Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 57 - 59)

Nguồn: kết quả từ phần mềm Stata 14

Qua bảng trên, chỉ tiêu ROE cho thấy giá trị trung bình là khoảng 3,74%, tương đối thấp so với các nhóm ngành khác. Với ROE thấp như vậy phần nào được phản ánh độ lệch chuẩn là 51,6181% với giá trị nhỏ nhất là -370,48% (của công ty thép DANA Ý (DNY) vào năm 2019) và giá trị lớn nhất là 63,44% (của Công ty đầu tư thương mại SMC (SMC) trong năm 2016). Bên cạnh đó, biến phụ thuộc ROA cũng cho thấy giá trị trung bình khá thấp trong khoảng 3,823%. ROA cao nhất trong bảng số liệu thu thập được là 25,45% thuộc về công ty Kim Khí (KKC) từ năm 2016 và công ty thép DANA Ý (DNY) với giá trị nhỏ nhất là -26,57% trong năm 2020 gần nhất. Nhìn tổng quát, với thực trạng của các DN ngành thép khi cạnh tranh khốc liệt tìm kiếm thị phần thì sẽ có những công ty lựa chọn mô hình HĐKD hiệu quả sẽ có KNSL tốt hơn so với những công ty khác trong cùng ngành.

Với biến độc lập ICP ghi nhận kỳ luân chuyển lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 117 ngày và 8 ngày. Kỳ luân chuyển trung bình về HTK xấp xỉ khoảng 35 ngày, đây là con số chấp nhận được với ngành công nghiệp nặng như thép. Với lượng lớn tiêu thụ

Biến tiếp theo được thống kê là RCP với giá trị trung bình là 85,47 ngày, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất được ghi nhận lần lượt là 667 ngày và 3 ngày với thấy độ chênh lệch lớn. Điều này cho thấy, mỗi một DN trong ngành thép theo đuổi riêng cho mình những chính sách tín dụng khác nhau. Với những DN áp dụng chính sách TDTM nới lỏng cho phép khách hàng chiếm dụng vốn của DN nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, từ đó đẩy mạnh doanh thu. Tuy vậy, nếu như khả năng thu hồi nợ của DN không thực sự hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả DN bị thiếu vốn và ảnh hưởng tới khả năng mở rộng SXKD.

Biến độc lập tiếp theo trong mô hình là APP ghi nhận giá trị trung bình là 33,33 ngày, cùng với đó là kỳ thanh toán lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 222 ngày và 1 ngày. Kỳ thanh toán bình quân phản ánh phần nào khả năng chiếm dụng vốn bên ngoài của DN. Nhìn chung tổng thể DN ngành thép, khả năng chiếm dụng của toàn ngành ở con số hợp lý. Một DN trong năm làm ăn tốt và tận dụng được khoản vốn ở bên ngoài trong thời gian dài thì sẽ có cho mình nguồn vốn dồi dào cũng như tiết kiệm được khoản khấu trừ thuế thu nhập DN từ chi phí lãi vay.

Ngoài ra theo mô hình đã thống kê, các biến kiểm soát như DAR ghi nhận tỷ trọng trung bình của ngành ở mức 61,328%, đây là tỷ lệ phù hợp theo kết cấu của một DN (thường sẽ là 60%). Bên cạnh đó, biến CR được thống kê giá trị trung bình là khoảng 1,365. Điều này chứng tỏ tính lỏng của tài sản ngắn hạn DN ngành thép là tốt. Giá trị lớn nhất của CR được quan sát là 4,87 mặc dù được cho là tình hình tài chính tốt nhưng lại mất cân đối khi VLĐ dành vào tà sản ngắn hạn quá nhiều làm gi hiệu quả sử dụng vốn của DN. Biến cuối cùng được áp dụng vào biến kiểm soát trong mô hình là SIZE. Quy mô DN có giá trị trung bình là 6,44675 lần, giá trị lớn nhất là 7,954814 lần, giá trị nhỏ nhất là 4,31971 lần và độ lệch chuẩn là 0,7502628 lần.

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w