Giải pháp về nguồn vốn

Một phần của tài liệu 777 nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển hà xuân,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82)

6. Kết cấu khóa luận:

3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn

Theo phân tích từ BCTC, tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ nợ trên VCSH cao, vẫn còn phụ thuộc bởi nguồn vốn bên ngoài để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, chưa tự chủ được khả năng về tài chính. Bộ máy quản trị doanh nghiệp còn hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn, cũng như sử dụng vốn hợp lý để đầu tư vào các khoản mục cần thiết. Trình độ lao động còn thấp, chưa áp dụng nhiều các tiến

bộ khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất công trình. Vì thế DN cần một số giải pháp thiết thực để điều chỉnh hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Thứ nhất, DN đang sử dụng vốn từ nợ phải trả người bán, khoản tiền chủ thầu ứng sớm theo hợp đồng, đây là những khoản doanh nghiệp chiếm dụng mà không cần trả chi phí để có thể sử dụng nhưng khuyết điểm của hình thức này là chỉ có thể chiếm dụng tạm thời trong ngắn hạn (dưới 12 tháng), không thể duy trì lâu dài và sẽ làm gián đoạn các HĐKD đang diễn ra. Vì thế DN nên xây dựng chiến lược kêu gọi, sử dụng nguồn vốn thích hợp hơn với thị trường tại từng thời điểm. Đồng thời, xác định tình hình

tài chính hiện tại bằng cách phân tích, tính toán các số liệu những năm trước và đưa ra những dự đoán về tình hình kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới, về sự thay đổi của thị trường. Từ đó, xác định chính xác tình hình nguồn vốn hiện có và trong trường

hợp DN thiếu hụt vốn, có thể kịp thời huy động vốn từ các kênh phù hợp. Hạn chế để xảy ra tình trạng thừa vốn, lãng phí vốn hoặc thiếu vốn. Để thực hiện được DN cần quan

tâm hơn trong việc tổ chức tốt công tác phòng ban kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, cần có những báo cáo phân tích tình hình tài chính Công ty cuối năm để ban giám đốc

có thể tăng cường quản lý, kiểm soát tình trạng kinh doanh, có cái nhìn chính xác và tổng quát về năng lực tài chính hiện tại và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn về Công ty trong tương lai.

Thứ hai, DN khó dự đoán trước những yếu tố rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng,.... Vì vậy, để hạn chế những tổn thất

thể xảy ra trong tương lai, Công ty cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh bị thiếu, Công ty có thể đáp ứng ngay nguồn bù đắp khác, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, một số biện pháp có thể áp dụng như trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho.

Trên đây là một số biện pháp nhỏ đưa ra để cải thiện tình hình sử dụng vốn của Công ty mà vẫn đảm bảo phù hợp với các chính sách liên quan đến tài chính Nhà nước ban hành. Để thực hiện được các biện pháp trên, ban quản lý cần nâng cao trình độ quản

trị doanh nghiệp, phòng kế toán phải thường xuyên báo cáo kịp thời và chính xác về tình

hình tài chính của Công ty trong từng thời điểm trong năm để ban giám đốc có thể kịp thời nắm bắt và đưa ra những quyết định sử dụng vốn đúng đắn, tránh gây lãng phí nguồn

vốn dùng để đầu tư và duy trì HĐKD. 3.2.2. Giải pháp về hàng tồn kho:

Lãng phí hàng tồn kho sẽ làm tốn thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp, nếu không quản lý một cách hiệu quả có thể sẽ làm mất cân đối dòng tiền, và ngầm thể hiện sự thiếu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty có lượng hàng hóa thiết bị xây dựng, thiết bị trường học chiếm tỷ trọng lớn trong HTK. Vì vậy cần có những biện pháp để tối ưu hóa kiểm soát hàng tồn kho bằng cách tối ưu hóa việc kiểm soát lượng hàng hóa có trong kho.

