6. Kết cấu của khóa luận
3.2.1. Đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp
Để xây dựng, hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành DN nên áp dụng một số giải pháp dưới đây:
Trước tiên, mỗi bộ phận trong DN phải xác định rõ vị trí, vai trò của mình, có kiến thức cơ bản về nội dung công việc, phương pháp làm việc của mỗi bộ phận, nhằm hạn chế trùng lặp, lãng phí khi thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo các bộ phận trong DN có thể hoạt động nhịp nhàng với nhau.
Tích cực mở rộng và nâng cao mối quan hệ trên mọi mặt giữa những người lao động và giữa các phòng, ban, bộ phận trong DN. Thường xuyên gắn kết cán bộ, nhân viên trong DN thông qua hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
vào các dịp kỷ niệm, lễ, Tết. Qua đó khơi dậy niềm đam mê trong công việc của mỗi cá nhân; tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ phận cũng được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện để họ phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn trong công việc
nhằm hướng tới mục tiêu chung của DN.
Căn cứ vào loại hình kinh doanh cụ thể và quy mô hoạt động của từng DN mà
đưa ra những điều chỉnh thích hợp về tầm, hạn quản trị để có thể tối ưu hóa năng lực quản lý của lực lượng nhân sự cấp cao mà DN đang sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn
rằng mỗi cá nhân trong tổ chức phải nắm bắt được thông tin và có thể thực hiện được
ý định của nhà lãnh đạo, có sự thống nhất cao giữa mục đích của tổ chức và cá nhân. Tăng cường hoạt động đầu tư cho công tác đào tạo, phát triển nguồn cán bộ quản lý DN nhằm hình thành đội ngũ quản lý chất lượng, có khả năng vận dụng linh hoạt những mô hình quản lý tiên tiến theo tình hình thực tiễn tại DN. Bên cạnh đó, những người chủ và đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý DN phải nêu cao tinh thần
học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cải thiện năng lực chuyên môn về lĩnh vực SXKD của DN mình, cập nhật liên tục những thông tin về tình hình chính trị, kinh tế- xã hội và những ứng dụng hiện đại nhất trên cơ sở tiến bộ KHCN, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển cụ thể nhằm ưu việt hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí... Họ cần hiểu biết sâu, rộng về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, kinh tế quốc tế, phát luật nhưng cũng không thể bỏ qua những kiến thức về tài chính, kế toán, tình hình văn hóa xã hội, công nghệ thông tin cũng như những kỹ năng về thuyết trình, đàm phán. Từ đó, đội ngũ nhân sự quản lý cấp cao trong DN mới đủ sức “đứng vững”
để điều hành, duy trì hoạt động SXKD của DN trên thị trường đầy biến động.