3.1.2.1. Cơ hội
Các quy hoạch chiến lược từ phía Chính phủ như Chính sách hội nhập là cơ hội cho dịch vụ Logistics 3PL được phát triển. Nhiều hiệp định thương quốc tế được ký kết giữa Việt Nam và các nước, các khu vực trên thế giới đây chính là cánh cửa của thương mại quốc tế nói chung và dịch vụ Logistics nói riêng.
Việt Nam rất có lợi thế về địa lý, nằm ở khu vực chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á và có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế với đường biển kéo dài trên 3.400 km và nhiều cảng nước sâu. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều sân bay quốc tế và hệ thống giao thông đường bộ cũng như đường sắt xuyên suốt quốc gia.
Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do chính sách cởi mở, chính vì vậy các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng Logistics luôn thu hút các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn của các tổ chúc phi chính phủ.
Dịch vụ Logistics 3PL được không chỉ các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà còn có các cấp quản lý Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển.
3.1.2.2. Thách thức
Bên cạnh các cơ hội nói trên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics 3PL của Việt Nam cũng phải chiến đấu với nhiều thách thức .
Hiện tải vận tải đa phương thức còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống giao thông vận tải còn yếu kém, chưa đồng bộ giữa các khu vực trong cả nước, làm kéo chân sự phát triển kinh tế của nước ta. Công nghệ thông tin tuy đã có nhưng chưa thực sự hiệu quả. Thị trường Logistics luôn “khát” nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm.
Các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam còn nhiều hạn chế trong hoạt động như quy mô, vốn,...Trong khi đó, do thói quen thương mại quốc tế, các doanh