6. Kết cấu khóa luận:
2.2. Thực trạng hiệu quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Hà
triển Hà Xuân từ năm 2016 đến 2018:
2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá KNSL của một Công ty để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong một chu kỳ nhất định và để ban giám đốc đưa ra các quyết định về tài chính, điều chỉnh hướng kinh doanh phù hợp trong tương lai. Trong bài luận sử dụng mô
hình Dupont để phân tích kĩ hơn về các chỉ tiêu này. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh được tính cụ thể dưới đây:
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Hà Xuân giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: Tính từ BCTC của Hà Xuân
❖Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) :
Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng thêm 0,480%, nghĩa là cứ mỗi một trăm đồng doanh thu thu được thì tạo ra thêm 0,48 đồng lãi. Trong khi đó, sang năm 2018, chỉ số này giảm xuống và quay về mức 0,316%, tức là thu được 0,316 đồng lợi nhuận sau thuế với mỗi trăm đồng doanh thu doanh nghiệp tạo ra trong năm. Chỉ tiêu này có sự thay đổi tăng giảm không ổn định, và vẫn chưa thực sự cao. Để phân tích nguyên nhân của sự biến động này, ta đi sâu phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế.
Từ năm 2016 đến 2018, doanh thu thuần liên tục vọt lên từ 33.819.907.895 đồng lên 82.715.925.107 đồng. Từ năm 2015, do Công ty có phát triển một mảng kinh doanh mới về thi công xây dựng, phá dỡ xây lắp, bên cạnh việc kinh doanh chủ yếu từ trước là mua sắm lắp đặt trang thiết bị cho trường học (như bàn, máy vi tính,...). DTT tăng lên là thành quả của chính sách bán hàng và cung cấp các dịch vụ của Công ty phát huy tác dụng, mảng kinh doanh mới cũng có những sự phát triển mãnh liệt, tạo dựng uy tín trong
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ROS (%) 0,300 0,780 0,316
ngành, thu về được nhiều dự án với các khoản doanh thu lớn hơn các năm trước và đồng
thời cũng không có phát sinh khoản giảm trừ doanh thu trong những năm gần đây. Trong năm 2017, mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) tăng hơn 1,6 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cao hơn trước 1.578.746.247
đồng, chi phí khác giảm hơn 700 triệu đồng và lợi nhuận tăng 556 triệu đồng làm cho LNST tăng nhẹ 371 triệu đồng. Sang năm 2018, lợi nhuận sau thuế giảm xuống là vì chi phí QLDN tiếp tục tăng, GVHB tăng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn hàng bán tăng do trước năm 2016, giá vốn chủ yếu đến từ chi phí thiết bị với số lượng nhỏ nhưng từ những năm tiếp theo, GVHB của Công ty bao gồm thêm các thiết bị xây dựng, các loại máy thi công, vật tư phục vụ cho các công trình xây dựng. Chi
phí QLDN tăng là do chi phí tiền lương, chi phí văn phòng tăng ( bao gồm chi phí văn phòng phẩm, chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao TSCD...).
