Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền của các doanh nghiệp ngành

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 38 - 41)

Hưởng lợi từ nền kinh tế theo đà hồi phục trong giai đoạn quý cuối năm 2020, ngành thép Việt Nam duy trì tín hiệu tích cực trong điều kiện bình thường mới khi tiêu thụ và SXKD ghi nhận tăng trưởng. Trong 10 tháng đầu năm 2020, theo số liệu thống kê từ hiệp hội thép Việt Nam, tình hình nhập khẩu về Việt Nam là 11,28 triệu tấn với trị giá trên 6,6 tỷ USD, giảm 7% về lượng và 17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I/2021, khía cạnh nhập khẩu đạt kim ngạch 725 triệu USD, tăng 18,19% về giá trị.

Việc sản phẩm ống thép và tôn mã Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá khiến xuất khẩu ngành thép trong 2020 đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy vậy hòa cùng 410.994 tấn, giá 833,86 USD/tấn, tăng mạnh cả về kim ngạch, lượng và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 613,2% và 550,4% và 9,7%. Những con số trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu sắt thép đang tăng vượt trội so với khối lượng, tác động chủ yếu là do giá tăng mạnh.

3.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép ViệtNam Nam

3.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền của các doanh nghiệp ngànhthép Việt Nam thép Việt Nam

Từ năm 2016 - 2020, tổng hợp từ 23 công ty sản xuất thép trên TTCK Việt Nam, có 5 công ty với mã chứng khoán là HPG - Tập đoàn Hòa Phát, HSG - Tập đoạn Hoa Sen, NKG - Công ty thép Nam Kim, SMC- Công ty đầu tư thương mại SMC, TVN- công ty thép Việt Nam có lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền cao nhất nhóm ngành.

Bảng 3.2: Lượng dự trữ tiền và tương đương tiền của một số DN sản xuất thép tại Việt

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Lượng dự trữ tiền và tương

đương tiền 354.219 305.983 206.133 312.777 794.283

Bảng 3.3: Lượng dự trữ tiền và tương đương tiền trung bình ngành của DN thép tại Việt Nam 2016 -2020 (đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: thống kê mô tả từ phần mềm Stata

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy lượng trữ tiền và các khoản tương đương tiền của các công ty duy trì ổn định trong 4 năm từ 2016 - 2019. Điểm nhấn là trong năm 2020, một vài DN đã cải thiện khoản tiền mặt dự trữ của mình một cách đáng kể. Tiêu biểu ở đây có thể kể đến là Tập đoàn Hòa Phát - HPG khi khoản tiền và tương đương tiền được BCTC năm 2020 ghi nhận con số 13.696.099 (triệu đồng), tăng 9.151.199 (triệu đồng) tương đương 201,35% so với giai đoạn 2019. So với con số trung bình ngành ở năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 312.777 (triệu đồng) và 794.283 (triệu đồng), ta thấy được sự chênh lệch khá lớn. Hay các DN khác như công ty đầu tư thương mại SMC (SMC) hay công ty thép Việt Nam (TVN) cũng ghi nhận mức cải thiện khoản tiền và tương đương tiền tăng gần gấp đôi. Cụ thể, trong năm 2019 khoản được ghi nhận trên BCTC của Công ty đầu tư thương mại SMC - SMC và công ty thép Việt Nam - TVN lần lượt là 596.391 (triệu đồng), 828.844 (triệu đồng) và tăng trong năm 2020 lần lượt 1.183.353 (triệu đồng), 1.520.075 (triệu đồng). Trong khi đó, nếu so sánh 3 DN trên với trung bình ngành, ta thấy được sức khỏe tài chính của một số DN là tương đối tốt. Từ giai đoạn 2017 tới năm 2020, duy trì đủ một lượng tiền để có thể sẵn sàng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như những khoản DN cần chi trả nhằm phản ánh mức thanh khoản của DN một cách cao nhất.

Mặc dù, theo thu thập từ số liệu BCTC đã chọn ra 5 công ty có mức dự trữ tiền và tương đương tiền duy trì cao trong ngành, Công ty thép Nam Kim (NKG) vẫn là công ty có khoản dự trữ tiền còn tương đối thấp so với ngành. Từ năm 2016 - 2020, mức dự trữ tiền được ghi nhận theo BCTC là 174.109 (triệu đồng) và 219.162 (triệu đồng) trong khi đó số liệu trung bình ngành 5 năm gần nhất từ 2017 - 2020 ghi nhận là 354.219 (triệu đồng) và 794.283 (triệu đồng). Với việc chỉ có lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền thấp sẽ khiến các công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng nguồn vốn và dẫn đến kết quả HĐKD bị ảnh hưởng.

2016 2017 2018 2019 2020 HPG 30,84% 22,16% 18,04% 19,07% 19,99% HSG 39,17% 41,38% 31,08% 26,40% 31,11% NKG 31,81% 40,20% 29,80% 32,11% 30,54% SMC 30,90% 33,08% 27,91% 23,72% 26,84% TVN 14,76% 18,42% 23,17% 18,94% 16,89%

Một phần của tài liệu 812 nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w