Báo cáo số liệu theo tổng cục thống kê, năm 2020 là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ thiên tai tới dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính đạt 2,91%. Điều này thể hiện tính đúng đắn trong sự cố gắng, thể hiện sự quyết tâm và đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự cố gắng và nỗ lực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội” của Việt Nam. Mặc dù trong 10 năm trở lại, đây là năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất nhưng đó vẫn là một thành công của nước ta khi đứng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 hoành hành.
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Năm 2020, Việt Nam không hoàn thành như mong đợi và mục tiêu đề ra ban đầu, tuy nhiên bằng sự cố gắng, Việt Nam đã trở thành một trong các nước thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Một điểm quan trọng, Việt Nam đã xuất sắc xác lập được kỷ lục mới về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, đạt giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay ( 19,1 tỷ USD ) và trong 5 năm liên
tiếp vừa qua đã cán cân thương mại đạt giá trị xuất siêu, trong giai đoạn 2016-2020 có kim ngạch xuất siêu hàng hóa lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD. Nen kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực sau khi ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nổi bật là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU ( EVFTA ). Năm 2020, giá trị xuất khẩu sang thị trường EU là 34,8 tỷ USD; sau 5 tháng kể từ khi hiệp định có hiệu lực hồi đầu tháng 8/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU là 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Việt Nam có môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh thuận lợi và tăng trưởng cao. Và Việt Nam cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dù đang phải đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn đạt được những thành quả như vậy, đây là điều đáng khích lệ.
Với tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay, đã và đang phát triển thì ngành dịch vụ Logistics nói chung và Logistics 3PL nói riêng sẽ có một thị trường đầy tiềm năng để phát triển.