Do những hạn chế về nguồn lực và thời gian nên nghiên cứu chỉ chọn dữ liệu từ 35 DN ngành xây dựng và vật liệu trong 8 năm (từ 2013 đến 2020) trên 3 SGDCK là HOSE,
HNX và UPCOM nên đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế.
Về mặt không gian: Nghiên cứu mới chỉ xét 35 DN trong cùng 1 ngành xây dựng và
vật liệu nên có thể sẽ không đúng với các ngành khác.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu chỉ xét trên khoảng thời gian 8 năm, đối với một số DN hoạt động lâu hơn thì 8 năm có thể chưa đủ để đánh giá.
Nghiên cứu chưa sử dụng được biến tỷ số nợ NH và tỷ số nợ DH vì các DN ngành xây dựng và vật liệu chủ yếu huy động vốn bằng việc dùng nợ NH nên giá trị nợ NH(SDA) và giá trị tỷ số nợ(DA) khá tương đồng nhau, dẫn đến khi chạy mô hình gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được cấu trúc vốn tối ưu có tồn tại cho DN. Điều này là khó vì nếu xác định được cơ cấu vốn tối ưu thì cũng không có gì chắc chắn rằng cấu trúc đó có thể áp dụng đối với tất cả các DN.
KẾT LUẬN
Cơ cấu vốn đối với mỗi DN đóng một vai trò rất quan trọng bởi vậy việc nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn tới giá trị DN chính là ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của DN đó. Chính vì lý do đó mà các nhà quản trị luôn muốn tìm lời giải cho việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu cho DN của chính mình để giúp DN có thể tối thiểu chi phí,
tối ưu lợi nhuận thu về qua đó nâng cao giá trị DN. Vì vậy các DN luôn cố gắng cân đối một cơ cấu vốn sao cho lợi ích mang lại từ việc dùng “lá chắn thuế” là tối ưu. Nghiên cứu này lựa chọn các chỉ tiêu được lấy từ BCTC của 35 DN thuộc ngành xây dựng và vật liệu được niêm yết trên TTCK Việt Nam đã được kiểm toán trong 8 năm từ 2013 đến
2020 và sử dụng mô hình HQTT để xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá trị DN. Kết quả có tổng cộng 4 biến ảnh hưởng tới giá trị DN là tỷ số nợ (DA), vòng quay TS (AT), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) và tỷ suất LNST trên tổng TS(ROAA) và các biến đều có tác động thuận chiều. Đề tài đã giải quyết được hầu hết các câu hỏi nghiên cứu và cung cấp một số nội dung:
(1) Cung cấp các CSLT, các thành phần, khái niệm về cơ cấu vốn và giá trị DN từ nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới để trả lời cho câu hỏi thứ nhất và thứ hai. (2) Khoá luận đề xuất được 2 mô hình nghiên cứu với 2 biến giá trị DN khác nhau đề
trả lời cho câu hỏi thứ ba. Mô hình với biến giá trị DN là ROEA đã xác nhận cơ cấu vốn có tác động đến giá trị DN, và ngược lại biến Tobin’s Q thì phủ định quan điểm trên. (3) Qua việc phân tích dữ liệu cho thấy tỷ số nợ có tác động tích cực đến giá trị DN
cụ thể khi DA tăng 1% và các yếu tố khác không thay đổi thì giá trị DN sẽ tăng 19.16083% để trả lời cho câu hỏi thứ tư
(4) Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho DN, cho chính phủ và các đơn vị liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BCTC riêng các năm từ 2013 đến 2020 của các DN Xây dựng và vật liệu đã được kiểm toán.
2. Le Thi Phuong Vy, Phung Duc Nam (2013), tác động của sở hữu nước ngoài, cấutrúc vốn và giá trị doanh nghiệp: bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết Việt Nam.
3. Nguyễn Hữu Huân và cộng sự (2014), cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, tạp chí Công nghệ Ngân hàng.
4. Đặng Lê Thanh Bình (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên sỏ giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Mở TPHCM.