Cả hai khoản DTT và LNST đều tăng năm 2017 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 4,7 lần trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 1,8 lần nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty tăng. Ngược lại, ROS của Công ty năm 2018 giảm mạnh do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm nhẹ 213 triệu đồng và doanh thu thuần tăng hơn 22 tỷ đồng, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
❖Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):
Hiện nay, mô hình Dupont càng được nhiều người sử dụng hơn để phân tích hoạt
động tài chính của doanh nghiệp. Tuy mô hình đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả, cho phép những người phân tích tài chính nhìn ra được các vấn đề cơ bản nhất của DN, dựa vào đó đưa ra những quyết định chính xác và đạt mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ta sẽ phân tích Công ty theo công thức dưới đây:
ROA = Tổng tài sản bình quânLợi nhuận sau thuế Lợi nhuận thuần— ; A × Doanh thu thuần———-
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
Bảng 2.2. Chi tiết tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của Công ty Hà Xuân
Nguồn: Tính từ BCTC Công ty Hà Xuân
Năm 2017, chỉ số ROA có tăng nhẹ lên đạt 1,197%, nghĩa là cứ một trăm đồng đồng tài sản hiện có mang về cho doanh nghiệp 1,197 đồng lợi nhuận. Dù mức tăng không đáng kể, chỉ 0,275% nhưng lại thể hiện những nỗ lực và cố gắng của Công ty trong thời gian khó khăn. Năm 2018, chỉ số giảm xuống còn 0,354% tương đương với việc cứ một trăm đồng tài sản hiện có doanh nghiệp thu được 0,354 đồng lợi nhuận, giảm
0,853% so với năm trước. Điều này chứng tỏ tỷ suất sinh lời trên tài sản của Công ty chưa tốt. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tăng giảm trong giai đoạn này là:
Thứ nhất, ROS năm 2017 tăng 0,58% vào năm 2016 và giảm 0,46% vào năm kế tiếp. Năm 2017, ROS tăng do LNST tăng nhiều hơn, gấp 2,6 lần so vo với sự tăng lên của doanh thu thuần và là năm sinh lời cao nhất trong 3 năm đánh giá. Sang năm tiếp theo, ROS giảm là do DTT tăng mạnh hơn so với mức tăng của lợi nhuận. Chi phí giá vốn tăng và chi phí QLDN tăng dù giảm nhẹ 69 triệu so với năm 2017. Đó là dấu hiệu cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của Công ty còn kém, lợi nhuận sau thuế không đạt được kết quả mong đợi, vì thế ROS giảm.
Thứ hai, số vòng quay tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2016, HQSDTS là 3,075 , đến năm 2017 giảm xuống còn 1,534 và giảm tiếp xuống còn 1,120 vào năm tiếp
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ROA (%) 0,922 1,197 0,354
Đòn bẩy tài chính (lần) 2,200 7,578 5,608
giảm của năm 2018. Mặc dù cả DTT và tổng tài sản bình quân đều tăng trong chu kỳ nhưng doanh thu thuần tăng lên không đủ đề bù lại mức độ tăng của tổng tài sản bình quân.
Hình 2.3. Cơ cấu tỉ trọng các loại tài sản ngắn hạn trên trên tổng tài sản giai đoạn 2016 - 2018 50,00% 45,00% 40,00% 35,00% 30,00% 25,00% 20,00% 15,00% 10,00% 5,00% 0,00%
Tỷ trọng các loại TSNH trên tông tài sán
■ Năm 2016 ■ Năm 2017 ■ Năm 2018
Tổng tài sản tăng mạnh đa phần vì các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn tăng nhanh chóng như khoản tiền và tương đương tiền, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong năm 2017, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng thêm 25,415 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng 494,8% ), khoản phải thu tăng 14,793 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng 308,4% ) vì khách hàng ứng trước và chuyển khoản để thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký. Ngoài
ra, phải thu ngắn hạn tăng còn là do người mua thanh toán trước nhưng Công ty chưa trả
hàng. Hàng tồn kho của Công ty trong 3 năm cũng tăng nhanh với giá trị lớn ( từ 774 triệu đồng đến 6 tỷ đồng ) vì Công ty dự trữ các vật liệu công trình, hàng hóa thiết bị với
giá trị cao. Bên cạnh đó, Công ty còn gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng tại ngân hàng Agribank Hà Nội nên khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng. Ta thấy HQSDTS của Công
ty trong những năm gần đây lớn hơn 1, nhưng so với ngành là thấp và có sự giảm xuống
cho thấy Công ty quản lý và tận dụng tài sản chưa được hợp lý nên hoạt động kinh doanh
chưa thực sự như mong đợi.
