Năng lực tin học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn xuất halogen, ancol, phenol hóa học 11​ (Trang 26 - 28)

1.3.2.1. Khái niệm

Kết hợp hai khái niệm NL và ứng dụng CNTT trong dạy học chúng tôi hiểu:

NL tin học trong dạy học bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan thuộc về cá

nhân, tích hợp với nhau dẫn đến mức độ thành thạo sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong hoạt động dạy học, đảm bảo cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.

NL tin học là một trong 9 NL chung được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc dân [5, tr. 41].

NL tin học được hiểu là “NL nhận biết, làm chủ và khai thác công cụ CNTT và truyền thông trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và truy cập thông tin; hình thành ý tưởng, kế hoạch và giải pháp trong hoạt động nhận thức và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, hợp tác tuân theo những quy định thuộc phạm trù đạo đức và xã hội khi sử dụng chúng” [4, tr.35].

Đối với HS, NL tin học thể hiện ở hai mức độ sau:

Mức độ cơ bản: Là khả năng nhận biết, thao tác với các phần mềm, thiết bị CNTT và truyền thông.

Mức độ nâng cao: Là khả năng cá nhân sử dụng các công cụ, thiết bị, phần mềm để hỗ trợ thuận lợi cho công việc của bản thân bao gồm cả việc học tập và nghiên cứu.

Đối với HS trường THPT, NL tin học chủ yếu tập trung vào:

+ Sử dụng Internet hiệu quả để tìm kiếm, thu thập thông tin để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Biết sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ như Word, Microsoft Office Powerpoint, Math Type, ChemSketch, Proshow…

tin học cho HS trong dạy học hóa học trên 3 phương diện: + Khai thác thông tin, tìm kiếm thông tin.

+ Trình bày thông tin với sự trợ giúp của phần mềm PowerPoint, Math Type, ChemSketch, Proshow…

+ Sử dụng được phần mềm Zoom để trao đổi thông tin.

+ Sử dụng được phần mềm Shub classroom để làm bài kiểm tra. + Thể hiện ý tưởng sáng tạo, quan điểm của cá nhân.

Như vậy, để dạy học theo định hướng phát triển NL HS đặc biệt là dạy học phát triển NL tin học cho HS một mặt cần thực hiện tốt các nội dung nêu trên, mặt khác cần nắm vững các NL chung, NL chuyên biệt đã được làm rõ ở trên để mỗi hoạt động dạy học và giáo dục đều hướng tới hình thành, phát triển một hoặc một số các NL đó.

1.3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực tin học

Theo [6] [7] [8] NL tin học được cấu thành bởi:

*Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của CNTT và truyền thông.

* Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.

* Nhận biết và GQVĐ trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức.

* Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT và truyền thông.

* Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.

c. Biểu hiện của năng lực tin học

*Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của CNTT và truyền thông.

Biểu hiện như sau:

- Sử dụng phối hợp được các thiết bị và phần mềm thông dụng để phục vụ học tập.

- Biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn.

* Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Biểu hiện như sau:

- Biết và tuân thủ các quy định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền sở hữu thông tin, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác.

- Sẵn sàng tham gia các hoạt động tin học một cách tự tin, năng động, có trách nhiệm và sáng tạo.

* Nhận biết và GQVĐ trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức

- Biết tìm kiếm, lựa chọn thông tin tin cậy, phù hợp với vấn đề cần giải quyết. - Biết sử dụng các công cụ để tổ chức và chia sẻ dữ liệu và thông tin.

* Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT và truyền thông. NL này được biểu hiện như sau:

- Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập, tự tin và sẵn sàng tìm hiểu những phần mềm tương tự.

- Sử dụng khá thành thạo môi trường mạng máy tính phục vụ cập nhật kiến thức, tìm hiểu tri thức mới; biết tận dụng nguồn tài nguyên số hóa để học tập.

* Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Biểu hiện như sau:

- Chủ động lựa chọn, sử dụng công cụ, dịch vụ tin học một cách hệ thống, hiệu quả, an toàn trong hợp tác, chia sẻ, trao đổi thông tin, mở mang tri thức và tạo sản phẩm hữu ích.

- Nhận biết được các rủi ro có thể có khi giao tiếp trong môi trường tin học, biết cách sử dụng biện pháp phòng tránh căn bản, thông dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn xuất halogen, ancol, phenol hóa học 11​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)