Thứ nhất, cần khoanh vùng số lượng hàng cần đặt cùng với mức dự phòng cần thiết và đặt đúng mẫu mã, thiết kế của hàng hóa sau khi có sự bàn bạc nhất trí với bên chủ thầu, tránh để xảy ra tình trạng đặt sai, đặt quá số lượng làm tăng chi phí quản lý kho

và gây tình trạng khó đẩy đi tiêu thụ được lượng hàng đặt sai. Trường hợp doanh nghiệp đặt sai sẽ làm mất thêm một khoản phí để hủy hoặc thay đổi hàng hóa với bên nhà sản xuất, mất thêm chi phí vận chuyển. Đồng thời, Công ty cũng nên kiểm soát lượng hàng trong kho, bao nhiêu hàng đã xuất, bao nhiêu hàng còn tồn trong kho một cách chính xác.

Thứ hai, xây dựng điều kiện chặt chẽ với hai bên cung cấp hàng hóa và nhà thầu chính. Yêu cầu bên sản xuất, đại lý đảm bảo về chất lượng sản phẩm, quy trình vận chuyển, thời gian giao hàng kịp thời, đúng tiến độ. Đối với các chủ thầu, cần có sự thống

nhất ý kiến về bản vẽ, cách thiết kế, về yêu cầu loại hàng hóa từ màu sắc, kích thước,... hoặc đặc biệt yêu cầu hàng hóa đến từ một hàng nào đó từ trước. Điều đó sẽ làm Công ty thực hiện được đúng yêu cầu của khách hàng, làm tăng độ tin cậy với bên chủ thầu, tăng tiến độ công trình.

Thứ ba, xây dựng chính sách dự phòng hàng tồn kho, áp dụng mô hình hàng tồn kho để giảm thiểu chi phí như mô hình EOQ, là mô hình dùng để tính lượng hàng tối ưu nhất mua vào để dự trữ, giải quyết vấn đề tiết kiệm chi phí nhiều nhất mà vẫn đáp ứng được nhu cầu hàng hóa khi cần thiết. Ngoài ra, còn có mô hình ABC analysis với phương

pháp phân loại sản phẩm và nguyên liệu trong kho, từ đó đánh giá trọng tâm để đầu tư nguồn lực. Với mỗi loại hàng hóa sẽ có cách quản lý thích hợp nhất.

Để thực hiện các biện pháp trên, Công ty cần xây dựng một đội ngũ quản lý hàng

tồn kho chuyên nghiệp, thường xuyên kiểm tra lượng hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng

trong kho và báo cáo về phòng kế toán, ban giám đốc khi có sự thay đổi trong kho. Phòng

kế toán cũng nên kiểm tra kho để đối chiếu với các văn bản do quản lý kho, kế toán tại kho gửi đến. Đồng thời kết hợp với phòng kinh doanh để đẩy nhanh tiêu thụ lượng hàng còn sót lại từ các công trình. Với các hàng tồn kho là vật liệu xây dựng nên linh hoạt sử dụng cho các công trình khác.

3.2.3. Giải pháp về các khoản phải thu:

Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn tài sản ngắn hạn, một phần nhỏ là do khách hàng trả chậm, Công ty chưa thu hồi được nợ nhưng phần

lớn là do Công ty nhận tiền ứng trước của khách hàng nhưng chưa kịp bàn giao hàng hóa

để xuất hóa đơn nên khoản phải thu khách hàng tăng nhanh bên có trong bảng cân đối kế toán.

Với trường hợp chưa thu hồi được nợ, DN cần tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng từ khách hàng để tăng nguồn vốn kinh

doanh, phục vụ quá trình bán hàng cho Công ty. Vì doanh nghiệp hoạt động trên các dự án đấu thầu với các khách hàng lớn nên để hạn chế tối đa việc vốn bị chiếm dụng, trước khi ký hợp đồng, Công ty cần phân loại từng khách hàng dựa trên khả năng thanh toán của họ. Ví dụ như xếp các doanh nghiệp thanh toán đúng thời hạn vào một nhóm, các doanh nghiệp thường thanh toán muộn vào một nhóm. Hợp đồng phải quy định chính xác về thời gian, cách thức thanh toán và phương án phạt trong trường hợp có bên vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, các khoản phải thu theo thời gian để kịp thời xử lý thanh toán nợ và nhắc nhở khách hàng trả nợ theo đúng thời gian.

