Tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 34)

nghiệp

VLĐ là một phần quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh của mỗi DN được diễn ra liên tục. Do đó, việc quản trị các khoản phải thu, HTK và các khoản phả trả phần nào tác động đáng kể tới doanh số bán hàng và sau cùng là lợi nhuận của DN. Quản trị HTK được kiểm soát qua số ngày một vòng quay HTK. Chỉ số này dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Thông thường, số ngày một vòng quay HTK càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển HTK càng nhanh, việc quản lý và dự trữ của DN là tốt và ngược lại. Sự luân chuyển HTK càng nhanh thì sẽ giúp DN có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu SXKD, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn (Gul et al, 2013).

Quản trị khoản phải thu trong DN là việc kiểm soát khoảng thời gian từ thời điểm bán hàng cho đến khi nhận lại khoản thanh toán, hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc thu hồi nợ của DN. Thời gian các khoản phải thu càng dài thì càng tăng rủi ro khó đòi và tăng chi phí thu tiền, nhưng lại thu hút được nhiều khách hàng và làm tăng doanh thu, từ đó tác động cùng chiều tới KNSL của DN và ngược lại (Addae và Nyarko Bassi, 2013).

Quản trị nợ ngắn hạn được kiểm soát qua kỳ thanh toán bình quân. Chỉ số này cho biết DN cần mất bình quân là bao nhiêu ngày để thanh toán các khoản phải trả của mình. Các khoản phải trả tạo cho DN một khoản chiếm dụng vốn hợp pháp, giải pháp tín dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong một DN hoạt động tốt, kỳ thanh toán bình quân không nên kéo dài một cách không cần thiết, mà cần được đồng bộ hóa với số ngày một vòng quay HTK và kỳ thanh toán bình quân. Khi DN duy trì khả năng thanh toán cao thì đánh đổi lại lợi nhuận đạt được sẽ thấp. Nguyên nhân là do khi DN duy trì tài sản ngắn hạn cao thì KNSL thấp do chi phí hoạt động cao, hơn nữa việc duy trì nợ thấp cũng khiến DN không sử dụng được đòn bẩy tài chính cũng như khoản tiết kiệm chi phí tử lãi vay. Ngược lại, khi DN duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp thì đánh đổi với rủi ro tài chính cao thì KNSL cũng sẽ cao lên (Trần Tú Uyên, 2018).

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nhìn tổng quan, chương 2 trình bày những vấn đề cơ bản về quản trị VLĐ của doanh nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò và cách phân loại. Nội dung quản trị VLĐ cũng được tác giả đề cập tới như là thước đo về hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của một DN, được khái quát bao gồm nội dung về quản trị về tiền mặt, quản trị HTK và quản trị khoản phải thu. Ngoài ra, tác giả cũng nói đến các chỉ tiêu để đánh giá và các nhân tố tác động tới quản trị VLĐ của DN. Bên cạnh đó, KNSL cũng được tác giả đề cập đến về khái niệm cũng như các chỉ tiêu đo lường. Cuối cùng, tác giả nhắc đến tác động của quản trị VLĐ tới KNSL của DN.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về ngành thép

3.1.1. Lịch sử ngành thép Việt Nam

Ngành công nghiệp thép Việt Nam đã trải qua hơn 60 năm kể từ thời điểm được thành lập trong năm 1960. Sau 3 năm, mẻ gang đầu tiên được sản xuất tuy nhiên phải đến năm 1975 Việt Nam mới tiến hành cán các sản phẩm thép. Giai đoạn 1976 - 1989 là giai đoạn ngành thép chỉ duy trì sản xuất ở mức độ cầm chừng và không có đột phá nào trong phát triển. Nguyên nhân đến từ những khó khăn trong nước và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng dẫn đến gián đoạn sự phát triển. Thời kỳ 1991 - 2000, chính phủ với những cải cách từ hệ thống kinh tế đã giúp ngành thép tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 25%. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước dần được đáp ứng khi hơn 100.000 tấn sản lượng được sản xuất trong 1 năm. Các chính sách hội nhập và khai thông nền kinh tế kể từ năm 2000 trở đi đã giúp nhiều dự án từ đối tác nước ngoài có cơ hôi đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác càng gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép. Quy mô hoạt động SXKD của DN thép ngày càng mở rộng cho đến ngày nay.

3.1.2. Thực trạng hiện nay của ngành thép Việt Nam

Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu thép trong các mảng như xây dựng, ô tô và đồ gia dụng từ đó cũng tăng lên. Sự phát triển rõ rệt của nhu cầu thép trong nước ngày ngày hiện rõ.

