tại Trung Quốc lên đến 41.000 km, chỉ sau Mỹ về số km đường cao tốc.

Đường sắt: Trung Quốc tập trung rất lớn cho xây dựng hệ thống đường sắt, hiện có khoảng gần 20.000 km đường sắt và ngân sách đầu tư cho phát triển đường sắt rất lớn, lên đến 200 tỷ USD cho xây dựng và phát triển hệ thống loại hình vận chuyển này.

Năm 2020, Trung Quốc đã tập trung triển khai xây dựng thêm 40 trạm vận chuyển liên hợp, 18 trung tâm Logistics và hơn 100 cảng biển chuyên dụng. Trung Quốc đầu tư mạnh vào hạ tầng để phát triển kinh tế.

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện vừa công bố kế hoạch tổng thể, mở rộng quy mô hạ tầng toàn diện. Trong đó, tính đến năm

2035, hệ thống đường sắt tốc độ cao, vốn đã lớn nhất thế giới của nước này, sẽ được phát triển lên gấp đôi tới 70.000km, đánh dấu mức tăng 84% so với 38.000km chiều dài đường sắt tốc độ cao đã sở hữu hiện nay.

Sau 15 năm nữa, tổng số km toàn hệ thống đường sắt quốc gia Trung Quốc sẽ đạt 200.000km, tăng 37% so với 146.000km hiện có.

Ngoài ra, Trung Quốc dự tính nối dài hệ thống đường cao tốc thông thường và cao tốc quốc gia lên 460.000km; mở rộng hệ thống đường thủy nội địa chất lượng cao tới 250.000km.

Cùng lúc, Bắc Kinh sẽ xây thêm 162 sân bay dân sự, nâng tổng số sân bay lên con số 400 để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch và thương mại.

Đại dự án hạ tầng được kỳ vọng trở thành nền tảng giúp Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2035. Đây là mục tiêu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng khẳng định là hoàn toàn khả thi.

Đáng chú ý, trong chiến lược xây dựng hạ tầng lần này, Bắc Kinh không chỉ đầu tư ngân sách “khủng” mà còn huy động tổng lực về chất xám, chú trọng vào sáng tạo, công nghệ thông minh, tự động. Từ đó, “con rồng châu Á” có thể bay lên dựa trên chính sức sáng tạo của mình, thay vì phải mua công nghệ từ bên ngoài.

Cụ thể, trong kế hoạch, Bắc Kinh sẽ nêu rõ chi tiết quy định để hỗ trợ các phương tiện tự lái, thông minh trong tương lai; tăng cường ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu do Trung Quốc tự phát triển BeiDou nhằm cạnh tranh với Hệ thống Định vị toàn cầu (GPS) thuộc sở hữu của Mỹ.

Trung Quốc cũng nhấn mạnh mục tiêu phát triển các công nghệ đường sắt hiện đại như hệ thống tàu điện từ với tốc độ lên tới 600km/h và tàu ống chân không.

Tất cả sẽ đưa Trung Quốc trở thành “đất nước có hệ thống giao thông vững mạnh”, theo nội dung kế hoạch.

Dựa trên nền tảng giao thông hàng đầu thế giới, Trung Quốc có thể thực hiện chiến lược phát triển kinh tế “vòng tuần hoàn kép”, trong đó chú trọng phát triển nội lực, tăng trưởng dựa trên thị trường nội địa nhiều hơn.

Chỉ có phát triển hạ tầng đồng bộ, Trung Quốc mới có thể giải quyết vấn đề “phát triển lệch” đang nhức nhối, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực thành thị, nông thôn và giữa các thành phố với nhau.

Nhờ củng cố hạ tầng, số chuyến vận tải khách tại Trung Quốc sẽ tăng trung bình 3,2%/năm trong giai đoạn từ 2021-2035; khối lượng vận tải hàng hóa sẽ tăng 2%/năm; tỉ lệ dịch vụ chuyển phát nhanh thường niên dự kiến tăng 6,3 %/năm.

Bên cạnh phát triển trong nước, Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống vận chuyển nhanh có khả năng giao hàng tới bất cứ thành phố lớn nào trên thế giới trong 3 ngày.

Đồng thời, Bắc Kinh kêu gọi đầu tư thêm vào các tuyến đường kết nối với một số quốc gia trong Sáng kiến Vành đai và Con đường để duy trì các tuyến vận tải quốc tế đối với các nhóm hàng hóa quan trọng của quốc gia như dầu thô, quặng, ngũ cốc, khí đốt hóa lỏng. Từ đó, Trung Quốc có thể đứng vững trước môi trường quốc tế biến đổi phức tạp.

Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng Logistics, mặc dù cơ sở hạ tầng Logistics của Trung Quốc chưa phải mạnh so với các quốc gia phát triển về Logistics. Tuy nhiên, việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng đang giúp ngành Logistics Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và đóng góp lớn vào thành công trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nói chung.

Luôn khuyến khích cách doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống Logistics, kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư hệ thống Logistics quốc gia. Đây là chính sách quan trọng để Trung Quốc có thể thu hút nguồn vốn lớn vào đầu tư cho hệ thống Logistics quốc gia. Các lĩnh vực đầu tư lớn của Trung Quốc đều có sự góp mặt của kinh tế tư nhân. Như hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt... và hệ thống kho bãi, trung tâm Logistics. Thị trường Logistics của Trung Quốc được quản lý bởi Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, hoạt động kho bãi và trung tâm Logistics được chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc đang có xu hướng rõ rệt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển hệ thống Logistics quốc gia. Và nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển hệ thống Logistics trong xây dựng nền kinh tế hùng mạnh. Việc kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn đầu tư vào hệ thống Logistics đang là động lực mới trong phát triển hệ thống Logistics ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện nới lỏng các chính sách bảo hộ của mình cho các hoạt động Logistics. Với sự nới lỏng này cho phép các công ty cung cấp dịch vụ Logistics nước ngoài được phép tham gia sâu rộng hơn các dịch vụ Logistics.

Cụ thể, luật điều chỉnh hoạt động Logistics đối với các lĩnh vực như sau: - Hoạt động giao nhận: Giấy phép hoạt động sẽ được bỏ; Tỷ lệ vốn liên

doanh không bị hạn chế; Được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn; Các

công ty

giao nhận nước ngoài được phép thành lập liên doanh thứ 2.

- Hoạt động vận tải đường biển quốc tế: Các hãng tàu được phép cung cấp dịch vụ quản lý Logistics.

- Dịch vụ vận chuyển đường bộ: Các công ty nước ngoài chỉ được phép khai thác dịch vụ vận chuyển đường bộ thông qua hình thức liên doanh. Các đối tác nước

ngoài có thể nắm tỷ lệ chi phối trong các liên doanh và sau 3 năm các công ty này

có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Dịch vụ phát chuyển nhanh: Trung Quốc cam kết mở cửa các dịch vụ phát chuyển bưu phẩm quốc tế, các dịch vụ liên quan đến phát chuyển hàng hóa. Các công ty nước ngoài có thể giữ tỷ lệ vốn chi phối trong liên doanh. Công ty nước

Một phần của tài liệu 852 phát triển dịch vụ logistics 3PL tại việt nam (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w