Với trường hợp Công ty chưa kịp giao hàng, xuất hóa đơn với bên mua hàng, bên

chủ thầu, để làm giảm khoản phải thu này, Công ty cần phải đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời hạn và có chất lượng tốt từ bên nhà sản xuất. Giữ mối quan hệ thân thiện,

lâu dài với các nhà cung cấp mà Công ty đánh giá tốt từ việc hợp tác những lần trước để quá trình đặt hàng sau này được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, giảm bớt một số giai đoạn

trong quá trình bàn bạc. Với các nhà cung cấp mới, DN cần kiểm tra, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đặt hàng, kiểm tra lượng hàng của bên bán có đủ hàng mà DN đang cần hay không, giá cả có hợp lý không, bên bán có uy tín không hay chất lượng hàng có được đảm bảo hay không, thời gian bảo hành với hàng hóa là bao lâu. Đồng thời, DN cũng cần giao đúng hẹn với bên chủ thầu, tránh làm chậm trễ để phát sinh thêm nhiều khoản chi phí không cần thiết.

3.2.4. Giải pháp về giá vốn hàng bán

Chi phí là một trong các yếu tố chính khiến lợi nhuận kinh doanh của Công ty giảm xuống, hiệu quả kinh doanh của Công ty không đạt được kỳ vọng như mong đợi. trong đó, GVHB là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong quá trình sản xuất. Để quản lý tốt giá vốn, cần có những biện pháp cần thiết và kịp thời để giảm giá vốn hàng bán:

Đầu tiên, Công ty cần xác định một định mức chi phí cụ thể với từng danh mục chi tiêu hiện tại là bao nhiêu và nghiên cứu, so sánh với các dữ liệu những năm trước. Từ đó đưa ra định mức cho mỗi chỉ tiêu tối đa dựa trên tiêu chuẩn, trường hợp cụ thể với

từng hoạt động của DN, phù hợp với sự thay đổi về giá cả hàng hóa nhập từ bên đại lý, nhà cung ứng và chiến lược phát triển của Công ty tại thời điểm đó. Với giai đoạn trước năm 2017, giá vốn chủ yếu là do chi phí về thiết bị nhưng từ năm 2017, giá vốn chủ yếu là các vật tư xây dựng, chi phí máy móc thi công với giá trị lớn nên kế toán cần xác định

mức giá so với năm trước của chỉ tiêu này rồi đưa ra mức chi phí nhất định, tránh trường

hợp chi phí phát sinh ngoài mục đích.

Thứ hai, mở rộng, tăng cường, giữ vững quan hệ với các bên bán hàng để nguồn cung thiết bị được ổn định, liên tục và đảm bảo chất lượng các nguồn hàng. DN kinh doanh đa dạng mặt hàng thiết bị giáo dục nên tìm hiểu các nhà cung ứng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất, tránh trường hợp chỉ giao cho một bên cung ứng cung cấp toàn bộ số lượng hàng hóa Công ty đặt mua. Từ đó, làm giảm chi phí vật liệu, hàng hóa đầu vào.

Thứ ba, Công ty cần kiểm soát, yêu cầu phòng hành chính - kế toán đưa ra những

dự toán về chi phí và khuyến khích nhân viên tham gia quá trình tiết kiệm chi phí cho Công ty. Với các nhân viên có những ý kiến đóng góp và giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí trong quá trình kinh doanh thì nên có những chế độ khen thưởng và cũng

để thúc đẩy các nhân viên khác tự làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và

thiệt hại, góp phần trong việc giảm chi phí, hơn là đẩy toàn bộ việc đó lên vai nhà quản lý. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng các nhân công có trình độ, có tay nghề, quen việc cũng

giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản nhỏ về chi phí nhân công.