5. Hoàng Thị Hồng Lan(2008) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn công ty, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
6. Ngô Thị Mỹ Loan (2011), tác động của chính sách cổ tức đến giá trị các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng. 7. Nguyễn Minh Hà và Ngô Thị Mỹ Loan (2010), Tác động chính sách cổ tức đến
giá trị các công ty niêm yết tại Việt Nam.
8. Võ Minh Long (2017), Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Luận án tiến sĩ kinh tế.
9. Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan,S (2012), Capital Structure Effect on firms performance: Focusing on Consumers and Industrials sectors on
Malaysian Firms.
10.Ali, S; Mahmoodi, Iman, (2011), Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Iranian Companies.
11.Antwi, S., Ebenezer Fiifi Emire Atta Mills and Professor Xicang Zhao (2012), Capital Structure and Firm Value: Empirical Evidence from Ghana.
Journal of Business and Social Science.
12.Draniceanu, S. M., and Ciobanu, A., (2013), Capital structure and firm value. Empirical evidence from Romanian listed companies,
www.dafi.ase.ro/revista/7/simona maria.pdf
13.Durand, A., (1952), Chapter Title: Costs of Debt and Equity Funds for Business: Trends and Problems of Measurement, Volume URL:
http://www.nber.org/books/univ52-1, Chapter URL:
14.Farooq, M. A., and Masood. A., (2016), Impact of financial leverage on value of firms: Evidence from cement sector of Pakistan, Research Journal of Finance and
Accounting ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online), Vol.7, No.9, p. 73-77.
15.Hausman, J. A. and Taylor, W. E. (1981), Panel Data and Unobservable In- dividual Effect. Econometrica, 49(6).
16.Hoque, J., Ashraf Hossain, Kabir Hossain (2014), Impact of capital Structure policy on value of firm - A study on some selected corporate manufacturing firm
under Dhaka Stock Exchange.
17.Hoque, J., Ashraf Hossain, Kabir Hossain (2014), Impact of capital Structure policy on value of firm - A study on some selected corporate manufacturing firm
under Dhaka Stock Exchange.
18.Ross, S.A., Westerfield, R.W., và Jaffe, J.F. (2002), “Corporate Finance”, 6th Edition, McGraw-Hill
19.Sharma, A.K (2006), Financial Leverage & Firm’s Value: A study of capital Structure of Selected Manufacturing Sectoer Firms in India
20.Fama. E. F., and Kenneth R. French (1998), Value versus Growth: The International Evidence. The journal of finance
capital in the digital content industry. Investment Management and Financial Innovations, Volume 9, Issue 2, pp 81 - 90.
22.Myers, S. C. and N. S. Majluf (1984), Corporate Financing and Investment Decisions. When Firms Have Information That Investors Do Not Have. Journal of Financial Economics, 13, pp 187-222. Các Website cafef.vn stockbiz.vn vietstock.vn cophieu68.vn
Nội dung yêu cau chỉnh sửa cùa Hội đồng
Nội dung đã chình sửa của sinh viên
Ghi chú (ghi rõ vị trí chỉnh sửa:
______dòng, mục, trang)______
Bô sung cơ sờ 11 thuyết cho mô hình nghiên cứu
Bổ sung cơ sờ chọn biển bằng cách dẫn chứng các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
2.2.2 Các biên độc lập
Phụ lục
NHẶN XÉT VÀ XÁC NHẠN CỦA ĐƠN VỊ THỤC TẬP
5. Bản giải trình sửa khóa luận tốt nghiệp
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Độc lập - Tự do -Hanh phúc
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thế Quốc Anh 2. Mã sinh viên: 20A4050031
3. Lớp: K20CLCD Ngành: Tài chính
4. Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng cùa cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Xem xét việc lựa chọn biên chưa phù hợp: TSCDHH và TSCD
Nghiên cứu đã bò biên TSCD
Mô hình 1: Không nên đưa cả ROAA và ROEA vào mô hình
Nghiên cứu đã bỏ ROEA
6. Kiên nghị khác (nêu cỏ):
Hà Nội, ngàytí. thảng 6 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên
— NgtAịCk' TVie QuSc A