Ôn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 81)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.1. Ôn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ cần chú trọng điều hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cho hoạt động SXKD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường.

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành chính sách tài khóa ổn định, kỷ cương, tiết kiệm, triệt để và đảm bảo công khai, minh bạch. Chỉ đạo thực hiện nghiêm

túc kỷ luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý thu, chi NSNN; cương quyết trong hoạt động quản lý chống thất thu, hạn chế tình trạng trốn thuế, tăng cường mở rộng và không để xảy ra hiện tượng xói mòn cơ sở thuế, chuyển dịch lợi nhuận tại Việt Nam. Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ đứng đầu công tác quản lý NSNN trong thực hiện công tác tiết kiệm, chống lãng phí. Tạo điều kiện tăng trưởng mức tín dụng gắn liền với quá trình cải thiện chất lượng tín dụng phục vụ cho những lĩnh vực tiềm năng; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của những đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực

có nguy cơ rủi ro cao; giải quyết tối đa nhu cầu sử dụng vốn hợp pháp phục vụ nhu cầu đời sống người dân, góp phần giảm thiểu hình thức “tín dụng đen”.

thông qua những chính sách, hàng rào pháp lý, công cụ kỹ thuật phù hợp quy định quốc tế; hình thành bộ giải pháp hướng tới giảm thiểu rủi ro cho DN do ảnh hưởng bởi sự mất cân đối trong hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu tại một số khu vực kinh tế; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và mở rộng nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục

sự phụ thuộc hàng hóa vào một số thị trường nhất định.

Xây dựng, củng cố quan hệ thương mại bền vững, thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở với các đối tác trên tinh thần mỗi bên cùng có lợi. Tranh thủ những điều kiện thuận lợi khi tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA), tổ chức thực hiện khai thác, đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới.

3.3.2. Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước

Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cho phù hợp luật chơi quốc tế và thể chế kinh tế thị trường theo hướng minh bạch, ổn

định và thể hiện sự công bằng giữa các khu vực kinh tế. Từ đó, cơ quan quản lý Nhà nước có thể tham gia và điều chỉnh thị trường sao cho tối ưu nhất mà không làm cản trở quá trình phát triển theo quy luật tự nhiên của thị trường.

Cải cách hệ thống quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước, điều chỉnh, sửa đổi theo hướng phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước,

không bỏ sót hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm hỗ trợ DN một cách

hiệu quả; tiếp tục gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Chính phủ điện tử với cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước thông qua việc hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giải

quyết các thủ tục hành chính trực tuyến.

tế như hiện nay thì bắt buộc nước ta phải đảm bảo nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, đồng bộ và hiện đại.

3.3.3. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh những chính sách hỗ trợ thiết thực từ các cơ quan Nhà nước

nhằm đem lại cơ hội cho DN nâng cấp điều kiện SXKD, cập nhật hệ thống kiểm định

chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế, đảm bảo 100% hàng hóa của các DN Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Để giải pháp này đạt hiệu quả, Nhà nước cần áp dụng điều kiện tín dụng ưu đãi cho những DN Việt Nam có định hướng đầu tư cải tiến dây chuyền máy móc, thiết bị công nghệ phục

vụ SXKD và chính những tài sản này được dùng làm tài sản thế chấp của DN.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nước nhà có thể cung cấp những sản phẩm ưu việt, tính cạnh tranh cao trên thị trường, các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ DN trong việc tiếp cận, áp dụng các công nghệ hiện đại vào quy trình SXKD để nâng

cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm. Cùng với đó, khuyến khích và tài trợ cho DN phát triển công tác nghiên cứu sản phẩm mới, mời những chuyên gia hàng đầu về thiết kế sản phẩm, vận dụng linh hoạt và hiệu quả những tiến bộ KHCN vào thực tiễn...

Trên phương diện tín dụng, đề xuất Ngân hàng nhà nước Việt Nam đảm bảo duy trì chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng; có phương hướng chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng đang hoạt động trong nước tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể cho người dân và DN nước nhà được tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, công

bằng, minh bạch.

