Tổng hợp kết quảnghiên cứu

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 69)

Với kết quả thu được từ mô hình khắc phục khuyết tật của FEM, tác giả đưa ra 2 biến có tác động nghịch chiều với ROE, đó là ICP và APP. Trong khi đó, để làm rõ sự ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới KNST trên TTS, tác giả sử dụng mô hình khắc phục khuyết tật của REM với 3 biến có mối quan hệ ngược chiều là ICP, RCP và DAR. Ngoài ra, SIZE có xu hướng tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.

ICP có mối tương quan âm đối với biến ROE và ROA. Số ngày vòng quay HTK càng ngắn thì DN có KNSL trên vốn chủ cao hơn. Kết quả này được giải thích khi mà số ngày lưu trữ HTK trong DN càng ngắn, càng chứng tỏ phần nào DN đã đẩy lượng HTK của mình ra thị trường tiêu thụ càng nhiều. Từ đó doanh thu của DN thép được cải thiện hơn nhiều, cùng với đó là chi phí cho việc lưu kho cũng được giảm và tác động tích cực tới lợi nhuận của DN trong ngành thép. Kết quả này đã được Addae và Nyarko Bassi (2013) chỉ ra.

RCP có mối liên hệ ngược chiều với biến phụ thuộc ROA. Khi số ngày thu tiền bình quân càng được rút ngắn thì khả năng thu nợ của DN càng cao. Một khi có khả năng thu được khoản phải thu của khách hàng nhiều thì phần nào sẽ tác động lên doanh thu của DN. Bolek và Wilinski (2012) với đề tài nghiên cứu của mình đã chứng minh kỳ thu tiền bình quân có mối quan hệ trái ngược với biến ROA.

APP có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Sharma và Kumar (2011) đã phân tích sự ảnh hưởng ngược chiều của kỳ thanh toán bình quân trong đề tài của mình về các nhân tố quản trị VLĐ tới KNSL. Khi số ngày thanh toán các khoản nợ bình quân giảm làm tăng số lần DN phải thanh toán. Điều nay khiến khả năng chiếm dụng vốn của DN thép được tối ưu nhất và phần nào làm tác động tới hoạt động SXKD dẫn tới KNSL của DN toàn ngành cải thiện.

DAR có mối quan hệ ngược chiều với KNSL trên TTS. Thông thường, nếu một DN có hệ số nợ cao nếu biết kết hợp và tận dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính trong DN. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê của 23 DN ngành thép, đa phần các công ty chưa tối ưu nguồn nợ ngắn hạn để cải thiện doanh thu của mình, dẫn đến ROA giảm. Rehman và Khidmat (2014) đã chỉ ra điều này trong nghiên cứu của mình, khi hệ số nợ có mối tương quan đối nghịch với KNSL của DN.

SIZE có mối quan hệ tích cực với ROA của ngành thép. Điều này dễ dàng nhận thấy, khi quy mô công ty càng lớn thì sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều nguồn vốn trên thị trường nhiều hơn. Trong nghiên cứu của Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) đã chứng minh quy mô công ty có tác động cùng chiều với KNSL của công ty.

Kỳ thu tiền bình quân (RCP) N -

Kỳ thanh toán bình quân (APP) - N

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (CR) N N

Hệ số nợ trên TTS (DAR) N -

Nguôn: tác giả tự tổng hợp

Chú thích:

(+): tác động cùng chiều (-): tác động ngược chiều (N): không có ý nghĩa

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong nội dung của chương 3, lịch sử hình thành của ngành thép đã được tác giả khái quát lại cũng như nhắ đến thực trang nói chung của ngành thép hiện nay. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid19, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép trong nước và trên thế giới vẫn đang trong quá trình hồi phục tích cực. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị VLĐ của toàn ngành hay một số những DN cụ thể. Thêm vào đó, thực trạng KNSL của DN ngành thép Việt Nam được tác giả liệt kê ra những cái tên tiêu biểu và nổi trội trong ngành. Ngoài ra, để thực hiện tính thực nghiệm của đề tài, tác giả xây dựng mô hình phân tích sự ảnh hưởng giữa các biến số đại diện cho quản trị VLĐ tới các biến liên quan đến KNSL của DN. Phần mềm stata14 được sử dụng để lựa chọn mô hình phù hợp trong 3 mô hình OLS, FEM và REM. Kết quả cho thấy với biến phụ thuộc ROE thì số ngày một vòng quay HTK và kỳ thanh toán bình quân có tác động ngược chiều. Trong khi đó, số ngày một vòng quay HTK, kỳ thu tiền bình quân, hệ số nợ có tác động trái ngược và quy mô công ty thể hiện chiều tích cực lên biến ROA.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Đinh hướng phát triển ngành thép