Năm 2016, ngành thép Việt Nam chưa được phát triển đồng bộ ở nhiều khâu, khi mà các loại thép cuộn nóng và các loại thép hợp kim phục vụ cho quá trình sản xuất vẫn phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Thời điểm 2016 tăng trưởng của thép xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối trong các loại sản phẩm ở trong nước. Tổng tiêu thụ ghi nhận đạt hơn 15,3 triệu tấn, khi trong nước đạt sản lượng tiêu thụ hơn 12,2 triệu tấn. Lượng tiêu thụ nước ngoài chỉ chiếm 2,8 triệu tấn do gặp nhiều áp lực từ phòng vệ thương mại ở các nước. Đến năm tiếp theo, tổng sản lượng được gia tăng khi cán mốc hơn 18,2 triệu tấn được đưa vào tiêu thụ, khi sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu vẫn được cải thiện lần lượt là 14,3 triệu tấn và 3,8 triệu tấn và được các đối tác đánh giá đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam tiếp tục duy trì thế mạnh của mình

STT Ngành

hàng Năm 2020 Năm 2019 % so với cùng kỳ

Sản xuất (tấn) Bán hàng(tấn) Xuất khẩu (tấn) Sản xuất (tấn) Bán hàng(tấn) Xuấtkhẩu (tấn) Sản xuất (tấn) Bán hàng (tấn) Xuất khẩu (tấn) Γ ^ Thépxây dựng 10.114.716 10.469.607 1.469.150 10.559.74 0 10.594.129 1.374.345 95.8% 98.8% 106.9% 2 HR C 4.452.283 4.287.45 8 737.692 4.129.87 0 4.095.490 718.690 107.8% 104.7 % 102.6% 3 Thép cán nguội 4.438.184 2.170.71 8 452.503 63.946.16 2.290.350 778.928 112.5% 94.8% 58.1%

khi trong tổng sản lượng toàn ngành của mình sản phẩm thép xây dựng chiếm 44%. Trong năm 2018, dấu ấn nhờ cuộn cán nóng của Formosa đã giúp cho tổng sản lượng tiêu thụ đạt gần 22 triệu tấn. Theo số liệu từ tổng cục Hải Quan, Việt Nam đưa ra ngoài thị trường trong nước các sản phẩm tiêu thụ với con số hơn 18.6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu giảm nhẹ còn 4,6 triệu tấn trong năm 2019.

Biểu đồ 3.1: Sản lượng tiêu thụ thép giai đoạn 2016 - 2020 (đơn vị triệu tấn)

Nguồn: tổng cục Hải Quan

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh covid19 ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vẫn ghi nhận những tín hiệu lạc quan từ ngành thép. Tình hình sản xuất thép trong 11 tháng đầu năm 2020, Việt Nam ghi nhận sản xuất thép các loại đạt 23.331.689 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, bán hàng thép các loại đạt 21.016.002 tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ 2019. 3 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép các loại đạt 7.644.258 tấn và tăng hơn 33% so với cùng thời điểm 2020.

Trên thị trường Việt Nam gồm các sản phẩm cơ bản: Thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép cán nguội, tôn mạ và ống thép. Trong đó, thép xây dựng

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất và bán hàng các thành phẩm thép của Việt Nam năm 2020

2016 2017 2018 2019 2020 HPG 4.558.661 4.264.642 2.515.617 4.544.900 13.696.09 9 HSG 576.621 292.371 492.08 288.708 574.767 NKG 174.109 93.061 460.998 76.042 219.162 SMC 265.900 398.426 190.346 596.391 1.183.353 TVN 1.754.246 1.241.412 685.663 828.844 1.540.075

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Hưởng lợi từ nền kinh tế theo đà hồi phục trong giai đoạn quý cuối năm 2020, ngành thép Việt Nam duy trì tín hiệu tích cực trong điều kiện bình thường mới khi tiêu thụ và SXKD ghi nhận tăng trưởng. Trong 10 tháng đầu năm 2020, theo số liệu thống kê từ hiệp hội thép Việt Nam, tình hình nhập khẩu về Việt Nam là 11,28 triệu tấn với trị giá trên 6,6 tỷ USD, giảm 7% về lượng và 17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I/2021, khía cạnh nhập khẩu đạt kim ngạch 725 triệu USD, tăng 18,19% về giá trị.

