Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a) Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa học công nghệ và môi trường địa lý tự nhiên; nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh và trực tiếp tác động tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường vĩ mô nhằm xây dựng một hệ thống danh mục có giới hạn những cơ hội phát triển của doanh nghiệp, cũng như là các mối đe dọa từ môi trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các vấn đề như tốc độ tăng

trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp...có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm cho thu nhập của dân cư tăng lên, mức sống của họ dần được nâng cao thì nhu cầu của họ đối với chất lượng hàng hóa cũng tăng lên, cho nên các doanh nghiệp cần phải nắm bắt sự thay đổi đó. Môi trường kinh tế ổn định hay bất ổn

có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì khi nền kinh

tế ổn định và tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận cao thì nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường đó dẫn đến cường độ cạnh tranh càng cao.

ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tâm lý tin tưởng để các doanh nghiệp

phát triển đầu tư sản xuất, cải tiến trang thiết bị từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế được các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh

từ một số doanh nghiệp xấu.

Môi trường khoa học công nghệ: Trong những năm gần đây, sự phát triển

mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Khả năng nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong SXKD giúp doanh nghiệp hiện đại hóa quá trình điều hành sản xuất, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nào có khả năng nghiên cứu và đầu tư vào KHCN hiện đại sẽ tạo ưu thế vượt trội về năng lực sản xuất và chất

lượng sản phẩm. Do vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp

cần thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt thông tin, nghiên cứu cập nhật dây chuyền SXKD

hiện đại nhằm cải thiện năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Môi trường văn hoá xã hội: Các giá trị văn hoá xã hội là yếu tố quan trọng

tạo nền tảng của xã hội, định hình sở thích và thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, nó ảnh hưởng gián tiếp tới khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp thông qua cách thức sử dụng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Môi trường tự nhiên: Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng gián tiếp đến

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tìm kiếm và khai thác tài nguyên

hoạt động. Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp.

Theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, tình hình cạnh tranh trong một ngành nghề tùy thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh cơ bản, bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế. Sự tác động của các lực lượng này có thể thay đổi theo thời gian khi các điều kiện ngành thay đổi và nó sẽ quyết định mức độ gay gắt trong cạnh tranh. Do vậy, phân tích sự tác động của chúng sẽ xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh toàn ngành mà doanh nghiệp đang tham gia.

Hình 1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Doanh nghiệp cần xác định đối thủ cạnh tranh

hiện tại của mình là ai cũng như khả năng cạnh tranh và vị thế hiện tại của họ trên thị trường thông qua nghiên cứu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ trên thị trường. Từ đó đề ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả để không những giữ vững được thị phần mà còn thu hút thêm được nhiều khách hàng. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành thể hiện ở: các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,

mức độ tập trung của ngành, tình trạng tăng trưởng của ngành, sự khác biệt giữa các mặt hàng, chi phí cố định, các chi phí chuyển đổi, tình trạng sàng lọc trong ngành.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ mới tiềm ẩn là nguy cơ cho sự cạnh

tranh

trong tương lai. Nó là nguy cơ có thể tạo ra sức ép cạnh tranh trong kinh doanh vì thế

doanh nghiệp cũng cần phải chú ý tới tác nhân này.

Nhà cung ứng: Nhà cung ứng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của

doanh nghiệp, vì họ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra theo hướng đã định sẵn. Bất kì sự biến đổi nào từ phía nhà cung ứng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khách hàng: Khách hàng là người mua hoặc có sự quan tâm, theo dõi một

loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua. Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và là bộ phận không thể tách rời trong môi trường

cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó là do thỏa mãn được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về sản phẩm một cách tối đa. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm những biện pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Sản phẩm thay thế: Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay

thế”

là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã làm rõ cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp. Khóa luận đã đi sâu nghiên cứu và phân tích một số nội dung cơ bản như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tổng hợp những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa vào cơ sở lý luận đó, tác giả vận dụng linh hoạt vào quá trình phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

TT

Quy mô vốn đăng ký Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) Tổng số 26.448 34.010 128,6 1 0-10 tỷ đồng 23.924 29.832 124,7 2 10-20 tỷ đồng 1.240 2.003 1615 3 20-50 tỷ đồng 731 1.182 161,7 4 50-100 tỷ đồng 289 503 174,0 5 Trên 100 tỷ đồng 264 490 185,6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Số lượng, quy mô và ngành nghề kinh doanh

a) Số lượng, quy mô doanh nghiệp

Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Ke hoạch

và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 714.755 DN đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2017.

