Ứng dụng phần mềm ChemSketch trong việc thiết kế kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn xuất halogen, ancol, phenol hóa học 11​ (Trang 44)

ACD/ChemSketch được dùng để vẽ hoặc thiết kế đồ họa trong Hóa học. Thêm vào đó module ACD/Labs mở rộng có nhiều tính năng tiện ích giúp các nhà hóa học vẽ nguyên tử, phản ứng, biểu đồ, các tính toán đặc trưng của hóa học.

ACD/ChemSketch bao gồm:

Structure: Các kiểu vẽ cấu trúc hóa học và tính toán các đặc trưng của chúng.

Draw: Các kiểu vẽ văn bản và thiết lập đồ họa.

SPACEBAR để chuyển từ draw (vẽ) sang Structure (thiết kế).

Trong Structure chúng ta sẽ thấy các thanh công cụ cấu trúc, tra cứu, nguyên tử.

Hình 2.1. Các thanh công cụ cấu trúc, tra cứu, nguyên tử

Chức năng chủ yếu của thanh công cụ nguyên tử (Atoms toolbar) là vẽ, chỉnh sửa các ký hiệu nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn với số oxi hóa cao nhất.

Ví dụ khi bạn lựa chọn C thì hợp chất được vẽ sẽ là CH4.

Thanh công cụ cấu trúc (Structure toolbar) thể hiện các cách vẽ liên kết, góc xoay, dấu, cân bằng, tính toán trong công thức cấu tạo hoặc phản ứng.

Ví dụ: Vẽ các hợp chất có gốc là vòng bezen ...

Trong trạng thái Draw sẽ thấy các thanh công cụ vẽ (Draw toolbar), chỉnh sửa

(Edit toolbar) và thanh công cụ chức năng chung (General toolbar).

Hình 2.2. Các thanh công cụ vẽ, chỉnh sửa và thanh công cụ chức năng chung

hình đơn giản, cơ bản như vuông, tròn, hình chữ nhật, mũi tên và đánh chữ vào trong văn bản…

Những lệnh sao chép, mở văn bản, sao lưu văn bản, xóa …được thể hiện trên thanh General toolbar.

Các tính năng trên thanh công cụ chỉnh sửa (Edit) cho phép việc xoay đối tượng nằm ngang, thẳng đứng, căn chỉnh phía trên, dưới, ở giữa, bên trái, bên phải…

Các tính năng trên để thiết kế và vẽ CTCT, tính toán phản ứng hóa học…

Ví dụ 1: Vẽ công thức hóa học sau C6H5- CO- CH2F. Các bước thực hiện để vẽ công thức cấu tạo trên

Hình 2.3. Chức năng draw normal và carbon

1. Lựa chọn đồng thời chức năng draw normalcarbon. Nhắp chuột vào màn

hình làm việc được CH4

2. Nhắp đúp chuột vào công thức vừa mới tạo được công thức cấu tạo CH3CH3

3. Chọn một trong hai đoạn của công thức cấu tạo CH3. Vừa nhắp chuột vừa kéo

công thức mới được vẽ có dạng CH3-CH2-CH3.

Hình 2.4. Cách chọn Oxy trên thanh công cụ vẽ

4. Chọn Oxy trên thanh công cụ vẽ nguyên tố chọn đoạn CH3- và nhắp chuột

được công thức 5.

xuất hiện nối đôi. Công thức cấu tạo 6.

Hình 2.5. Làm xuất hiện liên kết đôi

6. Dùng References toolbar và chọn benzen. Nháy chuột vào vị trí cần liên

kết ta được công thức số 7.

Hình 2.6. Tạo công thức số 7

7. Chọn nguyên tố F từ thanh công cụ vẽ nguyên tử sau đó nhắp chuột vào vị trí cần liên kết ta được công thức mong muốn.

Hình 2.7. Chọn nguyên tố F từ thanh công cụ vẽ

Ví dụ 2: Br có thể thay thế vào bất kỳ một trong 5 nguyên tử C của công thức toluen. Các bước thực hiện:

Hình 2.8. Các bước thực hiện thay thế Br vào vòng benzen

1. Lựa chọn C trên thanh công cụ nguyên tử, nháy vào vị trí mà bạn muốn gốc

Hình 2.9. Đính gốc CH3- vào vòng benzen

2. Chọn công thức cấu tạo của toluen. Chọn hộp thoại define Markush

Mass diffe… xuất hiện.

Hình 2.10. Hộp thoại define Markush Mass diffe

3. Điền thông số thích hợp (Br) được công thức (6)

Phần mềm cũng hỗ trợ việc tính toán các thông số hóa học trong một công thức ở dạng đơn chất hoặc hợp chất. Các thông số được hỗ trợ tính toán trong một công thức.