Qua việc phân tích Dupont, ROA của Công ty có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2017 và giảm mạnh năm 2018. Chỉ tiêu chịu sự ảnh hưởng của hai nhân tố là ROS và hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Nguyên nhân thay đổi là do DN mở rộng loại hình kinh doanh với mảng xây dựng nên hàng tồn kho tăng về giá trị, vì thế HQSDTS tăng. Thêm vào đó, dù doanh thu tăng cao do các hoạt động bán trang thiết bị và cung cấp dịch vụ xây dựng, nhận nhiều dự án đấu thầu thành công nhưng chi phí nguyên vật liệu xây dựng
tăng, chi phí công trình, chi phí mặt bằng và chi phí cho các dịch vụ trong hoạt động mua
sắm, lắp đặt thiết bị đắt hơn nên KNSL của Công ty thấp.
❖Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE):
Trong các chỉ tiêu đánh giá KNSL, ROE được các nhà phân tích cho là chỉ tiêu thiết yếu nhất trong phân tích hiệu quả kinh doanh. Dựa vào Dupont, ta có công thức tính như sau:
ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tài sản x Đòn bẩy tài chính Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Từ công thức trên, ta thấy ROE phụ thuộc vào ba nhân tố chính. Đó là khả năng sinh lời của doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính. Ta có bảng tính chi tiết ROE dưới đây:
Nguồn: Tính từ BCTC Công ty Hà Xuân
Năm 2017, tỷ suất LNST tăng vượt trội lên 9,07%, nói lên với một trăm đồng vốn
chủ sở hữu mang đi đầu tư, Công ty thu về 9,066 đồng lợi nhuận. Sang năm 2018, ROE của Công ty giảm mạnh 7,08%, tức là với một trăm đồng VCSH tạo thêm, Công ty sẽ mất đi 7,08 đồng lợi nhuận. Giải thích cho vấn đề này là:
Thứ nhất, ROA chịu ảnh hưởng của ROS và HQSDTS đã được phân tích ở bên trên. ROS có xu hướng tăng vào năm 2017 và giảm vào năm 2018, trong khi hiệu suất sử dụng tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2017, ROS tăng gấp 2 lần và bù đắp được mức độ giảm 1,5 lần của số vòng quay tài sản nên kết quả là ROA tăng. Năm 2018, cả hai chỉ số ROS và HQSDTS đều giảm nên làm ROA giảm xuống.
Thứ hai, đòn bẩy tài chính là mối liên kết giữa nợ phải trả và VCSH trong quản lý chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính của Công ty tăng vọt lên 7,578 lần, tăng 5,378 lần so với năm 2016 và giảm xuống còn 5,608 lần vào năm 2018. Nguyên nhân tăng trong năm 2017 là do tổng tài sảnVCS bình quân tăng cao hơn rất nhiều so với mức độ tăng của VCSH và Công ty đầu tư vào tài sản của mình đa phần bằng khoản nợ phải trả. Tổng tài sản tăng là bởi một số khoản như tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó, khoản tiền ứng trước của khách
hàng (tăng 20 tỷ đồng) và khoản phải trả người bán ( tăng 30 tỷ đồng) tăng so với năm 2016 bởi vì Công ty bắt đầu nhận các dự án thầu về xây dựng với một số hợp đồng ứng trước một phần tiền. Đây là hai khoản Công ty chiếm dụng được và nguyên nhân chính làm nợ phải trả tăng hơn 54 tỷ đồng. Vì vậy mà đòn bẩy tài chính trong năm tăng hơn rất nhiều. Sang năm 2018, đòn bẩy tài chính giảm xuống do mức độ tăng của tổng tài sản (1,87 lần) không bù đắp được mức độ tăng của VCSH ( 2,52 lần). Trong năm, VCSH
tăng mạnh do người chủ sở hữu Công ty tăng vốn điều lệ của Công ty lên 20 tỷ đồng, tăng 15,2 tỷ đồng so với trước đó. Đồng thời, nợ phải trả giảm nhẹ 2 tỷ do sự giảm xuống
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 3,075 1,534 1,120 Tỷ lệ doanh lợi vốn kinh doanh 0,009 0,012 0,004
Theo mô hình Dupont, ta thấy rằng ROE có thay đổi trong giai đoạn 2016 - 2018.
