Nguyên nhân gây ra hạn chế về hiệu quả kinhdoanh của Công ty Hà Xuân:

Một phần của tài liệu 777 nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển hà xuân,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 81)

6. Kết cấu khóa luận:

2.3.3. Nguyên nhân gây ra hạn chế về hiệu quả kinhdoanh của Công ty Hà Xuân:

a. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, doanh nghiệp chưa kiểm soát được số lượng hàng cần thiết và dự trữ để đặt mua với bên bán trong việc thực hiện công trình. Nhiều dự án xảy ra trường hợp đặt vượt quá số lượng máy thi công, trang thiết bị dạy học, bàn ghế,... làm lượng hàng tồn kho của Công ty tăng lên, cũng làm lãng phí VKD. Nhưng cũng có những dự án đặt thiếu số lượng cần dùng, đến lúc cần thiết thì không có, gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thiện công trình. Bên cạnh đó, nhân viên vẫn chưa tạo dựng thói quen tiết kiệm nguyên vật liệu cho Công ty. Nhiều vật tư, vật liệu sử dụng một cách lãng phí và nhiều thiết bị, máy móc bị mất trong quá trình xây dựng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,

tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Thứ hai, công tác quản lý các khoản phải thu tại Công ty còn kém, trong kỳ, khoản

phải thu khách hàng có nhiều biến động, tăng cả về bên nợ và bên có. Bên nợ tăng do Công ty vẫn còn tình trạng nới lỏng tín dụng với các khách hàng, chưa xây dựng một chính sách tín dụng hoàn chỉnh với mọi đối tượng khách hàng. Công ty đối diện với tình

trạng vừa ứng trước tiền cọc cho bên nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, người bán và vừa cho

chủ thầu trả chậm với các khoản lớn, trả dần theo từng đợt với thời gian dài nên có thể gây ra bất lợi với Công ty trong việc thiếu vốn kinh doanh trong kỳ. Bên có tăng do khách chủ thầu ứng trước tiền hợp đồng nhưng doanh nghiệp chưa trả hàng và bên có tăng nhiều hơn bên nợ nên tài khoản khoản phải thu dư bên có. Khoản phải thu của Công ty chủ yếu là do tác động của việc DN chậm thời gian giao hàng, kéo dài thời hạn sử dụng vốn ứng trước của khách hàng, vì thế có thể gây ra mất cân bằng, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính như rủi ro thanh khoản.

Thứ ba, DN không sử dụng vốn vay bên ngoài mà chủ yếu phụ thuộc vào nguồn phải trả người bán và khách hàng ứng tiền trước để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, nợ phải trả của doanh nghiệp là rất lớn, lớn hơn số vốn góp của chủ sở hữu, vì thế mà cơ cấu nguồn vốn chênh lệch quá cao, nghiêng về phía nợ phải trả (năm 2017, nợ phải trả chiếm đến 92% trên tồng nguồn vốn). Vì thế năng lực tự chủ tài chính của doanh nghiệp còn thấp, phụ thuộc vào vốn từ bên thứ ba để hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, DN thường chỉ nhận hàng tại những nhà sản xuất đã có mối quan hệ làm ăn từ trước, thay vì đi tìm kiếm những nhà sản xuất, đại lý mới với giá đầu vào rẻ hơn. Đồng thời, Công ty nhận càng nhiều dự án thì số lượng hàng hóa cần thiết lại tăng lên, bao gồm cả hàng hóa dùng để dự phòng cho mỗi dự án nên làm cho GVHB tăng lên. Bên cạnh đó, mở rộng mô hình kinh doanh sang ngành xây lắp cũng làm cho Công ty phát sinh thêm chi phí nhân công vì tuyển thêm nhiều người cho công trình xây dựng, chi phí vật tư, vật liệu xây dựng, chi phí máy thi công tăng vì cần nhập các thiết bị phục vụ cho quá trình san lấp, xây lắp...

