Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:

Một phần của tài liệu 777 nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển hà xuân,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 68)

6. Kết cấu khóa luận:

2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:

Lao động là một nhân tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh và quyết định đến sự tăng trưởng của Công ty. DN cần phải có những nhận định về tình hình sử dụng lao động để có thể khai thác điểm mạnh và hạn chế điểm

yếu của người lao động, giúp DN mở rộng và phát triển hơn trong những năm kế tiếp.

Doanh thu thuần về hoạt động kinh

doanh (Triệu đồng) 33.819 60.683 82.715

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Triệu

đồng)

130 596 383

Tổng số lao động (người) 550 595 613

Doanh thu bình quân một lao động

(Triệu đồng/ người) 61 101 134

Mức sinh lợi của một lao động (Triệu

CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh thu thuần 33.819 60.683 82.715

Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 130 596 383

Nguồn: Phòng hành chính - kế toán Công ty Hà Xuân

Qua bảng ta nhận xét thấy doanh thu bình quân mỗi lao động tạo ra tăng qua các năm. Từ năm 2017, năng suất lao động tăng lên 40,497 triệu đồng (tỷ lệ tăng 66%) và theo đà tăng thêm gần 33 triệu đồng ( tỷ lệ tăng 32%) vào năm tiếp theo. Tổng số lao động biến động theo năm, bao gồm nhân viên chính thức và nhân viên thời vụ. Số lượng

nhân viên thời vụ phụ thuộc vào số lượng và quy mô mỗi công trình. Năng suất lao động

tăng lên là thành quả của việc đào tạo, tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề, thạo việc

và nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng của các thiết bị phụ trợ trong quá trình hoàn

thành dự án. Năm 2017, cả hai chỉ tiêu NSLĐ và KNSL trên một người đều tăng là do lợi nhuận và DTT tăng lên, là kết quả của việc nhân viên làm việc có hiệu quả, mang về lợi ích cho Công ty. Tuy sang đến năm 2018, mức sinh lời bình quân của một nhân viên giảm xuống do lợi nhuận cùng năm giảm, vì các chi phí và giá vốn mà Công ty chi ra tăng nhanh nên khi đem doanh thu trừ đi chi phí thì lợi nhuận còn lại là rất ít. Nhìn chung

trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, hiệu quả sử dụng lao động được nâng cao dù không ổn định nhưng giúp Công ty tiết kiệm phần nào chi phí sử dụng lao động, tiết kiệm được thời gian làm việc và giảm thời gian khấu hao tài sản của DN,... dẫn đến tăng

doanh thu và giúp DN phát triển quy mô, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí kinh doanh đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển của DN, ảnh hưởng

đến kết quả hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp. Chi phí nếu được quản

lý tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty, nhưng nếu công tác quản lý chưa đem lại hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với hiều rủi ro, đưa Công ty vào tình trạng kinh doanh kém và nếu kéo dài trong nhiều năm sẽ khiến Công ty có thể rơi vào bờ vực thua lỗ, thậm chí là phá sản.

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Tổng chi phí 33.860 60.118 82.760 Hiệu quả sử dụng chi phí 0,999 1,009 0,999 Tỷ suất doanh lợi chi phí 0,004 0,010 0,0046

Nguồn: Tính theo BCTC của Hà Xuân

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá vốn hàng bán 89,28 92,34 94

Chi phí tài chính 002 0 0

Chi phí QLDN 851 760 5^44

Qua bảng trên, nhận thấy hiệu quả sử dụng chi phí và tỷ suất doanh lợi chi phí của hai năm 2016 và 2018 có sự tương đồng giá trị gần bằng lần lượt là là 0,999 và 0,004

nghĩa là với mỗi đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra 0,999 đồng (xấp xỉ bằng một) doanh thu và 0,004 đồng lãi. Năm 2017, chỉ tiêu DT trên chi phí tăng lên, với mỗi đồng chi phí tạo ra 1,009 đồng doanh thu và 0,010 đồng lợi nhuận. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí còn thấp và gần như theo tỷ lệ 1 - 1 nghĩa là một đồng doanh thu - một đồng chi phí. Chi phí Công ty bỏ ra là rất lớn nhưng lợi nhuận thu về không cao. Nguyên nhân khiến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí còn thấp là bởi tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh cao. Dưới đây là bảng chỉ tiết về tỷ trọng các loại chi phí trên tổng chi phí giai đoạn 2016 - 2018:

Bảng 2.9. Tỷ trọng các loại chi phí tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hà Xuân

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Lợi nhuận gộp về bán hàng (Triệu đồng) 3.588 5.167 4.462 Giá vốn hàng bán (Triệu đồng) 30.231 55.515 78.253 Tỷ lệ doanh lợi GVHB (%) 11,87 9,31 570

Nguồn: Tính từ BCTC Công ty Hà Xuân

❖Chi phí giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán của Công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm cuối kỳ. Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu xây dựng, chi phí hàng hóa, thiết bị trường học, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và trong đó chi phí vật liệu xây dựng là chủ yếu. GVHB của Công ty đều rất cao và có sự tăng trưởng qua các năm, chiếm đến 90% - 94% tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ tính

thuế. Trong 3 năm, giá vốn hàng bán liên tục tăng từ 30 tỷ đồng lên đến 78 tỷ đồng.

Nguồn: Tính từ BCTC Công ty Hà Xuân

Năm 2016, khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu về 11,87 đồng lợi nhuận gộp nhưng đến năm 2018 thì giảm xuống chỉ còn thu được 5.7 đồng lợi nhuận gộp. Trong 3 năm phân tích, KNSL trên GVHB liên tục giảm xuống. Giá vốn hàng bán tăng do doanh nghiệp mở rộng loại hình kinh doanh, mua thêm các nguyên vật

liệu xây dựng với số lượng lớn và giá trị lớn để hoàn thiện công trình xây lắp, san lấp mặt bằng, công trình liên quan đến dân dụng, trường học. Chi phí nguyên vật liệu xây dựng là chi phí Công ty bỏ ra mua đất, đá, sắt, thép và chi phí sử dụng máy thi công như

máy trộn bê tông, máy gia cố nền móng, máy đào đất,... tăng lên. Đồng thời, chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng lên do cần sử dụng thêm nhiều lao động phục vụ ở công trình. Vì thế, khả năng sinh lợi nhuận trong GVHB của Công ty giảm. Năm 2017 tuy lợi nhuận gộp tăng do doanh thu thuần tăng nhưng mức độ tăng không cao bằng mức độ tăng của GVHB nên tỷ lệ doanh lợi trên GVHB giảm xuống.

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch

❖ Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng bao gồm chi phí lưu thông (chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa để tiêu thụ sản phẩm), các chi phí dịch vụ phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm

như chi phí lắp đặt, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí thuê kho bãi tạp vụ.. Ngoài ra, trong quá trình làm hồ sơ để dự thầu, chi phí làm hồ sơ thầu ( phí công chứng các văn bằng, chứng chỉ..) . chi phí làm bảo lãnh dự thầu.. Chi phí bán hàng sau khi được Công ty chi ra trong kỳ thì cuối kỳ tất hóa đơn. chuyển giao chi phí cho bên chủ thầu. Đồng thời lãi ngân hàng chi trả cho phí bảo lãnh dự thầu nên cuối kỳ không có khoản dư

về chi phí bán hàng.

❖ Chi phí tài chính

Năm 2017. Công ty không ghi nhận chi phí tài chính. trong khi năm 2016 là 6,8 triệu và năm 2018 là 3,8 triệu đồng. Chi phí tài chính chủ yếu là tiền Công ty chi ra cho các hoạt động liên quan đến ngân hàng như phí chuyển tiền, phí duy trì tài khoản, trả lãi vay ngân hàng. Chi phí tài chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các khoản cần chi vì thế không tác động quá lớn đến các chỉ tiêu đánh giá tài chính nên ta không đi sâu vào phân tích chi phí tài chính.

❖ Chi phí QLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. cụ thể năm 2017 tăng 1.686 tỷ đồng, gần như gấp đôi so với năm 2016 và năm 2018 chi phí lên đến 4,5 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 1,49% so với năm 2017). Chi phí này tăng do Công ty Hà Xuân tăng chi tiền lương cho nhân viên. Đồng thời, chi phí khấu hao TSCĐ tăng trong giai đoạn này cũng làm tăng chi phí quản lý. Năm 2018 chi phí vẫn cao dù có giảm nhẹ. Trong trong tổng chi, chi phí QLDN chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng chi phí vẫn tăng nhanh. doanh nghiệp nên xem xét lại các khoản chi và cắt giảm các khoản chi phí không thực sự cần.

Tóm lại, chi phí GVHB hay còn là chi phí giá vốn của trao đổi hàng hóa lớn, kèm

theo chi phí QLDN tăng nhanh. do doanh nghiệp còn quản lý lỏng lẻo, làm phát sinh một

số chi phí tăng cao hơn dự kiến hoặc không nhận diện được chi phí, không nắm rõ tình hình sử dụng lao động, tài sản, thiết bị hay vật liệu văn phòng tại DN.

Một phần của tài liệu 777 nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển hà xuân,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w