6. Kết cấu của khóa luận
3.2.5. Nâng cao năng lực marketing
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Thông qua hoạt động này, DN sẽ thu được những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường, đối thủ, mẫu mã, giá cả của hàng hóa mà DN đang kinh doanh hoặc định hướng kinh doanh trong tương lai, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực,
cứu thị trường, mỗi DN cần tích cực hơn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Ban lãnh đạo phải trực tiếp xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận
Marketing để theo dõi và cập nhật những biến động của thị trường, nắm bắt hoạt động
của đối thủ cạnh tranh, sự chỉ đạo của cơ quan Nhà nước... tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động phân tích thông tin nhằm đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời, triệt để. Đồng thời, các DN nên phối hợp linh hoạt giữa hai phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường để đạt hiệu quả cao nhất.
Hoàn thiện chiến lược sản phẩm
Đầu tiên, mỗi DN phải xác định rõ đâu là sản phẩm, dịch vụ chủ đạo, là thế mạnh của đơn vị mình, từ đó liên tục cải tiến, mở rộng tính năng, đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Khai thác sử dụng triệt để và hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ từ Nhà nước trong khâu đổi mới, nâng cấp dây chuyền công nghệ phục vụ hoạt động SXKD, lựa chọn quy trình và hệ thống kiểm định chất lượng hiện đại trên thế giới sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của DN.
Đồng thời, trong quá trình SXKD, mỗi DN cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới với những đặc tính ưu việt và dành thời gian tìm hiểu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với từng loại sản phẩm nhằm hỗ trợ công tác đổi mới sản phẩm một cách có hiệu quả. Mỗi DN cần hiểu rõ việc nâng cao chiến lược sản phẩm phải luôn đi đôi với sáng tạo, cải tiến sản phẩm, gắn bó mật thiết với xây dựng thương hiệu và một số chiến lược dịch vụ khác đi kèm.
Hạ giá thành sản phẩm
Căn cứ vào diễn biến trên thị trường, ta có thể thấy nhiều sản phẩm của DN Việt Nam đang phải gồng mình chống trả sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của những đối thủ lớn trong khu vực. Hàng hóa của chúng ta có mẫu mã, chất lượng không hề thua kém so với đối thủ cạnh tranh nhưng giá bán ra trên thị trường của chúng ta thực tế lại cao hơn nhiều do tác động từ chi phí, điều này gây cản trở không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy, nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện
- Tiết kiệm chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào: trong các DN sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá thành thành phẩm
(khoảng 60 - 70%). Do đó, mỗi DN cần linh hoạt trong lựa chọn và tối ưu hóa
chi phí
nguyên vật liệu tiêu hao nhằm điều chỉnh giá thành hàng hóa sao cho đáp ứng điều
kiện thị trường.
- Tăng năng suất lao động: Điều này sẽ làm giảm bớt thời gian lao động để hoàn thành một đơn vị sản phẩm cũng tương đương với việc lượng hàng hóa hoàn
thành trong một đơn vị thời gian được nâng lên. Nâng cao NSLĐ trong DN sẽ làm
cho chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm hạ thấp đáng kể.
- Khai thác tối đa công suất hoạt động, phát huy hết công năng hiện có của dây chuyền công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình sử dụng các loại
máy móc, trang thiết bị phục vụ SXKD để có thể cung cấp được nhiều sản
phẩm, dịch
vụ với chất lượng cao hơn. Việc này sẽ tác động trực tiếp đến chi phí, cụ thể
sẽ làm
giảm bớt chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác trên mỗi sản phẩm. - Tiết kiệm chi phí quản lý: Chi phí quản lý DN bao gồm nhiều loại chi phí
như lương, phụ cấp, bảo hiểm của nhân viên quản lý, chi phí thiết bị văn
phòng, chi
phí khấu hao tài sản... Để tiết kiệm các khoản chi này DN cần linh hoạt trong tinh
giảm biên chế nhân sự, cân nhắc các phương án và đánh giá cụ thể hiệu quả
từ mỗi
Xây dựng hệ thống quy chế, quy định nghiêm ngặt để đảm bảo DN chủ động những phương án xử lý mâu thuẫn, xung đột trong kênh phân phối nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác ngay sau khi nảy sinh. Để thực hiện việc đó, trước tiên phải phân loại từng nhóm xung đột cụ thể. Mỗi loại xung đột sẽ đi kèm với hình thức xử lý riêng, cụ thể như: thống nhất mục tiêu hoạt động chung, thành lập Hội đồng phân phối, tiến hành hoán đổi vị trí nhân sự giữa hai hay nhiều cấp của kênh phân phối; có thể sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phán
xử khi mâu thuẫn, xung đột trở nên nghiêm trọng. Đồng thời, DN cần tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của mỗi thành viên trong kênh một cách thường xuyên, chính xác để kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh, tối ưu hóa mạng lưới kênh phân phối.
Tăng cường xúc tiến bán hàng
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của DN. Do đó, muốn cập nhật
chính xác, nhanh chóng nhu cầu thị trường và hơn nữa là nhu cầu sử dụng sản phẩm của nhóm khách hàng mục tiêu thì DN nên mở rộng tiếp thị sản phẩm và chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm khách hàng. Đồng thời, DN cần mở rộng hoạt động giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị có đủ năng lực đáp ứng theo yêu cầu của thị trường; thường xuyên gửi hàng mẫu cho khách hàng dùng thử để nhận ý kiến đóng góp và hoàn thiện sản phẩm. Tích cực tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm để trưng bày, giới thiệu và chào bán những mặt hàng mới nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ngoài ra DN có thể đẩy mạnh quảng bá các mặt hàng của mình trên một số phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, mạng xã hội, Internet... để gây sự chú ý đến người tiêu dùng.