Năm 2018 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng quy mô DN nhưng xu hướng tăng lên về số lượng DN mới ra nhập thị trường, số DN đang hoạt động và lao động đang làm việc trong khu vực này đã có dấu hiệu chậm lại. Môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện đáng kể, các DN chú trọng hơn trong hoạt động huy động, sử dụng nguồn vốn, tài sản và ổn định chất lượng nguồn lao động nhằm hướng tới mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả và NLCT của DN.

Căn cứ dữ liệu từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh, trong năm 2018, cả nước có 131.275 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3.5% về

số DN và tăng 14.1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Số DN quay trở lại hoạt động là 34.010 DN, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong giai đoạn

Biểu đồ trên cho thấy trong các năm từ 2014 đến 2018, tình hình DN hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh có chiều hướng tăng đều, chỉ riêng năm 2017 là giảm. Đây là một tín hiệu khả quan, phần nào nói lên rằng hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng cùng những giải pháp thiết thực, sáng tạo của Nhà

nước hướng tới khắc phục những mặt hạn chế, cải thiện môi trường kinh doanh cho DN đã phát huy hiệu quả, tác động tích cực lên niềm tin của nhà đầu tư, thúc đẩy quá

trình gia nhập và tinh thần xây dựng, cống hiến của lực lượng tư nhân đối với sựBảng 2.1. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo quy mô vốn Đơn vị: DN

TT

Quy mô vốn đăng ký Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) Tổng số 21.684 27.126 125,1 1 0-10 tỷ đồng 20.294 25.274 124,5 2 10-20 tỷ đồng 768 1.062 138,3 3 20-50 tỷ đồng 415 508 122,4 ~T ~ 50-100 tỷ đồng 132 168 1273 5 Trên 100 tỷ đồng 75 114 152,0

(Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh)

Qua thống kê trên tất cả quy mô vốn cho thấy số lượng DN quay trở lại hoạt động trong năm 2018 tăng cao. Tỷ lệ tăng nhiều nhất lên tới 85.6% thuộc khối DN có quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng, tiếp theo là mức tăng 74.0% thuộc nhóm DN có quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng... cho đến mức tăng ít nhất là 24.7% nằm ở nhóm DN đăng ký vốn với quy mô từ 0-10 tỷ đồng.

Tính trong năm 2018, nước ta có 27.126 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2017. Căn cứ số liệu bảng 2.2, ta thấy số

lượng DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn đều tăng so với cùng kỳ năm trước trên tất cả quy mô vốn, bao gồm: quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất (52,0%) với 114 DN; tiếp đến là nhóm DN có quy mô vốn đăng ký từ 10-20 tỷ đồng có 1.062 DN, tăng 38,3%; nhóm 50-100 tỷ đồng có 168 DN, tăng 27,3%; từ 0-10 tỷ đồng có 25.274 DN, tăng 24,5% và nhóm 20-50 tỷ đồng có tỷ lệ tăng nhỏ nhất (22,4%) với 508 DN.

Bảng 2.2. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn theo quy mô vốn

(Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh)

Bên cạnh đó, số DN tạm ngừng hoạt động kinh doanh không đăng ký hoặc chờ

giải thể trong năm 2018 là 63.525 (tăng 63,4%). Cụ thể, tỷ lệ tăng cao nhất là 83,1% thuộc nhóm DN có quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng, trong khi đó khối DN quy

mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng có mức tăng thấp nhất là 58,5%.