Ngành thép vẫn một trong những ngành hàng xuất khẩu tỷ đô khi thị trường toàn cầu đang trong trạng thái hồi phục ở nhiều nền kinh tế. Với dự báo từ các chuyên gia khi nhu cầu tiêu thụ thép vẫn sẽ tăng so với năm 2020 khi các dự án có quy mô lớn vẫn đang được tiến hành. Trong năm 2021, kế hoạch đầu tư công vẫn đang được chính phủ đặt ra các mục tiêu từng quý. Cụ thể, trong 2 quý đầu tiên sẽ hoàn thành giải ngân nốt các dự án từ 2020. Hai quý cuối năm 2021 lần lượt đặt mục tiêu giải ngân 80-90% các dự án trong năm 2021. Ngoài ra bất động sản xây dựng cũng được kỳ vọng, khi các chủ đầu tư dễ dàng hơn khi mặt pháp lý về thời gian cấp phép xây dựng đang dần được chính phủ tháo dỡ. Một khi quá trình giải ngân được đẩy mạnh thì đây tiếp tục là cơ hội lớn cho DN thép thời gian tới.

Cùng với đó, với việc nhiều DN nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam trong năm 2021 sẽ thúc đẩy đầu tư các khu công nghiệp làm nhu cầu về thép xây dựng được cải thiện. Những hiệp định thương mại hội nhập được chính phủ hợp tác với các khu vực sẽ giúp DN phần nào tháo bỏ được các loại thuế quan. Trong khi đó, chủ yếu các DN thép tại Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, với hiệp định được ký kết trong các khối sẽ thúc đẩy sản phẩm xuất khẩu của DN ra thị trường bên ngoài và tiếp cận nguồn đầu vào với chi phí rẻ hơn.

Hiện tại đa số DN thép vẫn gặp hạn chế trong năng lực công nghệ và sản xuất khiến gặp khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm đến từ nước ngoài. Chính vì vậy, DN cần bắt kịp xu hướng đa dạng hóa và tập trung sản xuất thượng nguồn với công nghệ nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của DN. Nhiều DN thép trong ngành vẫn đang được khuyến khích mở rộng quy mô bằng cách tiếp cận bằng các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Do đó, cần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của nhiều DN nhằm tạo thuận lợi cải thiện HĐSX và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất.

4.2. Khuyến nghị

4.2.1. Đối với công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

Với đặc thù chung của ngành thép mang nặng tính sản xuất nên DN cần một lượng lớn nguyên vật liệu, các bán thành phẩm... để quá trình hoạt động của DN được đảm bảo ổn định. Tuy nhiên, nếu duy trì lượng HTK quá lớn sẽ ảnh hưởng phần nào

đến chi phí lưu kho, cũng như rủi ro hư hỏng khi lưu trữ. Đặc biệt, với sản phẩm thép, nếu DN thực hiện bảo quản không đúng cách rất dễ thép bị oxy hóa, rỉ sét hay mốc trắng. Kết quả từ mô hình nghiên cứu đưa ra số ngày một vòng quay HTK có tác động ngược chiều tới ROE và ROA. Do vậy để tăng KNSL, DN ngành thép cần làm giảm đi số ngày vòng quay HTK của mình. Cụ thể với DN thép, hưởng lợi từ nhu cầu thép tiêu thụ đang tăng cao lẫn trong và ngoài nước, các DN cần đẩy mạnh tìm kiếm lượng khách hàng mới cả chất và lượng để đáp ứng được khả năng sản xuất sản phẩm của các DN. Hơn nữa cần nâng cao công tác quản lý kho hàng, ứng dụng vào trong DN các công nghệ quản lý HTK trong bảo quản và vận chuyển để lợi nhuận của công ty được tối ưu hóa. Ngoài ra, thép là ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ nguồn đầu vào về nguyên vật liệu, do đó các DN cũng cần quan sát sự biến động của thị trường nhằm dự đoán và mua sắm kịp thời với chi phí có lợi nhất cho DN.

