Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam​ (Trang 66 - 70)

- Phân tích cơ cấu tín dụng theo phương thức bảo đảm

Bảng 3.8. Dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản của NH HTX giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dƣ nợ 19.714.901 21.029.610 24.127.520

Dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản 16.694.578 17.803.692 20.354.093

Tỷ trọng % 84.68 84.66 84.36

Dƣ nợ không có bảo đảm bằng tài sản 3.020.323 3.225.918 3.773.427

Tỷ trọng % 15.32 15.34 15.64

Tổng giá trị tài sản bảo đảm 32.554.427 41.218.035 45.842.288

Tỷ lệ tài sản bảo đảm/dƣ nợ (%) 165 196 190

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HTX các năm 2017 - 2019

Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng HTX chú trọng tăng trưởng tín dụng của nhóm dư nợ có bảo đảm bằng tài sản, tỷ trọng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản tăng qua các năm, năm 2017 đạt 16.694.578 triệu đồng tương đương 84,68% tổng dư nợ tăng lên 24.127.520 triệu đồng vào năm 2019 chiếm 84,36% tổng dư nợ vào năm 2019.

Thêm vào đó, xu hướng cổ phẩn hóa các doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần giảm bớt dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng Doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Bên cạnh đó, việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân cũng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo.

Mục tiêu chính của Ngân hàng HTX hiện nay là việc tăng trưởng tín dụng đi liền với mục tiêu bảo đảm an toàn vốn. Trong giai đoạn hiện nay, tại Ngân hàng HTX, các khoản vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng

dư nợ, tập trung vào các đối tượng ít rủi ro là các cán bộ công nhân viên, giáo viên và cá nhân, hộ gia đình vay phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn; cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các hộ gia đình và các doanh ngiệp nhỏ phát triển.

Tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ năm 2017 là 165%, sau đó đã tăng lên 196% vào năm 2018 rồi giảm xuống còn 190% vào năm 2019. Điều này là do chính sách tín dụng của Ngân hàng HTX có sự thay đổi chuyển từ mục tiêu tập trung vào tăng trưởng dư nợ qua mục tiêu chú trọng an toàn vốn.

Bảng 3.9: Loại hình và giá trị tài sản thế chấp của Ngân hàng HTX giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Bất động sản 12.562.670 75.25 12.240.039 68.75 14.496.185 71.22

Động sản 2.946.593 17.65 3.890.106 21.85 4.433.121 21.78

Chứng từ có giá 984.980 5.90 1.353.081 7.60 1.119.476 5.50

Tài sản khác 200.335 1.20 320.466 1.80 305.312 1.50

Tổng 16.694.578 100 17.803.692 100 20.354.093 100

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HTX các năm 2017 - 2019

Bảng trên cho thấy trong việc cho vay có tài sản đảm bảo thì khoản vay có tài sản bất động sản luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu (từ 68% đến 75%). Việc Ngân hàng HTX Việt Nam cho vay với tài sản thế chấp là bất động sản tuy quy trình thanh lý tài sản khi khách hàng không có khả năng trả nợ liên quan đến thủ tục pháp lý và mất nhiều thời gian nhưng với bức tranh kinh tế ảm đạm hiện nay thì bất động sản lại là tài sản thế chấp có giá trị cao nhất và giảm nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Động sản giai đoạn 2017 chiếm gần 18% cơ cấu sau đó tăng dần đều 2 năm tiếp theo và giữ trung bình ở mức 21%. Hoạt động cho vay

với tài sản thế chấp là chứng từ có giá vẫn chưa có sự đột biến và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu..

Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi. Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn như là: nếu không thoả thuận được việc xử lý tài sản với chủ tài sản thì ngân hàng thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thực hiện chậm và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

- Phân tích chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 3.10. Số trích lập dự phòng rủi ro cụ thể của Ngân hàng HTX giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền trích lập dự phòng 106.798 223.383 194.604

Số tiền đã xử lý rủi ro 76.727 165.311 142.065

Thu nợ xử lý rủi ro 24.633 73.707 49.640

Dƣ nợ đã xử lý rủi ro 303.490 614.150 547.688

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HTX các năm 2017 - 2019

Việc trích lập dự phòng của Ngân hàng HTX được tuân theo Quyết định 145/2013/QĐ – NHHT về việc ban hành "Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam”

Mức độ trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng HTX có sự tăng mạnh vào năm 2018 từ 106.798 triệu đồng vào năm 2017 thì đã tăng lên đến 223.383 và giảm xuống còn 194.604 triệu đồng vào năm 2019. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ xấu cũng đã dần có những dấu hiệu khả quan, cụ thể năm 2017 thu

được 24,6 tỷ đồng thì con số này đã lên tới 73,7 tỷ đồng vào năm 2018 (cao gấp gần 3 lần so với năm trước đó). Thu hồi nợ xử lý rủi ro là vấn đề được Ngân hàng HTX chú trọng, song việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn do những khoản nợ phải thu chủ yếu phải thực hiện biện pháp khởi kiện, bán tài sản.

* Các chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn và quy mô tín dụng

Bảng 3.11: Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của NH HTX giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2018/2017 2019/2018

Tổng tài sản 26.015.901 31.104.828 33.508.349 19.56 7.73

Tổng cho vay 19.714.901 21.029.610 24.127.520 6.67 14.73

Doanh số cho vay 25.469.632 27.818.129 31.787.014 9.22 14.27

Doanh số thu nợ 23.027.621 24.719.318 27.417.564 7.35 10.92

Tổng nguồn vốn huy động 19.352.679 21.311.966 22.617.515 10.12 6.13

Dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động 101.87% 98.68% 106.68%

Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản 75.78% 67.61% 72.00%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HTX các năm 2017 - 2019

Nhìn chung các hệ số sử dụng vốn tăng đều qua các năm, tương đối ổn định. Giai đoạn này có dư nợ cho vay xấp xỉ nguồn vốn huy động được, hệ số dư nợ cho vay/vốn huy động là khá lí tưởng. NHHTX chỉ cần đi vay từ các ngân hàng khác với lượng tiền không quá lớn để có thể tăng dư nợ cho vay.

Hệ số Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản của NHHTX đạt đến mức bình thường là 70- 80%, chứng tỏ nguồn vốn được sử dụng một cách khá tối ưu.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay của Ngân hàng HTX đều có sự tăng trưởng qua các năm. Trong quá trình hoạt động Ngân hàng HTX luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng HTX luôn coi trọng công tác điều hòa vốn

cho các QTDND, ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai các gói hỗ trợ lãi suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam​ (Trang 66 - 70)