Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 66)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Muốn xây dựng thành công đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có thái độ làm việc chuyên nghiệp và đảm bảo những yêu cầu gắt gao của thị trường lao động, DN có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:

Đảm bảo công tác tổ chức, sắp xếp lực lượng cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên vào những vị trí công việc phù hợp trong DN. Sàng lọc, đánh giá năng lực toàn diện đối với từng lao động để xác định vị trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực sở trường của họ. Bên cạnh đó, cần hình thành bộ tiêu chuẩn dành cho đội ngũ lao động trong DN. Tùy vào vị trí, cấp bậc công tác trên

trong khu vực cùng với nét đặc trưng của Việt Nam, đồng thời giữ gìn và phát huy văn hóa kinh doanh của DN.

Đẩy mạnh hoạt động bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn công việc, có triển vọng trong tương lai, đồng thời sàng lọc, loại bỏ bớt một số cán bộ, nhân viên

không đảm bảo về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, thiếu nhiệt huyết với công việc,

có biểu hiện suy thoái về đạo đức hoặc vi phạm pháp luật. Từ đó, DN có thể nâng cao

chất lượng, NSLĐ và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng lao động mà chưa phải nhờ đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng mối quan hệ không thể tách rời giữa quyền lợi và nghĩa vụ của từng

lao động trong DN thông qua thực thi một số phương án cụ thể sau: tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển; bổ sung, hoàn thiện hệ thống lương, thưởng căn

cứ theo mức độ cống hiến của từng nhân viên; thường xuyên có những chính sách hỗ

trợ, khích lệ đội ngũ nhân sự tích cực cống hiến sức mình hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện của DN; đảm bảo duy trì nguồn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi thị trường có biến động.

Tiến hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc và tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động trong DN; chủ động xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo dài hạn cho DN; tham gia biên soạn giáo trình, mở các lớp giảng dạy, các buổi thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm, chỉ dẫn thực hành công việc trực tiếp và tổ chức đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trước và sau khi được đào tạo; Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về nhu cầu sử dụng, nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm theo từng vị trí công

tác và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của DN cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo

cuộc CMCN lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD của DN. Đây là

một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ổn định và phát

triển của DN nước ta hiện nay. Để khắc phục những hạn chế nêu trên cần thực hiện những biện pháp sau:

Đầu tiên, DN phải cập nhật thường xuyên, kịp thời đổi mới dây chuyền máy móc, thiết bị đã lạc hậu, từng bước cải thiện trình độ công nghệ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN, tiến tới cố gắng làm chủ những công nghệ mới. Thêm vào đó, mỗi DN cần chú trọng hoạt động bảo trì, bảo dưỡng dây chuyền máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo chúng hoạt động liên tục, hiệu quả và đáng tin cậy trong suốt quá trình sử dụng.

Tiếp theo, các DN Việt Nam, đặc biệt là DNVVN nên căn cứ trực tiếp vào nguồn lực của mình để áp dụng những phương pháp đổi mới công nghệ cho phù hợp nhất. Chính vì vậy, quá trình đầu tư thiết bị công nghệ mới của DN có thể phân chia thành nhiều giai đoạn ứng với từng chu kỳ kinh doanh hoặc có thể tiến hành hoạt động cải tiến lần lượt theo từng bộ phận trong DN để giảm gánh nặng về tài chính.

Mở rộng liên kết, hợp tác với những đối tác lớn trên thế giới nhằm tạo điều kiện học tập những tri thức, kỹ thuật tiên tiến, cập nhật nhanh chóng dây chuyền công

nghệ hiện đại nhất. Đồng thời, mỗi DN cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân sự đảm

bảo về năng lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu những tiến bộ KHCN trên thế giới.

3.2.5. Nâng cao năng lực marketing

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Thông qua hoạt động này, DN sẽ thu được những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường, đối thủ, mẫu mã, giá cả của hàng hóa mà DN đang kinh doanh hoặc định hướng kinh doanh trong tương lai, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực,

cứu thị trường, mỗi DN cần tích cực hơn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Ban lãnh đạo phải trực tiếp xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận

Marketing để theo dõi và cập nhật những biến động của thị trường, nắm bắt hoạt động

của đối thủ cạnh tranh, sự chỉ đạo của cơ quan Nhà nước... tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động phân tích thông tin nhằm đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời, triệt để. Đồng thời, các DN nên phối hợp linh hoạt giữa hai phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường để đạt hiệu quả cao nhất.