Ví dụ 3: Chuyển hình ảnh của công thức cấu tạo từ hình ảnh 2D sang hình ảnh 3D.

1. Chọn công thức cấu tạo cùng chuyển đổi 2. Lựa chọn tính năng copy to 3D 3. Hình ảnh 3D hiện lên trên màn hình.

Có thể lựa chọn nhiều kiểu thể hiện và cách thức xoay trên thanh công cụ

2.4.2. Ứng dụng phần mềm Proshow trong thiết kế phim tư liệu

Vì Proshow producer là phần mềm tương thích với hầu hết các phiên bản của Window, sau khi tải về và cài đặt xong, sẽ xuất hiện giao diện như hình

Hình 2.12. Giao diện phần mềm Proshow

Trên tab menu bao gồm các mục: File, Edit, Show, Slide, Audio, Tools, Pulish, Window và Help.

Bên dưới gồm: New, Open, Save, Winzard, Add Blank, Add title, Import… Bên cạnh là 3 tab chính: Build, Design, Publish.

- Tab Build là tab có thể xây dựng 1 thước phim

- Tab Publish xuất ra 1 video có thể xem

Sau đó là Folder List, File List… Tính năng của Proshow producer:

Chèn thêm nội dung vào album

Cung cấp một số hiệu ứng sáng tạo

Tạo ra những video có chất lượng

Dưới đây là cách tạo video bằng phần mềm Proshow procer Bước 1: Chèn nhạc vào video

Đầu tiên chọn Build. Sau đó sẽ chọn thư mục chứa những file nhạc tại phần Folder List. Sau khi tìm được file nhạc ưng ý, kéo thả chúng xuống phần Sound

track.

Hình 2.13. Kéo thả fide nhạc xuống phần Sound track.

Mũi tên chỉ vào BrackGound của Music. Nếu muốn nhanh gọn thì có thể sử dụng luôn phần này còn nếu không có thể xóa nó đi bằng cách click chuột phải vào biểu tượng đó rồi chọn Remove SoundTrack.

Hình 2.14. Xóa fide nhạc bằng Remove SoundTrack

Tiếp theo chọn những bức ảnh cần ghép vào video bằng cách mở thư mục chứa ảnh và bấm vào những ảnh cần chọn.

Bước 2: Chèn hình ảnh vào video

Từ những hình ảnh được chọn, kéo thả chúng xuống cùng 1 lúc bằng cách bấm “Ctrl + A”

Hình 2.15. Chèn hình ảnh vào video

Sau khi thực hiện 2 bước trên, cần chèn hiệu ứng để làm cho video sống động hơn. Xem thử video xem các ảnh đúng vị trí mong muốn chưa bằng cách bấm vào PreView và chọn Play.

Bước 3: Chèn hiệu ứng vào video Ở giữa 2 ảnh sẽ có biểu tượng AB. Chỉ cần bấm vào đó và lựa chọn hiệu ứng mình thích

1. Danh sách bảng hiệu ứng 2. Chế độ xem trước hiệu ứng

Hình 2.17. Danh sách bảng hiệu ứng

– Nếu muốn chọn tất cả các ảnh cùng một hiệu ứng bấm vào một slide bất kì và bấm tổ hợp Ctrl + A.

– Nếu muốn tất cả slide có hiệu ứng ngẫu nhiên chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + 3

Về thời gian chuyển ảnh và slide, vào phần Time slide rồi bấm Ctrl + A để chỉnh thời gian cho một silde bất kỳ và những slide sau sẽ phát theo thời gian của slide vừa chỉnh. Với thời gian chuyển ảnh cũng làm tương tự.

Hình 2.19. Chỉnh thời gian cho một silde

Chú ý: căn thời gian hết ảnh và thời gian hết nhạc trùng khớp nhau. Bước 4: Chỉnh cho từng Slide

- Click đúp chuột vào một Slide bất kỳ, lúc này sẽ xuất hiện một cửa sổ mới có rất nhiều tính năng hấp dẫn cho phép tùy chỉnh hình ảnh.

Chọn số lượng Layers trong 1 Slide: Layers => All layers Chọn sắp xếp, lựa chọn hiệu ứng theo: All Categories

Trên cửa sổ Preview cho phép xem trước kiểu Style cho Slide mà bạn đã chọn

Sau khi chọn được Style, tiếp đến click vào Apply Style để áp dụng hiệu ứng trên Slide. Cuối cùng là chọn Ok.

