Lý thuyết M&M như đã trình bày ở trên cho ta thấy quan điểm rằng cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị công ty, giá trị công ty không thay đổi với các quyết định cấu trúc vốn khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn nhiều tra nh luận chưa thống nhất được.
Ross và ctg (2002) đã diễn giải mối quan hệ giữa cầu trúc vốn và giá trị công ty một cách đơn giản như sau: tưởng tượng công ty như một miếng bánh hình tròn, kích cỡ của miếng bánh là giá trị của công ty trong thị trường tài chính, sự phối họp của hai thành phần nợ và vốn cổ phần hình thành nên miếng bánh, đó chính là cấu trúc vốn. Các quyết định cơ cấu vốn có thể làm thay đổi kích cỡ của miếng bánh này, hay chính là thay đổi giá trị công ty. Điều này một lần nữa được Ross và ctg (2002) ngụ ý trong phát biểu: “Các nhà quản lý nên lựa chọn cấu trúc vốn mà họ tin rằng sẽ có giá trị công ty cao nhất, bởi vì cấu trúc vốn này sẽ có lợi nhất cho các cô đông”.
Shah (1994) trích trong Ross và ctg (2002) cũng cho rằng sự thay đổi trong đòn bấy tài chính ành hưởng đến giá trị công ty khi nghiên cứu ảnh hưởng của các thông báo thay đối cơ cấu vốn lên giá cổ phiếu. Kết quả chỉ rằng, giá cổ phiếu tăng bền vững tại ngày có thông báo tăng đòn cân nợ. Ngược lại, giá cổ phiếu giảm khi có thông tin giảm đòn cân nợ.
Ross và ctg (2002) cho rằng giám đốc tài chính của công ty có thế tối đa hóa giá trị công ty bằng cách thay đổi cấu trúc vốn. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh rõ điều này: đầu tiên chúng ta giá dịnh giá trị thị truường của công ty J.J Sprint là $1000, tại thời điểm này công ty hoàn toàn không vay nợ và số cố phiếu của công ty phát hành là 100 cổ phiếu, giá mỗi cổ phiếu là $10. Thêm nữa, giá định rằng công ty J.J Sprint tái cấu trúc bằng cách vay mượn nợ của các cổ đông với số tiền là $500 và họ trả lãi vay cho chủ nợ số tiền là $ 500/100 cổ phiếu = $5 trên một cổ phiếu. Việc vay nợ này đã làm thay đổi cấu trúc vốn của công ty nhưng không gây ảnh hưởng trực tiếp lên tài sản công ty. Tác động tức thời của việc vay nợ này là làm tăng khoản nợ vay và làm giảm vốn chủ sở hữu. Câu hỏi được đặt ra là “Tác động cuối cùng của việc tái cấu trúc công ty bằng cách vay nợ này là gì ?”.
Không vay nợ I II III Nợ $0 $500 $500 $500 Vốn chủ sở hữu $1000 $75 0 $500 $25 0 Giá trị công ty $1000 $1250 $1000 $75 0
Nợ vay - cổ tức I II III Giá trị VCSH bị giảm -$250 -$500 -$750 Cổ tức $500 $500 $500
Giá trị thay đổi +$250 0 -$250
Giả định cho các kịch bản:
-Kịch bản I: giá trị công ty tăng lên $250 (giá trị công ty là $1250) -Kịch bản II: giá trị công ty không thay đổi $1000
-Kịch bản III: giá trị công ty giảm đi $250 (giá trị công ty còn lại $750)
Đến đây, bảng chưa đề cập đến những tác động gây ra sự thay đổi giá trị công ty mà chỉ đề cập đến các kịch bản có thể xảy ra cho dòng tiền công ty phải chi trả.
Nguồn Ross và ctg (2002)
Vì mục tiêu cao nhất của công ty chính là tối đa hoá giá trị tài sản cổ đông nên dựa vào bảng ... để xem xét các kịch bản có thể xảy ra cho dòng tiền ròng phải chi trả cho cổ đông (hay chủ nợ). Ở kịch bản II, giá trị công ty không thay đổi, các cổ đồng có kinh nghiệm sẽ nhận thấy rằng họ đã mất đi một phần vốn chính bằng cổ tức phụ trội ($5). Với kịch bản I, giá trị công ty được tăng lên thành $1250 và các cổ đông được thu nhập thêm $250, hay nói cách khác việc tái cấu trúc bằng cách vay nợ đã làm tăng giá trị công ty lên $250 (NPV=$250). Ngược lại, ở kịch bản III giá trị công ty giảm $250 (NPV= - $250).
Vấn đề cốt lõi được để cập đến là sự thay đổi của giá trị công ty bằng với giá trị được thêm hay mất đi của các cổ đông. Vì vậy, các nhà quản trị tài chính của công ty luôn cố tìm một cấu trúc vốn làm tối đa hoá giá trị công ty. Nói một cách khác, NPV chính là thức đo để làm cơ sở cho việc quyết định cấu trúc vốn. Thực vậy, công ty J.J Sprint nên vay mượn $500 nếu họ kỳ vọng vào kịch bản I. Câu hỏi đặt ra cho việc quyết định cơ cấu vốn là kịch bản nào sẽ dễ xảy ra nhất để có thể tối đa hoá giá trị công ty.
Chương 2: Nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu2.1.1 Ngành xây dựng và vật liệu thế giới