Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam​ (Trang 40 - 43)

1.2.4.1.Các nhân tố khách quan a/ Môi trường kinh tế

Những hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính là dẫn đến nợ xấu gia tăng, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt – nơi mà hầu hết các doanh nghiệp cũng như khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa bản thân các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên do các khách hàng có tiềm lực tài chính đã bị thu hút bởi những sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tính năng tiện ích hơn của các ngân hàng nước ngoài.

b/ Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh

Đây là những rủi ro ngoài ý muốn mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không thể kiểm soát được đối với khoản tín dụng của mình. Khách hàng gặp khó khăn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng kể cả đối với người có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng phải có thời gian để ổn định lại. Có thể hình thức mua bảo hiểm là cách để hạn chế được phần nào rủi ro tuy nhiên khi lọai rủi ro này xảy ra, cả khách hàng lẫn ngân hàng vẫn phải mất nhiều thời gian mới lấy được khỏan tiền bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng.

c/ Từ phía khách hàng vay vốn

Một thực tế đáng buồn là có thể phương án kinh doanh của khách hàng rất khả thi, lĩnh vực kinh doanh có nhiều thuận lợi, tuy nhiên khi bắt đầu có đủ các điều kiện về vốn để thực hiện thì do năng lực quản lý cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành dẫn đến không đủ khả năng ứng phó trước những biến động thị trường và làm cho hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả như kế hoạch đã đề ra.

Sử dụngtvốn vay sai mục đích:tKhách hàng cố tình lập các chứng từ giả

mạo để rút vốn vay mà do nhiều nguyên nhân ngân hàng không phát hiện được, để chiếm dụng vốn vay sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do người vay sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên kết quả lại không như mong muốn. Hoặc trường hợp khác, khách hàng đã không còn đủ khả năng trả nợ vay tại ngân hàng khác và đang cố tìm mọi cách để vay vốn tại ngân hàng này và mang đi đảo nợ.

1.2.4.2.Các nhân tố chủ quan

Chínhtsách vàtquy trình cho vay lỏng lẻo, chưa đạt được tầm chiến lược trong định hướng chiến lược cũng như chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận đươc; Bị cuốn theo phong trào, khẩu hiệu phát triển kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh để giành thị trường của các ngành hàng, các nhóm khách hàng mà không hề nhận thức được rằng lĩnh vực này không phải sở trường của ngân hàng mình hoặc chưa có sự chuẩn bị đủ về tiềm lực đối với ngành hàng này.

Kỹ thuậttcấp tín dụng còntnghèo nàn, chưa được ứng dụng nhiều kỹ

thuật mới hiện đại và đa dạng. Ví dụ như việc xác định hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản và thời hạn chưa thật sự phù hợp. Khâu quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát sau khi cho vay vẫn còn mang tính hình thức là chính, chưa được chú trọng.

b/ Thông tin bất đối xứng

Chủ yếu các ngân hàng chưa xây dựng được cho mình hệ thống dữ liệu

lớn về khách hàng một cách đầy đủ cũng như chưa có kênh kiểm tratchéo

thông tin. Việc phân tích tín dụng và đưa ra quyết định cho vay chủ yếu chỉ dựa trên các thông tin từ một phía là khách hàng cung cấp hoặc là dựa vào các mối quan hệ cá nhân.

c/ Năng lực của nhân viên tín dụng

Chấttlượng đội ngũ cán bộtliên quan đến công tácttín dụng chưa cao,

còn thiếu trình độ chuyên môn, năng lực thẩm định phương án vay vốn của khách hàng cũng như thiếu các kinh nghiệm phát hiện các những điều bất thường trong phương án vay; chưa có khả năng dự báo cũng như đánh giá sự tác động của tình hình kinh tế xã hội đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của KH. Điều này dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay chưa thật sự chính xác. Bên cạnh đó cũng có những CBTD đã không giữ được mình trước sự

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam​ (Trang 40 - 43)