Lúc này sẽ xuất hiện khá nhiều Layer khác nhau, nếu ưng ý thì bấm Ok để hoàn thành.

Bước 5: Chèn thêm chữ cho video

Để chèn chữ vào video nhấn vào lựa chọn Captions và nhấn vào dấu +. Lúc này phía bên phải tại khung Selected Caption Text, đây chính là khung cho phép gõ các đoạn text (khung số 2). Để viết có dấu bổ sung thêm bộ font chữ VNI.

Hình 2.21. Khung cho phép gõ các đoạn text (khung số 2)

Bấm Caption Format để chọn phông chữ, màu chữ, kích thước. Kéo thả trực tiếp tại cửa sổ Preview để điều chỉnh cỡ chữ và vị trí. Nếu muốn viết thêm cần bấm vào dấu +, để xóa bớt chữ vừa chèn vào thì bấm dấu –

Để tạo hiệu ứng cho chữ, làm cho chữ mềm mại vào tab Effects. Sau đó có thể lựa chọn:

- Fly in: Hiệu ứng bắt đầu.

Nornal: Hiệu ứng trình diễn.

Flyout: Hiệu ứng kết thúc.

Để chọn thêm nhiều hiệu ứng nữa vào Browse sau đó chọn hiệu ứng.

Làm xong những bước này bấm lại vào Captions. Chọn Captions muốn chuyển và chọn Covert To Layer. Như vậy đã chuyển Captions thành Layer thành công.

Hình 2.23. Chuyển Captions thành Layer

Hình 2.25. Chỉnh hiệu ứng ở khung khoanh đỏ để chỉnh hiệu ứng.

Bước 6: Xuất ra Video. Bước cuối cùng chọn Puclic để cho ra clip…

Hình 2.26. Chọn Puclic để cho ra clip

2.4.3. Ứng dụng phần mềm Shub classroom trong kiểm tra, đánh giá

2.4.3.1. SHub Classroom là gì?

SHub Classroom hỗ trợ tạo bài tập mà không cần soạn thảo. Giúp GV tiết kiệm đến 70% thời gian cho lớp học của mình

2.4.3.2. Cách sử dụng SHub Classroom

Đầu tiên tải SHub Classroom phiên bản mới nhất về điện thoại...

Nhấn vào biểu tượng mũi tên trên website -> Nhấn Cài đặt để tải ứng dụng về máy -> Chọn vào Mở sau khi quá trình tải xuống và cài đặt hoàn tất.

Để có thể sử dụng được các chức năng trên ứng dụng học tập Shub Classroom đầu tiên cần phải tạo tài khoản cần lựa chọn vào Đăng ký.

Nếu là GV chọn vào Tôi là GV, còn nếu là HS lựa chọn vào Tôi là HS. Hướng dẫn bên dưới đây sẽ chọn đăng ký với tư cách là HS.

Điền thông tin: Họ và tên, trường lớp đang theo học -> Nhấn vào Tiếp tục. Sau đó điền số điện thoại, email đăng ký, nhập mật khẩu ->Hoàn tất.

Sau khi lựa chọn xong các môn học và lớp học, kéo xuống dưới. Giao diện chính của ứng dụng SHub Classroom lúc này sẽ hiển thị các bài tập của những người dùng khác đăng lên.

Xem chi tiết nội dung và cách giải của những người dùng khác trong bài tập đó bằng cách nhấn chọn vào hình ảnh của bài tập. Có thể đóng góp thêm những lời giải khác cho bài tập đó bằng việc chọn vào mục Trả lời

Nếu gặp khó khăn trong việc giải 1 bài tập môn học nào đó, có thể nhờ sự trợ giúp của những người dùng khác trên đây bằng việc chọn vào mục: Đang làm bài mà bí? nằm ngay trên đầu -> Tiến hành nhập nội dung và tải các hình ảnh liên quan đến câu hỏi cần giải đáp.

Để học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức môn học hơn, chọn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang -> Chọn vào dòng Lớp học.

Tại đây tiến hành nhập mã để tiến hành tham gia lớp học. Để cập nhật thêm thông tin, bảo mật cho tài khoản hoặc đổi mật khẩu trên SHub Classroom, lựa chọn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang -> Chọn vào tên người dùng.

2.4.4. Ứng dụng phần mềm Zoom trong dạy học trực tuyến

2.4.4.1. Hướng dẫn cài đặt

Trước tiên, tải bộ cài đặt của phần mềm Zoom và tiến hành cài đặt.

Bước 1: Nhấn chuột phải vào tệp tin cài đặt, chọn Open.