ROE tăng năm 2017 và giảm năm 2018 phần lớn do chịu tác dộng tăng giảm của đòn bẩy tài chính. Vì thế bên cạnh việc sử dụng đòn bẩy thì Công ty cần có những biện pháp khác để quản lý hiệu quả sử dụng chi phí, tận dụng triệt để hiệu quả của tài sản nhằm làm tăng khả năng tạo ra lãi cao hơn cho Công ty. Trong năm 2017, Công ty nhận thấy sự tăng vọt của ROE đến từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, có thể gây ra rủi ro trong
tương lai nên sang năm tiếp theo, Công ty đã có những điều chỉnh cho hợp lý hơn, đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, các tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều
có xu hướng chung, đó là đều tăng lên vào năm 2017 và giảm xuống vào năm 2018. Mặc
dù các chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi của Công ty đều dương chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng lại thấp so với các chỉ số trung bình ngành xây dựng, vì vậy Công ty hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần điều chỉnh lại cách quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, để tăng khả năng sinh lợi và ổn định tình hình tài chính cho Công ty.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Vốn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, quyết định sự tồn tại và phát triển. Vốn không chỉ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, duy trì đầu tư sản xuất, mà còn là yếu tố mở rộng phạm vi hoạt động, thị trường tiêu thụ. Việc đánh giá HQSDV là đánh giá việc doanh nghiệp sau một chu kỳ kinh doanh bằng nguồn vốn có khả năng sinh lời để đảm bảo doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển hay không. Dưới đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQSDV qua ba năm.
Tỷ lệ doanh lợi vốn cố định 0,051 0,533 0,108 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 8,455 9,961 6,496 Tỷ lệ doanh lợi vốn lưu động 0,025 0,076 0,020 Hệ số vòng quay hàng tồn kho 642 16,44 12,40 Hệ số vòng quay khoản phải trả 52 18 14
Nguồn: Tính từ BCTC của Công ty Hà Xuân
❖Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSSDVKD) vào năm 2017 là 1,534; cứ một đồng đem đi kinh doanh thì tạo ra 0,1534 đồng doanh thu. Sang năm tiếp theo, HSSDVKD giảm còn 1,120; nghĩa là một đồng vốn kinh doanh mang lại 0,112 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng VKD chịu tác động bởi hai yếu tố doanh thu thuần và nguồn vốn kinh doanh. DTT tăng qua các năm nhưng mức độ tăng nhỏ hơn mức độ tăng
của nguồn vốn nên kết quả là HSSDVKD giảm xuống. Doanh thu thuần tăng là do những
kết quả của sự cố gắng của tất cả các thành viên trong việc đổi mới kinh doanh và tăng tỷ lệ trúng thầu trong các dự án thi công hoặc mua sắm thiết bị trường học. Nguồn vốn kinh doanh tăng mạnh chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn đến từ khoản nợ phải trả người bán và khách hàng ứng tiền trước tăng vọt vào năm 2016.
Tỷ lệ doanh lợi vốn kinh doanh năm 2017 là 0,012 nghĩa là cứ một đồng vốn kinh
doanh thì tạo ra 0,0012 đồng lợi nhuận. Năm 2018, hệ số này của Công ty giảm đi 0,008,
nghĩa là Công ty mất đi 0,0008 đồng lợi nhuận với mỗi đồng vốn mang đi đầu tư. Chỉ tiêu này giảm qua đa phần do sự tăng lên nhanh chóng của nguồn vốn kinh doanh. Năm 2017, Công ty ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong 3 năm phân tích nhưng vẫn không
đủ đề bù dắp cho sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh. Lợi nhuận tăng do doanh thu thuần tăng mạnh và một số khoản chi phí bị cắt giảm như chi phí tài chính và chi phí khác. Sang năm 2018, LNST giảm do giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, vì thế, lợi nhuận gộp giảm và cuối cùng làm tỷ lệ doanh lợi vốn kinh doanh giảm.
❖Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2016 là 16,91 có nghĩa với cứ một trăm đồng vốn cố định bỏ ra thì Công ty thu về 16,91 đồng doanh thu. Năm 2017, số vòng quay vốn cố định tăng vọt lên 68,4 vòng, tăng 51,49 vòng so với năm trước do tài sản cố định