3.3.4. Mở rộng quan hệ ngoại giao, thương mại

Thúc đẩy hoạt động tạo lập, mở rộng các mối quan hệ hữu nghị, thân thiện với

các đối tác lớn trong khu vực có tầm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội ở nước ta. Áp dụng bộ quy định, tiêu chuẩn đã được các bên thống nhất vào thực tiễn có chiều sâu, hình thành mối quan hệ bền chặt, thống nhất, đảm bảo lợi ích chung giữa Việt Nam với các đối tác. Linh hoạt trong quá trình lựa chọn đối tượng và thời điểm hợp tác, chủ động lập kế hoạch, phương án đàm phán với từng đối tác trên cơ sở đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên tham gia.

Tăng cường hợp tác với các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế có năng

lực phát triển DN hàng đầu thế giới để tận dụng, học hỏi tối đa kinh nghiệm, phương pháp sử dụng lao động, cách thức tổ chức cũng như những mô hình quản lý tiên tiến của họ để phát triển DN Việt Nam.

Chấp hành nghiêm và thực thi hiệu quả những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Áp dụng chiến lược hội nhập trên mọi lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch đề ra trên cơ sở đảm bảo lộ trình thực hiện phù hợp với năng lực quốc gia và lợi ích của xã hội. Tích cực và trách nhiệm hơn khi tham gia các thể chế hội nhập toàn cầu. Chủ động tham gia vào các thể chế song phương, đa phương, góp phần hình

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp nước nhà, xuất phát từ những mặt hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong chương 3, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống doanh

nghiệp Việt Nam.

Các giải pháp hướng tới 7 đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp xoay quanh các nhân tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để những giải pháp trên được thực hiện một cách khả thi hơn thì không thể chỉ có

sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà còn cần có sự phối hợp, giúp đỡ từ các cơ quan Nhà nước. Do đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ

KẾT LUẬN

Hiện nay nền kinh tế đang có những biến động không ngừng, cạnh tranh giữa các DN diễn ra ngày càng gay gắt. Do đó, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng, mang tính quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp.

Dựa trên nền tảng lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thực trạng về năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Từ đó tác giả chỉ ra những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế của hệ thống doanh nghiệp và nguyên nhân hình thành chúng. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời qua đó đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước nhà. Hy vọng kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là cơ sở tham khảo cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động kinh doanh và công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Song do khả năng và thời gian có hạn nên những kết quả nghiên cứu của khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh để có thể hoàn thiện hơn nữa khóa luận này của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Kim Thành (2018), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Michael E. Porter (2013), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

3. Chính phủ (2014, 2015, 2018), Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

4. Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Tổng cục thống kê (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019,

NXB

Thống kê, Hà Nội.

6. Tổng cục thống kê (2019), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, Hà Nội. 7. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (2018), Tình hình đăng ký doanh nghiệp

năm

2018, Hà Nội

8. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2014), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Hội thảo khoa học.

9. Bùi Khánh Vân (2015), “Một vài suy nghĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trang 23-28, Hội thảo khoa học.

10. Phạm Thu Hương (2017), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại

học Mỏ

Địa chất.

11. Kiều Thị Tuấn (2019), “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Công thương, truy cập lần

cuối ngày 04 tháng 05 năm 2020, từ < http://www.tapchicongthuong.vn/bai- viet/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-

16. https://nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/37346202-doanh-nghiep- chua-quan-tam-hoat-dong-nghien-cuu-va-phat-trien.html 17. http://baokiemtoannhanuoc.vn/kinh-doanh/phac-hoa-thuc-trang-va-xu- huong-dong-von-cho-doanh-nghiep-143037 18.https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nang-cao-nang-luc-canh-tranh- dn-vn- 1.html 19. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tang-cuong-nang-luc-canh-tranh-cho- doanh-nghiep-20160512091621401.htm 20. https://luanvanviet.com/mot-so-tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua- doanh-nghiep/ 21. https://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-anh-huong-va-cac-chi-tieu-danh-gia-den- kha-nang-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-trong-hoat-dong-xuat-khau-hang- hoa/911ee2eb 22.https://www.academia. edu/19687171/Nang_cao_nang_l%E1%BB%B1c_c %E1%BA%A1nh_tranh_trong_th%E1%BB%9Di_k%E1%BB%B3_h %E1%BB%9

9i_nh%E1 %BA%ADp ?auto=download

23. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/doi- moi-cong-nghe-doanh-nghiep-song-hanh-loi-ich-va-rao-can-102928.html 24. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-luc-luong-lao-dong- viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-302133.html

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh

viên với GVHD...)

Giảng viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu 783 nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn hiện nay,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w