Hoàn thiện chiến lược sản phẩm

Đầu tiên, mỗi DN phải xác định rõ đâu là sản phẩm, dịch vụ chủ đạo, là thế mạnh của đơn vị mình, từ đó liên tục cải tiến, mở rộng tính năng, đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Khai thác sử dụng triệt để và hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ từ Nhà nước trong khâu đổi mới, nâng cấp dây chuyền công nghệ phục vụ hoạt động SXKD, lựa chọn quy trình và hệ thống kiểm định chất lượng hiện đại trên thế giới sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của DN.

Đồng thời, trong quá trình SXKD, mỗi DN cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới với những đặc tính ưu việt và dành thời gian tìm hiểu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với từng loại sản phẩm nhằm hỗ trợ công tác đổi mới sản phẩm một cách có hiệu quả. Mỗi DN cần hiểu rõ việc nâng cao chiến lược sản phẩm phải luôn đi đôi với sáng tạo, cải tiến sản phẩm, gắn bó mật thiết với xây dựng thương hiệu và một số chiến lược dịch vụ khác đi kèm.

Hạ giá thành sản phẩm

Căn cứ vào diễn biến trên thị trường, ta có thể thấy nhiều sản phẩm của DN Việt Nam đang phải gồng mình chống trả sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của những đối thủ lớn trong khu vực. Hàng hóa của chúng ta có mẫu mã, chất lượng không hề thua kém so với đối thủ cạnh tranh nhưng giá bán ra trên thị trường của chúng ta thực tế lại cao hơn nhiều do tác động từ chi phí, điều này gây cản trở không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy, nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện

- Tiết kiệm chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào: trong các DN sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá thành thành phẩm

(khoảng 60 - 70%). Do đó, mỗi DN cần linh hoạt trong lựa chọn và tối ưu hóa

chi phí

nguyên vật liệu tiêu hao nhằm điều chỉnh giá thành hàng hóa sao cho đáp ứng điều

kiện thị trường.

- Tăng năng suất lao động: Điều này sẽ làm giảm bớt thời gian lao động để hoàn thành một đơn vị sản phẩm cũng tương đương với việc lượng hàng hóa hoàn

thành trong một đơn vị thời gian được nâng lên. Nâng cao NSLĐ trong DN sẽ làm

cho chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm hạ thấp đáng kể.

- Khai thác tối đa công suất hoạt động, phát huy hết công năng hiện có của dây chuyền công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình sử dụng các loại

máy móc, trang thiết bị phục vụ SXKD để có thể cung cấp được nhiều sản

phẩm, dịch

vụ với chất lượng cao hơn. Việc này sẽ tác động trực tiếp đến chi phí, cụ thể

sẽ làm

giảm bớt chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác trên mỗi sản phẩm. - Tiết kiệm chi phí quản lý: Chi phí quản lý DN bao gồm nhiều loại chi phí

như lương, phụ cấp, bảo hiểm của nhân viên quản lý, chi phí thiết bị văn

phòng, chi

phí khấu hao tài sản... Để tiết kiệm các khoản chi này DN cần linh hoạt trong tinh

giảm biên chế nhân sự, cân nhắc các phương án và đánh giá cụ thể hiệu quả

từ mỗi

Xây dựng hệ thống quy chế, quy định nghiêm ngặt để đảm bảo DN chủ động những phương án xử lý mâu thuẫn, xung đột trong kênh phân phối nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác ngay sau khi nảy sinh. Để thực hiện việc đó, trước tiên phải phân loại từng nhóm xung đột cụ thể. Mỗi loại xung đột sẽ đi kèm với hình thức xử lý riêng, cụ thể như: thống nhất mục tiêu hoạt động chung, thành lập Hội đồng phân phối, tiến hành hoán đổi vị trí nhân sự giữa hai hay nhiều cấp của kênh phân phối; có thể sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phán

xử khi mâu thuẫn, xung đột trở nên nghiêm trọng. Đồng thời, DN cần tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của mỗi thành viên trong kênh một cách thường xuyên, chính xác để kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh, tối ưu hóa mạng lưới kênh phân phối.

Tăng cường xúc tiến bán hàng

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của DN. Do đó, muốn cập nhật

chính xác, nhanh chóng nhu cầu thị trường và hơn nữa là nhu cầu sử dụng sản phẩm của nhóm khách hàng mục tiêu thì DN nên mở rộng tiếp thị sản phẩm và chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm khách hàng. Đồng thời, DN cần mở rộng hoạt động giới

thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị có đủ năng lực đáp ứng theo yêu cầu của thị trường; thường xuyên gửi hàng mẫu cho khách hàng dùng thử để nhận ý kiến đóng góp và hoàn thiện sản phẩm. Tích cực tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm để trưng bày, giới thiệu và chào bán những mặt hàng mới nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ngoài ra DN có thể đẩy mạnh quảng bá các mặt hàng của mình trên một số phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, mạng xã hội, Internet... để gây sự chú ý đến người tiêu dùng.

