Ancol, Phenol
Với vị trí và ý nghĩa của phần Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol trong chương trình hữu cơ ở trường phổ thông khi giảng dạy phần này ta cần lưu ý về phương pháp nhằm hình thành ở HS những kiến thức đúng đắn về loại hợp chất hữu cơ có nhóm chức đơn giản ban đầu và cả phương pháp học tập phần hợp chất có nhóm chức.
Ví dụ: Trong chương trình Hóa học phổ thông, nội dung kiến thức phần Dẫn xuất Halogen của Hiđrocacbon được hình thành cho HS khi dạy về khái niệm phản ứng thế của metan với clo khi có ánh sáng. Từ phản ứng cụ thể về kĩ năng thay thế 4 nguyên tử hiđro trong phân tử metan từ đó hình thành khái niệm Dẫn xuất halogen của Hiđrocacbon. Trên cơ sở phản ứng hóa học cụ thể, hình thành khái niệm phản ứng thế H của Hiđrocacbon hình thành dẫn xuất halogen của Hiđrocacbon. Như vậy GV cần chú ý về PPDH cụ thể để hình thành và phát triển khái niệm phản ứng thế của ankan, anken, benzen và ankybenzen.
Bên cạnh đó, các Dẫn xuất halogen của Hiđrocacbon còn có thể tạo ra từ phản
ứng cộng HX, X2 (X là nguyên tố halogen) vào Hiđrocacbon không no trong chương
trình hóa học trung học cơ sở. Do vậy trong chương trình Hóa học phổ thông, GV cần cho HS tìm hiểu về phản ứng cộng trên cơ sở khái niệm phản ứng giữa etilen và axit clohiđric để hình thành và phát triển khái niệm phản ứng cộng của Hiđrocacbon không no tạo Dẫn xuất Halogen của Hiđrocacbon...
Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan, thí nghiệm hoá học dùng chúng là nguồn kiến thức để tổ chức cho HS tìm tòi, khám phá về đặc điểm cấu trúc phân tử hợp chất có nhóm chức và tìm mối liên quan biện chứng giữa cấu trúc phân tử và tính chất đặc trưng của chúng.
Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh bắt đầu từ sự phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử, dự đoán tính chất đặc trưng, dùng thí nghiệm hoặc số liệu thực nghiệm xác nhận dự đoán đúng, nhận xét, kết luận về tính chất của Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol. Đây cũng chính là con đường để hình thành cho HS phương pháp tư duy, phương pháp học tập phần hóa
học hữu cơ nói chung và hợp chất có nhóm chức nói riêng.
Khi tổ chức các hoạt động học tập của HS cần sử dụng triệt để phương pháp so sánh trong các bài dạy. So sánh giữa ancol với phenol, phenol và benzen. Đồng thời qua so sánh còn làm rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các chất và cả mối liên quan giữa các hợp chất hữu cơ với nhau.
GV cần đọc thêm các sách tham khảo để lựa chọn tư liệu bổ sung làm phong phú và cập nhậy kiến thức, làm tăng hứng thú học tập cho học sinh. GV nên tổ chức cho HS tham gia sưu tầm tư liệu, thông tin từ các nguồn thông tin khác và tạo điều kiện cho các em đựơc chia sẻ các tư liệu về Dẫn xuất Halogen, Ancol Phenol qua bài dạy. Như vậy người GV cần đa dạng hoá các hoạt động học tập để HS tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn.