Lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Theory)

Một phần của tài liệu 796 nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị các doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu trên TTCK việt nam (Trang 47 - 50)

Theo Gitman (2006), mục tiêu của nhà quản lý nên là tối đa hoá tài sản của chủ sở hữu công ty. Do đó, các nhà quản lý có thể xem như là các đại diện (agents) của chủ sở hữu, người thuê họ và cho họ quyền ra quyết định để quản lý công ty. Về mặt kỹ thuật,

bất cứ nhà quản lý nào sở hữu ít hơn 100% giá trị công ty đều có một mức độ đại diện các cổ đông còn lại.

Theo lý thuyết, hầu hết các nhà quản lý đồng ý với mục tiêu tối đa hoá tài sản của

chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong thực tế các nhà quản lý cũng quan tâm đến tài sản các nhân

của họ, sự đảm bảo công việc và các lợi ích ngoài lương. Các quan tâm như vậy làm cho

nhà quản lý bị dao động hay không sẵn lòng để nhận nhiều rủi ro hơn nếu họ cho rằng nhận quá nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến công việc và làm giảm tài sản các nhân của họ. Kết quả là lợi nhuận nhận được ít hơn mức tối đa và tiềm tàng sự mất mát tài sản của

Vấn đề người đại diện (The Agency Problem)

Từ sự xung đột mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý đã phát sinh cái gọi là vấn đề người đại diện, điều này có thể làm cho các nhà quản lý đặt lợi ích các nhân lên trên lợi ích của công ty. Để đề phòng hay tối tiểu hoá các vấn đề người đại diện, hai yếu tố được dùng là: Các thế lực thị trường (market forces) và chi phí người đại diện (agency

costs)

Các thế lực thị trường (Market Forces): một thế lực thị trường là các cổ đông chính, đặc biệt là các nhà đầu tư công ty lơn như các quỹ hỗ tương, các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí. Các cố đông này nằm giữ một lượng lớn cổ phiếu của công ty, gây áp lực đế bộ phận quản lý hoạt động hiệu quả. Khi cần thiết, họ có thể thực thi quyền bỏ phiếu của các cố đông để thay thế các nhà quản lý kém hiệu quả. Một thế lực thị trường khác là nguy cơ bị thâu tóm bởi công ty khác mà công ty này tin rằng nó có thể tái cấu trúc bộ phận quản lý, điều hành và tài chính để mở rộng giá trị công ty. Sự hiện diện của nguy cơ bị thâu tóm sẽ có xu hướng thúc đẩy nhà quản lý hành động theo lợi ích tốt nhất cho các chủ sở hữu công ty.

Chi phí ngurời đại diện(Agency costs): để tối thiểu hóa vấn đề người đại diện và nỗ lực để tối đa hóa tài sản của chủ sở hữu, các cổ đông phải gánh chịu chi phí người đại diện. Đây là các chi phí để giám sát hành vi bộ phận quản lý để đảm bảo chống lại các hành động thiếu thiện chí và đế tạo cho các nhà quản lý các động cơ tài chính đế tối đa hóa giá cổ phiếu.

Một cách tiếp cận thông dụng nhất, hiệu quả để giải quyết vấn đề người đại diện nhưng tốn kém là cấu trúc một cơ chế bồi thường cho bộ phận quản lý tương úng với tối da hóa giá cổ phiếu. Mục tiêu là đưa cho các nhà quản lý động cơ để hành động tốt nhất đối với các quan tâm của chủ sở hữu. Ngoài ra, các gói bồi thường cũng cho phép công ty cạnh tr anh và thuê được các nhà quản lý tốt nhất.

Theo Jense và Meckling (1976) thì việc lựa chọn cấu trúc vốn có thể giảm đi chi phí đại diện. Một cấu trúc vốn với tỷ lệ nợ (D/E) cao có thể làm giảm chi

phí đại diện của chủ sở hữu và làm tăng giá trị công ty bằng cách ép buộc hoặc khuyến khích các nhà quản lý có những hành động vì lợi ích của chủ sở hữu. Những công ty có tỷ lệ nợ cao có thể tác động đến cách hành xử của nhà quản lý và giảm chi phí đại diện thông qua những hành động như giảm lương, giảm quyền lực hay cắt giảm các khoản thù lao khác của nhà quản lý. Từ đó tạo áp lực để các nhà quản trị có cách quản lý nhằm tăng dòng tiền để trả cho các cổ đông. Ngoài ra, các công ty tỷ lệ nợ cao có thể làm giảm xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý trong các quyết định về đầu tư, chính sách cổ tức, mức độ rủi ro có thể chấp nhân để quyết định đầu tư vào các dự án mới.

Như vậy, cấu trúc nợ cao có thể làm giảm chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý nhưng sẽ làm tăng chi phí đại diện của chủ nợ và chủ sở hữu.

Theo lý thuyết The Agency Cost thì cấu trúc vốn bị ảnh hướng bởi các yếu tố sau.

(1) Cơ hội tăng trưởng.

Cơ hội tăng trưởng có quan hệ nghịch biến với cấu trúc vôn của công ty. Đơn giản bởi vì công ty có cơ hội tăng trưởng cao sẽ hạn chế các khoản vay nợ để tránh chuyển lợi nhuận từ các cơ hội tăng trưởng mang lại từ chủ sở hữu sang chủ nợ.

(2) Tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ đồng biến với chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, đồng thời nghịch biến với chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và chủ nợ. Điều này có thế được giái thích bởi công ty có thể vay nợ bằng cách phát hành các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình.

Nợ vay + cổ tức

Quy mô công ty có quan hệ đồng biến với cơ cấu vốn công ty. Do những công ty có quy mô lớn thì mức độ xung đột giữa nhà quản lý với các cố đông càng cao, để hạn chế việc này các nhà quản lý thường tăng vay nợ để hiệu quả hơn trong việc quản lý, sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu 796 nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị các doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu trên TTCK việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w