3.2.6. Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển

Kinh tế thế giới đã và đang có những chuyển biến theo xu hướng tri thức hóa như hiện nay thì vai trò của công tác R&D trong mỗi DN là không hề nhỏ, thể hiện mức độ ứng dụng thành tựu KHCN nhằm tạo LTCT cho DN trên thị trường như:

Để nâng cao năng lực R&D, trước tiên các DN Việt Nam cần chủ động cập nhật diễn biến kinh tế thế giới, khai thác triệt để nguồn thông tin và đưa ra những phương án đổi mới để kịp thời thích nghi với tình hình thực tế thông qua một số hoạt động dưới đây:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư tài chính và nguồn nhân lực cho hoạt động R&D nhằm phát hiện những vấn đề còn tồn đọng, cần được thay đổi trong DN. Cụ thể hướng tới việc thành lập mới hoặc mở rộng các tổ chức R&D đã có trong DN, như: Viện, trung tâm, phòng R&D, phòng thí nghiệm, thực nghiệm... và đăng ký hoạt động KHCN với cơ quan chức năng của Nhà nước (Bộ Khoa học công nghệ, Sở Khoa

học công nghệ các tỉnh, thành phố). Cải thiện năng lực công tác của bộ máy tổ chức, liên tục cải tiến dây chuyền máy móc, thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức R&D hiện có của DN theo hướng thiết thực và hiệu quả.

Đồng thời, các DN nên tích cực xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch R&D, đổi mới công nghệ theo chiến lược và các mục tiêu phát triển riêng. Trên cơ sở mục tiêu, chiến lược phát triển chung của DN, chiến lược kinh doanh và chiến lược

phát triển sản phẩm, bộ phận R&D của DN phải phối hợp cùng với các đơn vị có liên

quan trong DN, như: Phòng kế hoạch, Kinh doanh, Marketing. để đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch R&D, kế hoạch đổi mới công nghệ trước mắt cũng như trong dài hạn, tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ lực và những lĩnh vực có lợi thế so sánh của DN.

Thứ hai, mỗi DN cần chủ động, tích cực hơn trong công tác đổi mới, khuyến khích các hoạt động thể hiện tính sáng tạo, góp phần hình thành văn hóa DN với sự nhạy bén thích ứng trước sự biến động thị trường.

Thứ ba, mở rộng liên kết, hợp tác với những tổ chức ngoài DN như các viện, phòng nghiên cứu, các trường đại học uy tín trong khu vực để được hỗ trợ tư vấn chiến lược phát triển và có thể tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa,

3.2.7. Nâng cao năng lực tạo lập quan hệ

Tăng cường mối quan hệ với khách hàng

Trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các DN cần chú trọng công tác tri ân khách hàng, thăm quan du lịch và hợp đồng tổ chức các buổi bồi dưỡng,

chia sẻ kỹ năng làm việc. Bởi khi tham gia những hoạt động này, khách hàng được tận mắt chứng kiến dây chuyền SXKD tinh gọn, hiện đại, đội ngũ nhân sự làm việc khoa học, hiệu quả.. .tạo sự tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm cũng như uy tín của DN. Bên cạnh đó, DN tăng cường tạo điều kiện để đội ngũ ban lãnh đạo DN giao

lưu chia sẻ với khách hàng, từ đó nắm bắt được nhu cầu, mức độ thỏa mãn của khách

hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp, đồng thời quảng bá thương hiệu DN trong mắt người tiêu dùng, hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài của DN.

Tăng cường mối quan hệ với các bên hữu quan

Đối với một số đơn vị hữu quan có quan hệ mật thiết với DN như đối tác, nhà cung ứng, các cơ quan Nhà nước thì DN Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và gắn kết mối quan hệ với họ thông qua các chương trình gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ tư tưởng và quan điểm phát triển.

Thứ nhất, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp đầu vào cho DN cả trong và ngoài

nước và chủ động lên kế hoạch làm việc với họ. Thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân thiện với các đối tác trong ngành, sẵn sàng hợp tác trao đổi và chia sẻ, tổ chức tham quan mô hình kinh doanh tiên tiến của các đối tác lớn trên thế giới với mục đích trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, phương hướng phát triển cho DN.

Thứ hai, tạo dựng quan hệ hợp tác gần gũi, thân thiện với các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương nơi DN đang đặt các trụ sở, chi nhánh. Tiếp tục gia tăng thêm những đóng góp cho xã hội như: tăng nguồn việc làm và tạo điều kiện cho

3.3. Kiến nghị cơ quan Nhà nước

Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và tình hình kinh tế - xã hội, khoa

học - công nghệ... có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động SXKD của DN cũng như nền kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực hơn nữa trong hỗ trợ DN Việt Nam ổn định và phát triển. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w