Thứ năm, tuy là Công ty nhỏ nhưng thông tin chuyển giao giữa các bộ phận không

nhanh, không kịp thời và linh hoạt dẫn đến việc khó phòng ngừa các yếu tố có thể xảy ra. Đôi khi xảy ra trường hợp báo cáo số lượng giữa bên kinh doanh và bên kế toán có sự khác biệt nên làm các phòng mất thời gian rà soát, kiểm tra lại thông tin. Đồng thời, việc tiếp cận các nguồn thông tin bên ngoài vẫn còn chậm, dễ đánh mất cơ hội vào tay đối thủ cạnh tranh, nhiều dự án đấu thầu không thành công.

Thứ sáu, Công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, san lấp mặt bằng là chủ yếu nhưng lại không có nhiều sự đầu tư nâng cấp về khoa học công nghệ. Vẫn sử dụng các loại máy móc cũ, với chi phí mua đầu vào cao nhưng mang lại hiệu quả năng suất không cao, hao mòn TSCĐ lớn nên thường mất thêm chi phí sữa chữa khi hỏng hóc,

chi phí nhân công cũng tăng cao vì sử dụng nhiều nhân công hơn là sử dụng máy móc phục vụ cho quá trình san lấp mặt bằng, lắp đặt các thiết bị.

Thứ bảy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên quản lý là không cao, còn nhiều hạn chế. Chưa có thước đo cụ thể trong việc đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Trình độ của nhân viên lao động không cao, không được đào tạo bài bản, chủ yếu là kinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người mới, cầm tay chỉ việc, chứ không quá chuyên sâu. Công ty cũng không yêu cầu trình độ cao với nhân viên thời vụ. Vẫn còn hiện trạng người nào làm việc người ấy, tính

kết nối trong công việc còn kém. Ban quản lý công trường đôi khi không nắm rõ dược tình hình, không cập nhật được thông tin, quản lý nhân công còn lỏng lẻo, để xảy ra trường hợp người ngoài không có phận sự đi vào công trường.

b. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, trong những năm gần đây, thị trường bất động sản không có nhiều xu hướng phát triển nên việc đấu thầu để thi công các công trình xây dựng mới càng trở nên

khó khăn. Công ty vẫn là một doanh nghiệp mới trong mảng xây dựng nên cơ hội thắng thầu các dự án lớn vẫn còn khó khăn vì do cả danh tiếng và tiềm lực kinh tế không đủ. Đồng thời, Công ty cũng đối mặt với rất nhiều doanh nghiệp xây dựng lâu năm trong nghề, có tỷ lệ trúng thầu cao càng khiến Công ty gặp bất lợi để thực hiện đầu thầu thành công các dự án, mang về doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

Thứ hai, vì doanh nghiệp thuộc bên nhập và chuyển giao hàng hóa cho bên chủ thầu nên việc đảm bảo chất lượng hàng, số lượng hàng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của DN bị phụ thuộc vào bên nhà sản xuất. Vì thế, chi phí về các yếu tố đầu vào của

trường hợp bên nhà sản xuất giao chậm hàng hóa, cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình, kéo dài thời gian thi công, sẽ làm gia tăng thêm nhiều khoản phí kèm theo, và cũng

gây ảnh hưởng đến uy tín làm việc của Công ty với các chủ thầu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Toàn bộ chương hai đã trình bày, khái quát các vấn đề về thực trạng kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hà Xuân, đánh giá hiệu quả kinh doanh qua hệ thống các chỉ tiêu trong giai đoạn 2016 - 2018. Dựa vào kiến thức, cơ sở lý luận từ chương 1, chương 2 đưa ra các nhận xét, đánh giá chi tiết về từng yếu tố có liên quan đến việc xác định một DN có hoạt động hiệu quả hay không. Trên cơ sở đó, rút ra được những kết quả và hạn chế của Công ty trong ba năm gần đây, từ đó khắc phục và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Sang chương 3, bài luận sẽ đưa ra một số giải pháp cho vấn đề đang được nghiên cứu tại Công ty Hà Xuân.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu 777 nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển hà xuân,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w