4.2.2. Đối với công tác quản lý kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ số phản ánh chính sách TDTM của DN. Với mỗi DN sẽ có chính sách khác nhau, với DN áp dụng chính sách nới lỏng thì kỳ thu tiền bình quân sẽ cao và ngược lại. Theo kết quả từ mô hình nghiên cứu, kỳ thu tiền bình quân và biến ROA có tác động nghịch chiều nhau. Để cải thiện KNSL của DN cần giảm thiểu kỳ thu tiền bình quân. Với đặc điểm chung của ngành thép, những hợp đồng kinh doanh thường mang giá trị cao vì DN sẽ sản xuất theo khối lượng lớn. Chính vì vậy, nếu như DN không thu hồi hiệu quả các khoản nợ của khách hàng sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lượng vốn tương đối để duy trì HĐKD của công ty. Do đó, một trong những giải pháp mà tác giả đưa ra là các DN cần có những chính sách mềm dẻo trong hợp đồng giũa hai bên để thu hút khách hàng cũng như sẵn sàng thu được từ khách hàng một lượng vốn đủ để tiến hành HĐKD. Bên cạnh đó, DN cần có hệ thống danh sách điện tử lưu trữ các khoản phải thu để cập nhật và theo dõi lịch sử tín dụng của từng nhóm khách hàng nhằm dễ dàng giảm thiểu rủi ro khi thu hồi những khoản thanh toán.

4.2.3. Đối với công tác quản lý kỳ thanh toán bình quân của doanh nghiệp

Kỳ thanh toán bình quân càng giảm sẽ phần nào tác động đến khả năng chiếm dụng vốn của DN. Sau khi mô hình đưa ra kết quả, ta thấy ROE có mối liên hệ ngược chiều với kỳ thanh toán bình quân. Vì khi DN phải thanh toán khoản nợ của mình

trong thời gian ngắn và nhiều vòng sẽ làm tăng lượng vốn chiếm dụng để phục vụ cho HĐSX của DN. Như đã đề cập ở trên, các DN ngành thép cần một lượng VLĐ dồi dào để có thể mua sắm các nguyên vật liệu nhằm đưa vào quá trình hoạt động. Do vậy, DN cần nâng cao vị thế, tên tuổi của mình trên thị trường nhằm có cơ hội chiếm dụng vốn với thời gian càng lâu càng tốt, nhằm tận dụng nguồn vốn vay ngoài được khấu trừ chi phí lãi vay tính thuế thu nhập DN.

4.2.4. Đối với quy mô doanh nghiệp

Trong lý luận về nhân tố ảnh hưởng nhu cầu VLĐ, quy mô DN nắm yếu tố cơ bản trong việc điều hành VLĐ của DN. Với kết quả có được chương 3, KNSL chịu tác động cùng chiều với quy mô DN. Với một DN có thị phần càng lớn thì càng dễ dàng tận dụng được nguồn vốn nhằm phát huy năng lực trong sản xuất, điển hình như tập đoàn Hòa Phát. Theo cập nhật mới nhất từ quý I/2021, DN này chiếm hơn 1/3 thị phần từ nhóm sản phẩm thép xây dựng và ống thép, trong khi đó ta thấy KNSL của DN này là rất ấn tượng so với toàn ngành. Chính vì vậy, các DN khác cần có những hoạch định rõ ràng trong việc thu hút vốn nhằm cải thiện quy mô của mình. Trong đề tài của mình, tác giả chưa thể tổng hợp những DN không có mặt trên TTCK Việt Nam. Điều này chứng tỏ vẫn còn nhiều DN chưa tiến hành cổ phần hóa, nếu làm được điều này sẽ có rất nhiều DN tiếp cận được nguồn vốn chất lượng nhằm cải thiện quy mô cũng như HĐSX của mình. Ngoài ra, hiện nay đa phần các DN ngành đều sử dụng lò điện hồ quang để phục vụ cho việc sản xuất. Tuy nhiên, cách vận hành này vẫn tiêu thụ điện năng lớn. Vì vậy để tối ưu KNSL của mình DN cần mở rộng thêm quy mô bằng cách áp dụng các mô hình tiên tiến với năng suất cao hơn nhằm phục vụ HĐSX của mình. 4.3. Kiến nghị

Viêc quản trị VLĐ và KNSL của DN sẽ do những nỗ lực từ nội bộ là chủ yếu. Tuy nhiên, với quy mô các DN ngành thép đã chiếm tới 22% trên TTCK. Chính phủ cũng cần có những hướng đi kịp thời và đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển của ngành thép nói chung.

