Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

a) Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lý là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Muốn tổ chức và quản lý tốt thì trước hết doanh nghiệp phải có ban lãnh đạo giỏi, vừa có tâm, có tầm và có tài. Ban lãnh đạo của một

tổ chức có vai trò rất quan trọng, là bộ phận điều hành, nắm toàn bộ nguồn lực của tổ

chức, vạch ra đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng, ban để đưa hoạt động của tổ chức do mình quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Ban lãnh đạo có vai trò rất quan trọng cho nên phải chọn lựa người lãnh đạo, người đứng đầu một tổ chức đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao.

Nhìn chung người lãnh đạo giỏi là người có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng về quan hệ với con người, hiểu con người và biết thu phục lòng người, có kỹ năng nhận thức chiến lược, tức là nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh để dự báo và xây dựng chiến lược thích ứng. Để tổ chức quản lý tốt thì vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần phải có là một phương pháp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Đó là phương pháp quản lý hiện đại mà các phương pháp đó đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo chất lượng... Ngoài ra để tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có hệ thống tổ chức gọn nhẹ. Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là hệ thống tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực được phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng,

tâm và đạo đức trong kinh doanh, làm kinh tế giỏi và tích cực tham gia các hoạt động

xã hội, môi trường bên trong và bên ngoài phải xanh, sạch, đẹp...

b) Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Kinh doanh là hoạt động của con người, kết quả kinh doanh sẽ phục vụ lợi ích của con người. Vì vậy, con người vừa là công cụ vừa là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để có hiệu quả luôn là cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp

luôn phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực để có những chiến

lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả, tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được

vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự

phát triển bền vững.

c) Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp.

Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính

của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ có khả năng

trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với năng lực tài chính mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ trong ngắn hạn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở

từ đầu tư, hoặc vốn góp thêm của các cổ đông sau này. Vốn vay có thể được huy động

từ ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đối tác quen biết. Thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh nghiệp có thể bị phá sản, sụp đỗ bất cứ lúc nào. Tài chính được coi là phương tiện chủ yếu, vũ khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho nhà quản lý.

Không chỉ vậy, trong nền kinh tế thị trường nó đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có, phát đạt, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nguồn tài chính vững chắc sẽ là chỗ dựa an toàn cho các doanh nghiệp khi dành được sự tin tưởng, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

d) Cơ sở vật chất thiết bị và công nghệ

Thiết bị và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong SXKD và ảnh hưởng trực

tiếp tới NLCT của doanh nghiệp. Trong SXKD, doanh nghiệp nào được trang bị thiết

bị và công nghệ phù hợp sẽ cho phép doanh nghiệp đó rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản

phẩm và tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

đó. Do vậy, nâng cao trình độ thiết bị và công nghệ phù hợp đòi hỏi các doanh nghiệp

cần chủ động nắm bắt thông tin về thiết bị, công nghệ, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến đổi mới công nghệ trong sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cần lựa chọn thiết bị và công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, phù hợp với đặc thù sản phẩm và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp

cần tăng cường hợp tác với các tổ chức nghiên cứu KHCN trong và ngoài nước để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và ứng dụng KHCN tiên tiến vào tổ chức. Để các hoạt động ứng dụng thiết bị và công nghệ vào SXKD được hiệu quả thì việc chủ động lập

đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản

phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động

tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay hoạt động Marketing trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Marketing tốt là thoả mãn các nhu cầu và mong muốn

của khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu, giá cả phù hợp giúp doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Marketing giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được khách hàng, xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, khuyếch trương được hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mình trên thị trường. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp càng có chất lượng và phạm vi rộng bao nhiêu thì doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu.

f) Năng lực nghiên cứu và phát triển

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu

mã và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và hợp lý hóa quy trình sản xuất, kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão thì yếu tố này lại càng tác động mạnh mẽ đến NLCT của doanh nghiệp, bởi vì nếu không chịu đổi mới thì sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời, không thể cạnh tranh cùng các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

g) Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập

Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ đa chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Cạnh tranh trong điều kiện thị trường hiện nay không phải là tiêu diệt lẫn nhau mà phải là hợp tác lẫn nhau để cạnh tranh tốt hơn. Do vậy, khả năng liên kết hợp tác chính là tiền đề cho hoạt động kinh doanh hiệu quả,

đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực để cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Hơn nữa, môi trường kinh doanh

của Việt Nam với những đặc thù kinh doanh riêng biệt, nơi mà sự phát triển và thành công của mỗi tổ chức chủ yếu thông qua yêu tố gọi là “quan hệ” thì việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp, với tổ chức

tín dụng, với chính quyền địa phương, và với các tổ chức khác giúp doanh nghiệp tận

dụng được uy tín, vị thế của các bên liên quan, thúc đẩy hoạt động SXKD. Nhờ đó mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w