Thứ tư, Công ty cũng nên phòng ngừa các trường hợp, tình huống xấu có thể xảy

ra, hạn chế tối đa thiệt hại do tài sản, thiết bị hỏng hóc gây ra. Những tổn thẩt về tài sản, thiết bị không chỉ làm giảm năng suất làm việc trong thời gian thi công mà thiết bị được sửa chữa còn khiến doanh nghiệp tiêu tốn một khoản phí bao gồm tiền công sửa, thời gian sửa và các vật tư thay thế. Từ đó, làm giảm NSLĐ, thậm chí có thể khiến doanh

nghiệp phải đền bù hợp đồng vì không kịp tiến độ công trình theo hợp đồng. Để cắt giảm

chi phí này, DN cần thường xuyên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị của mình để có thể kịp thời thay thế bộ phận bị hỏng hóc.

Thứ năm, tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí không cần thiết. Vì Công ty thuê lao động bên ngoài nên nếu xảy ra tai nạn nơi làm việc, sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh kèm theo (như chi phí thuốc

thang,...), phí bảo hiểm tăng, Công ty mất uy tín trước các nhà thầu, Chủ đầu tư. 3.2.5. Giải pháp về nhân sự

Nâng cao NSLĐ cũng là một biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Một lao động làm việc hiệu quả, năng suất cao sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên, DN cần tăng cường chính sách tuyển dụng nhân lực, đặc biệt nhân lực trình độ cao, bố trí công việc phù hợp, đồng thời cải thiện các chính sách đào tạo, đánh giá kết quả đối tượng đào tạo một cách nghiêm túc, đảm bảo nhân viên được tuyển dụng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Tiếp theo, các nhân viên trong cần ty cần có sự đoàn kết, kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp, phối hợp nhịp nhàng

trong công việc, đảm bảo mỗi tiến độ công trình diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ, không để xảy ra trường hợp chậm tiến độ do các bộ phận không nhanh chóng chuyển giao công việc, thông tin một cách chính xác. Đối với những nhân viên hiện có, cần phải

trau dồi kiến thức, tiếp tục học hỏi để nâng cao năng lực của bản thân. Cuối cùng, nhà quản lý cũng cần có sự am hiểu tường tận về ngành, có khả năng tư duy, phán đoán và vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai phù hợp với thực tế, giúp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, biết cách quản lý nhân viên cấp dưới, giúp họ phát huy sở trường của bản thân và tiếp tục học hỏi, trao đổi các kiến thức mới, tự nâng cao trình độ, cập nhật thông tin nhanh chóng, năm bắt những thay đổi của xã hội có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra giải pháp hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty, từ việc phân tích đánh giá hiệu quả qua một số chỉ tiêu để đưa ra những hạn chế và nguyên nhân nhân trình bày ở chương

2, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty. Đó là việc cân đối

cơ cấu nguồn vốn, tăng cường công tác quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí và nâng cao, cải thiện năng lực, trình độ lao động.

KẾT LUẬN

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của mỗi DN và việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những cách thức giúp DN đạt được lợi nhuận mong muốn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này doanh nghiệp cần phân tích BCTC, tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, đánh giá tình hình thực tế doanh nghiệp, chỉ ra các ưu điểm đạt được để tiếp tục phát huy và nhược điểm tồn tại để phát hiện các nhân tố ảnh hưởng khiến hiệu quả kinh doanh còn thấp.

Công ty hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn đọng như chi phí cao, lợi nhuận thấp, hệ số nợ cao, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thấp, hiệu qủa sử dụng vốn

thấp... Để cải thiện tình hình, Công ty cần hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao trình độ nhân viên và ban quản lý, chú trọng vào việc phân tích BCTC cuối năm để kịp thời đưa ra phương hướng phát triển cho năm tới. Vì vậy, qua bài viết này em mong muốn đóng góp một số giải pháp giúp Công ty khắc phục được phần nào đó trong quá trình giải

Một phần của tài liệu 777 nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển hà xuân,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w