Việc sản phẩm ống thép và tôn mã Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá khiến xuất khẩu ngành thép trong 2020 đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy vậy hòa cùng 410.994 tấn, giá 833,86 USD/tấn, tăng mạnh cả về kim ngạch, lượng và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 613,2% và 550,4% và 9,7%. Những con số trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu sắt thép đang tăng vượt trội so với khối lượng, tác động chủ yếu là do giá tăng mạnh.

3.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép ViệtNam Nam

3.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền của các doanh nghiệp ngànhthép Việt Nam thép Việt Nam

Từ năm 2016 - 2020, tổng hợp từ 23 công ty sản xuất thép trên TTCK Việt Nam, có 5 công ty với mã chứng khoán là HPG - Tập đoàn Hòa Phát, HSG - Tập đoạn Hoa Sen, NKG - Công ty thép Nam Kim, SMC- Công ty đầu tư thương mại SMC, TVN- công ty thép Việt Nam có lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền cao nhất nhóm ngành.

Bảng 3.2: Lượng dự trữ tiền và tương đương tiền của một số DN sản xuất thép tại Việt

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Lượng dự trữ tiền và tương

đương tiền 354.219 305.983 206.133 312.777 794.283

Bảng 3.3: Lượng dự trữ tiền và tương đương tiền trung bình ngành của DN thép tại Việt Nam 2016 -2020 (đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: thống kê mô tả từ phần mềm Stata

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy lượng trữ tiền và các khoản tương đương tiền của các công ty duy trì ổn định trong 4 năm từ 2016 - 2019. Điểm nhấn là trong năm 2020, một vài DN đã cải thiện khoản tiền mặt dự trữ của mình một cách đáng kể. Tiêu biểu ở đây có thể kể đến là Tập đoàn Hòa Phát - HPG khi khoản tiền và tương đương tiền được BCTC năm 2020 ghi nhận con số 13.696.099 (triệu đồng), tăng 9.151.199 (triệu đồng) tương đương 201,35% so với giai đoạn 2019. So với con số trung bình ngành ở năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 312.777 (triệu đồng) và 794.283 (triệu đồng), ta thấy được sự chênh lệch khá lớn. Hay các DN khác như công ty đầu tư thương mại SMC (SMC) hay công ty thép Việt Nam (TVN) cũng ghi nhận mức cải thiện khoản tiền và tương đương tiền tăng gần gấp đôi. Cụ thể, trong năm 2019 khoản được ghi nhận trên BCTC của Công ty đầu tư thương mại SMC - SMC và công ty thép Việt Nam - TVN lần lượt là 596.391 (triệu đồng), 828.844 (triệu đồng) và tăng trong năm 2020 lần lượt 1.183.353 (triệu đồng), 1.520.075 (triệu đồng). Trong khi đó, nếu so sánh 3 DN trên với trung bình ngành, ta thấy được sức khỏe tài chính của một số DN là tương đối tốt. Từ giai đoạn 2017 tới năm 2020, duy trì đủ một lượng tiền để có thể sẵn sàng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như những khoản DN cần chi trả nhằm phản ánh mức thanh khoản của DN một cách cao nhất.

Mặc dù, theo thu thập từ số liệu BCTC đã chọn ra 5 công ty có mức dự trữ tiền và tương đương tiền duy trì cao trong ngành, Công ty thép Nam Kim (NKG) vẫn là công ty có khoản dự trữ tiền còn tương đối thấp so với ngành. Từ năm 2016 - 2020, mức dự trữ tiền được ghi nhận theo BCTC là 174.109 (triệu đồng) và 219.162 (triệu đồng) trong khi đó số liệu trung bình ngành 5 năm gần nhất từ 2017 - 2020 ghi nhận là 354.219 (triệu đồng) và 794.283 (triệu đồng). Với việc chỉ có lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền thấp sẽ khiến các công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng nguồn vốn và dẫn đến kết quả HĐKD bị ảnh hưởng.

2016 2017 2018 2019 2020 HPG 30,84% 22,16% 18,04% 19,07% 19,99% HSG 39,17% 41,38% 31,08% 26,40% 31,11% NKG 31,81% 40,20% 29,80% 32,11% 30,54% SMC 30,90% 33,08% 27,91% 23,72% 26,84% TVN 14,76% 18,42% 23,17% 18,94% 16,89%

3.2.2. Quản lý hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép Việt Nam

Với đặc thù của ngành thép mang tính về sản xuất nên việc quản lý tỷ trọng HTK là hết sức thiết yếu để quá trình SXKD của DN được duy trì tính ổn định. Trong các DN HTK thường tồn tại dưới 3 dạng là nguyên vật liệu, thành phẩm dở dang và hàng hóa đem đi tiêu thụ. Do vây với các ngành sản xuất như ngành thép, HTK thường phải chiếm tỷ trọng đáng kể trên TTS của DN.