Chính phủ cần quyết liệt đẩy mạnh các dự án đầu tư công vẫn đang ách tắc trong những năm vừa qua. Việc chính phủ cho này không chỉ giúp hoàn thiện hạ tầng thúc đẩy lĩnh vực bất động sản phát triển, mà còn tạo thuận lợi cho ngành thép mở rộng HĐSX trong thời gian tới. Để giảm thiểu sự chậm chạp, các cấp ban hành cần

đánh giá tiến độ triển khai và các yếu tố khách quan và chủ quan. Neu do dịch bệnh, gián đoạn nguồn cung, chậm do cách ly xã hội... thì giải pháp là tăng tốc, nghiên cứu áp dụng các công nghệ thông minh dựa trên thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, chính phủ cần có những kế hoạch phát triển như hướng DN khuyến khích đầu tư vào công nghệ để sản xuất ra sản phẩm về thép có tính chuyên môn cao. Thêm vào đó, với những DN trong nước cần có chính sách phòng vệ thương mại hiệu quả, gỡ bỏ thuế quan để thúc đẩy quá trình xuất khẩu trên thị trường mới.

Với NHNN Việt Nam cần tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng cho các DN thép như kéo dài và giãn các khoản nợ vay sắp đến hạn, ngoài ra xem xét mức lãi suất thấp giúp DN thuận lợi trong việc sử dụng nguồn vốn phục vụ cho HĐSX. Bên cạnh đó, bộ Tài chính cần nghiên cứu để hạn chế gây áp lực thêm cho DN bằng cách giãn thời hạn thu ngân sách hay nộp thuế. Ngoài ra, bộ Kế hoạch & đầu tư cần chủ động đẩy mạnh việc giải ngân đầu tư công bằng cách phối hợp tích cực với các địa phương nhằm rà soát trong việc triển khai các chương trình liên quan trọng điểm tới ngành thép như các dự án đầu tư công trong năm 2021. Bên cạnh đó, bộ Khoa học & công nghệ cần ứng dụng và hỗ trợ cho DN các k thuật hiện đại để sản xuất phôi và thép chế tạo một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Không những vậy, hiệp hôi thép Việt Nam cần đề xuất chủ động với những ban ngành về các chính sách, cơ chế, nhất là vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Qua thực trạng ngành thép ở Việt Nam hiện nay và kết quả mà mô hình nghiên cứu được trình bày trong bài, tác giá đưa ra một số những giải pháp cho công tác quản lý VLĐ của DN. Cụ thể, như đẩy mạnh nguồn khách hàng mới để số ngày một vòng quay HTK được tối giản, đánh giá những chính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả trong từng giai đoạn để có thể thu được những khoản phải thu khách hàng, cũng như nâng cao khả năng chiếm dụng vốn của DN nhằm tận dụng lợi thế nguồn vốn vay nợ ngoài với chi phí lãi vay được khấu trừ vào thuế thu nhập DN.

TỔNG KẾT KHÓA LUẬN

VLĐ với tầm quan trọng của mình khi quyết định trực tiếp đến tính ổn định liên tục trong HĐSX của DN. Chính vì vậy, nhiệm vụ của mỗi DN là quản trị VLĐ của mình một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với những DN sản xuất khi tỷ lệ VLĐ chiếm tương đối cao từ 25-50% trên giá trị TTS. Bởi lẽ đó, DN ngành thép được tác giả chọn làm đề tài trong bối cảnh ngành thép Việt Nam đang cho thấy đà tăng trưởng và cơ hội trong tương lai. Để đánh giá sự tác động quản trị của VLĐ đến KNSL của DN, tác giả chọn lọc và tìm hiểu dựa trên các nghiên cứu trước đây để tìm ra các biến đại diện phù hợp với mô hình mà đề tài đặt ra. Bên đó, tác giả cũng sâu

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w