o Biến cơ cấu vốn: tỷ lệ nợ trên tổng TS (DA)
o Biến còn lại bao gồm các biến
- Nhóm biến thanh khoản: tỷ số TTNH (CR) được tính toán theo công thức TSNH
chia nợ NH và khả năng thanh khoản (LIQ). Các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác
giả như: Chowdhury và cộng sự (2010); Le Thi Phuong Vy và cộng sự (2013), cho thấy: Có sự tác động của tỷ số thanh toán ngắn hạn đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, Karaca
và cộng sự (2012); Asiri và cộng sự (2014); Hoque và các cộng sự (2014), lại cho rằng: Chưa có đủ bằng chứng khoa học về sự tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm cũng như để giải thích tốt hơn mô hình nghiên cứu, khoá luận xem xét thêm sự tác động của tỷ số thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp.
- Nhóm biến đặc điểm của DN gồm có: Quy mô DN(SIZE) trong nghiên cứu được
xác định bằng logarit tự nhiên của tổng TS của DN. Các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả như: Carpentier (2006); Ahmad và các cộng sự (2012); Le Thi Phuong Vy
thực nghiệm như trên, khoá luận xem xét để đưa biến quy mô doanh nghiệp vào mô hình
nghiên cứu. Biến tỷ lệ sử dụng TSCĐ hữu hình (TANG) đo lường bằng tỷ lệ TSCĐ hữu hình/tổng TS và biến này được ủng hộ bởi tác giả: Hoque và các cộng sự (2014).
- Nhóm biến hoạt động DN: LNST trên tổng TS(ROAA) đo lường bởi LNST trên bình quân TS. Việc đưa các biến này vào mô hình nghiên cứu được ủng hộ của các tác giả nghiên cứu thực nghiệm như: Karaca và cộng sự (2012); Le Thi Phuong Vy và cộng sự (2013); Asiri và cộng sự (2014). Biến vòng quay TS (AT) được xác định bởi DTT trên TS bình quân cũng được đưa vào mô hình với sự ủng hộ của các tác giả: Ahmad và các cộng sự (2012); Hoque và các cộng sự (2014); Karaca và cộng sự (2012); Le Thi Phuong Vy và cộng sự (2013). Biến tăng trưởng DT của DN (GRTH) được tính bởi tỷ lệ tăng trưởng DT được ủng hộ của các tác giả: Carpentier (2006); Nieh và các cộng sự (2008); Chowdhury và cộng sự (2010); Hoque và các cộng sự (2014).
CR Tỷ số TTNH
SIZE Quy mô DN
TANG Tỷ trọng TSCĐ hữu hình
ROAA Lợi nhuận trên tổng TS bình quân
AT Vòng quay TS
GRTH Tăng trưởng DT
Biến Mô tả
Tobin’s Q Tobin's Q = (Giá trị sổ sách của nợ + giá trị vốn hóa của cổ phiếu thường)/Giá trị sổ sách của tổng tài sản
ROEA ROEA=LNST/ Tổng VCSH bình quân