Số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 16.314 DN (tăng 34,7%). Trong đó, số lượng

DN giải thể chủ yếu là những DN có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,2% trong tổng số DN giải thể của cả nước.

b) Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào số lượng DN thời điểm 31/12/2018, khu vực Dịch vụ hiện có số DN đang hoạt động nhiều nhất với 475.842 DN, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng DN đang hoạt động nhiều nhất với 260.663 DN, tăng 12,2%). Tiếp đến, khu vực công nghiệp và

TT

Ngành nghề kinh doanh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) Tổng số 126.859 131.275 103,5

1 Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 45.411 46.380 102,1

2 Xây dựng 16.035 16.735 104,4

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 16.191 16.202 100,1 4 Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn,thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác 9.392 9.964 106,1

5

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

6.742 7.631 113,2

6 Kinh doanh bất động sản 5.065 7.092 140,0

7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6.336 6.852 108,1

8 Vận tải kho bãi 5.903 3.899 66,1

9 Giáo dục và đào tạo 3.435 3.860 112,4

10 Thông tin và truyền thông 3.649 3.510 962

1

1 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1.538 1.867 121,4 12 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.955 1.847 965

13 Hoạt động dịch vụ khác 1.235 1.397 113,1

14 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1.518 1.380 969 15 Sản xuất phân phối, điện, nước, gas 1.026 1.122 109,4

16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 741 871 117,5

17 Khai khoáng 687 666 969

Bảng 2.3. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động

TT

Ngành nghề kinh doanh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) Tổng số 26.448 34.010 128,6

1 Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 10.127 12.594 124,4

2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 3.394 4.376 128,9

3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.418 1.630 115,0

4

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

1.311 1.612 123,0

5 Giáo dục và đào tạo 425 636 149,6

6 Hoạt động dịch vụ khác 395 434 109,9

7 Kinh doanh bất động sản 440 804 182,7

8 Khai khoáng 285 320 112,3

9

Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn,

thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác 1.378 2.166 157,2 10 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 630 793 125,9

1

1 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 248 267 107,7

(Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh)

Trong năm 2018, các lĩnh vực có số lượng DN thành lập mới cao nhất bao gồm “Bán buôn, bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy”, “Xây dựng” và “Công nghiệp chế biến, chế tạo”, với số lượng lần lượt là 46.380 DN (tăng 2,1%), 16.735 DN (tăng 4,4%), 16.202 DN (tăng 0,07%). Tổng số vốn mà các DN đăng ký lớn nhất thuộc lĩnh

vực “Kinh doanh bất động sản” với 430.193 tỷ đồng và đây cũng là ngành nghề kinh doanh có số lượng DN thành lập mới tăng cao nhất so với năm 2017 (đạt 40%).

Một số lĩnh vực có số lượng DN thành lập mới giảm là: “Vận tải kho bãi” (giảm 34%), “Nghệ thuật, vui chơi và giải trí” (giảm 9,1%), “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” (giảm 5,5%), “Thông tin và truyền thông” giảm 3,8%, “Khai khoáng” (giảm

Bảng 2.4. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

TT Ngành nghề kinh doanh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%)

12 Sản xuất phân phối, điện, nước, gas 157 191 121,7

13 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 219 262 119,6

14 Thông tin và truyền thông 504 715 141,9

15 Vận tải kho bãi 1.439 1.747 121,4

16 Xây dựng 4.004 5.358 133,8

(Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh)

Theo thống kê số lượng DN quay trở lại hoạt động trong năm 2018 ứng với từng lĩnh vực kinh doanh thì phần lớn DN hoạt động trong các ngành “Bán buôn; bán

lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy” với 12.594 DN (chiếm 37,0% trên tổng số DN quay trở lại

hoạt động); “Xây dựng” có 5.358 DN (chiếm 15,8%); “Công nghiệp chế biến, chế tạo” có 4.376 DN (chiếm 12,9%); “Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác” có 2.166 DN (chiếm 6,4%). So với cùng kỳ năm

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w