Bước 2: Nhấn nút Run trong cửa sổ thông báo của Windows.

2.4.4.2. Tạo tài khoản Zoom

Bước 1: Sau khi cài đặt xong, phần mềm Zoom lập tức mời người dùng tham gia phòng học, phòng họp. Nhấn vào Sign in để tạo tài khoản.

Bước 2: Lựa chọn đăng ký tài khoản Zoom thông qua Gmail, Facebook…

Bước 3: Hệ thống sẽ tự động mở trình duyệt web. Nhấn chuột trái để chọn tài khoản Google trong danh sách hiển thị.

Bước 4: Nhập thông tin ngày tháng năm sinh vào ô thông tin, sau đó nhấn Continue

Bước 5: Trong màn hình kế tiếp, nhấn Create Account.

Bước 6: Một thông báo mới hiện ra, hãy nhấn Mở Zoom.

2.4.4.3. Thao tác sử dụng Zoom

+ Home: Nhấn để quay lại màn hình Trang chủ. + Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện. + Metting: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp. + Contact: Quản lý các liên lạc.

+ New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới. + Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác. + Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.

+ Share Screen: Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.

2.4.4.3. Tạo phòng học trực tuyến và mời học sinh học

Bước 1: Nhấn vào New Meeting

Bước 2: Nhấn vào nút Invite.

Bước 3: Một cửa sổ mời người dùng tham gia phòng học hiện ra, có thể chọn những người đã có sẵn trong danh bạ Zoom. Hoặc nhấn vào nút Copy URL và gửi đường link này cho các học viên của mình.

2.4.4.4. Tham gia phòng học, họp khác

Trong màn hình Trang Chủ, nhấn vào biểu tượng Join. Cửa sổ Join Meeting hiện ra. Tại đây lần lượt nhập ID. Tiếp theo, nhập tên và chọn Join.

2.5. Một số biện pháp phát triển năng lực tin học cho học sinh với sự trợ giúp của công nghệ thông tin trong các bài học phần Dẫn xuất halogen, Ancol, của công nghệ thông tin trong các bài học phần Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol – Hóa học 11

2.5.1. Biện pháp 1: Sử dụng biện pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin phát triểm năng lực tin học cho học sinh

Dạy học dự án giúp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, nó xuất phát từ các tình huống thực tiễn đời sống, các dự án học tập góp phần gắn liền việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống.

CNTT giúp giải quết các nhiệm vụ học tập, CNTT là công cụ phục vụ việc học tập và nghiên cứu hóa học, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Dạy học dự án kết hợp sử dụng CNTT giúp rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm, tra cứu và tìm kiếm thông tin, góp phần phát triển NL tin học cho HS THPT.

2.5.2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp sử dụng công nghệ thông tin phát triển năng lực tin học cho học sinh

Dạy học theo nhóm giúp phát huy tinh thần tập thể, khi HS có tinh thần hợp tác nhóm, kết hợp sử dụng CNTT giúp phát triển NL tin học của HS THPT.

BÀI 40: ANCOL

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS cần:

- Trình bày được: Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol. - Viết được CTPT ancol no, đơn chức mạch hở, trình bày được các dạng đồng phân ancol.

- Gọi được tên thông thường và thay thế của ancol.

- Nêu được tính chất vật lí của ancol. Giải thích được tính tan và nhiệt độ sôi theo khối lượng phân tử và liên kết hiđro.

- Phát biểu được khái niệm độ rượu.

- Trình bày được các tính chất hóa học cơ bản của ancol: Phản ứng thế H, thế

nhóm OH, tách H2O, oxi hóa hoàn toàn, không hoàn toàn.

- Trình bày được phương pháp điều chế ancol từ anken, từ tinh bột, điều chế glixezol.

- Ứng dụng của etanol.

2. Kĩ năng

- Viết được CTCT các đồng phân và gọi tên của ancol cụ thể.

- Viết được các phương trình thể hiện tính chất hóa học của ancol và cách điều chế chúng.

- Phân biệt được ancol với phenol, ancol với các hiđrocacbon dạng lỏng. - Kĩ năng tiến hành thí nghiệm.

- Sử dụng phần mềm ChemSketch vẽ và biểu diễn được mô hình phân tử ancol etylic trong không gian.

- Sử dụng được phần mềm Proshow làm video về ứng dụng ancol, thổi nồng độ cồn, tác hại của ancol với sức khỏe.

- Sử dụng phần mềm cắt ghép video làm video về sản xuất rượu thủ công. - Sử dụng được phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế và báo cáo sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn xuất halogen, ancol, phenol hóa học 11​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)