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng HTK trên TTS trung bình ngành thép Việt Nam 2016 -2020

36.00% 35.00% 34.00% 33.00% 32.00% 31.00% 30.00% 29.00% 28.00% 27.00% 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: thống kê mô tả từ phần mềm Stata

Qua thống kê tỷ trọng HTK của ngành thép trên, dễ dàng nhận thấy tỷ trọng HTK qua các năm trong giai đoạn 2016 - 2020 duy trì mức hợp lý. Trong 2 năm là 2018 và 2019 với tỷ trọng ở mức cao lần lượt là 34,91% và 34,48%, một phần nguyên nhân là việc giá nguyên liệu đầu vào là quặng sắt thế giới tăng cao đã tác động phần nào tới giá trị HTK của toàn ngành. Đến năm 2020, tỷ trọng đã có xu hướng giảm cụ thể còn 30,21% với việc nhu cầu tiêu thụ thép không những ở trong nước mà thế giới

2016 2017 2018 2019 2020 HPG 13,71% 12,36% 41% 3,50% 4,66% HSG 8,92% 8,52% 9,97% 7,77% 11,40% NKG 10,37% 10,88% 9,17% 10,87% 18,52% SMC 28,41% 32,82% 31,98% 28,17% 25,75% TVN 11,06% 9,25% 10,05% 9,79% 8,42% Nguôn: BCTC của các DN

Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ HTK trên TTS của những DN đầu ngành vẫn duy trì ở mức hợp lý với toàn ngành. Mặc dù 2 doanh nghiệp là công ty thép Nam Kim (NKG) và tập đoàn Hoa Sen (HSG) có tỷ lệ lần lượt là 40,2% và 41,38% trong năm 2017 tương đối cao so với toàn ngành. Việc tồn kho dự trữ nhiều sẽ đòi hỏi DN cần tăng các loại chi phí về bảo quản hay các khoản bảo hiểm hoặc đối mặt những rủi ro giảm chất lượng của HTK. Tuy vậy trong 3 năm tiếp theo nhờ quản trị HTK hiệu quả hơn đã tác động giảm tỷ lệ này xuống mức ổn định. Cụ thể vào năm 2020 ghi nhận 31,11% cho tập đoàn Hoa Sen (HSG) và 30,54% cho công ty thép Nam Kim (NKG). Đặc biệt, 2 DN duy trì tỷ lệ HTK thấp nhất trong toàn ngành là tập đoàn Hòa Phát (HPG) và công ty thép Việt Nam (TVN) khi kể từ năm 2017 tới 2020 vẫn duy trì tỷ lệ dưới 30% so với tỷ lệ toàn ngành.

Nhìn bức tranh tổng thể, với chu kỳ tăng giá hàng hóa thế giới và sản phẩm thép cũng được hưởng lợi, vẫn đang giúp DN thép ở Việt Nam đảm bảo chất lượng và duy trì tỷ trọng HTK ở mức hợp lý cho hoạt động sản xuất.

3.2.3. Quản lý khoản phải thu của các doanh nghiệp thép Việt Nam

Biểu đô 3.3: Tỷ trọng các khoản phải thu trên TTS trung bình ngành thép Việt Nam 2016 - 2020

Nguồn: thống kê mô tả từ phần mềm Stata

Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy được khoản phải thu của các DN thép tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 chiếm tỷ trọng nhỏ và dao động trong khoảng 22- 23%. Cụ thể, trong năm 2019 ghi nhận tỷ lệ thấp nhất chiếm 21,99% trên TTS. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được do tác động của đại dịch covid 19, khiến phần nào ảnh hưởng đến HĐKD và làm khoản phải thu giảm. Mặc dù vậy đến năm 2020 đã có tình trạng cải thiện đáng kể lên 22,83% do sự khởi sắc của ngành thép trong năm ngoái. Nhìn chung, đa phần các DN áp dụng chính sách bán chịu được thắt chặt, làm hạn chế khoản phải thu. Phần nào giúp kiểm soát rủi ro thu hồi nợ, cải thiện nguồn vốn của DN, hơn nữa góp phần làm cải thiện lợi nhuận của DN.

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w