- Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ khi khách hàng không trả khi khoản nợ vay đến thời hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng vẫn chưa được tất toán. Chỉ tiêu nợ quá hạn đi liền với tỷ lệ nợ quá hạntrong việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn
x 100%
Đối với Ngân hàng nói chung, khi khách hàng trả nợ không đúng hạn sẽ liên quan đến khả năng thanh khoản và rủi ro thanh khoản như: gia tăng chi phí do phải tìm kiếm nguồn mới để chi trả tiền gửi hoặc giải ngân theo tiến độ đúng với các hợp đồng tín dụng đã ký kết.
- Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu và đây là một trong các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ xấu (các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) còn phản ánh nguy cơ mất vốn của ngân hàng và khó khăn trong việc thu hồi vốn. Tỷ lệ an toàn là < 3% theo thông lệ quốc tế
- Nợ được phân loại
Để xác định mức độ rủi ro tín dụng tại một thời điểm, các ngân hàng thực hiện phân loại nợ thành các nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau. Theo Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì dư nợ cho vay thường được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: (1) Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; (2) Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
+ Nhóm 2- Nợ cần chú ý: (1) Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; (2) Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
+ Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn: (1) Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (2) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (3) Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi theo HĐTD đã ký kết.
+ Nhóm 4- Nợ nghi ngờ: (1) Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; (2) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại; (3) Các khoản nợ cơ cấu lại lần 2; (4) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
+ Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn: (1) Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; (2) Các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ trên 90 ngày trở lên;
(3) Các khoản nợ cơ cấu lại lần 2 bị quá hạn; (4) Các khoản nợ cơ cấu lại từ lần 3 trở lên;
Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ đối với ngân hàng mà có bất kì khoản nợ nào bị chuyển nhóm nợ sang nhóm có rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng.
- Trích lập dự phòng rủi ro: Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 và thông tư 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng phải trích lập dự phòng cụ thể cho những tổn thất có thể xảy ra dựa trên việc phân loại 5 nhóm nợ. Đồng thời, ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng chung ở mức tỷ lệ 0,75% tổng giá trị của các nhóm nợ từ 1 đến 4 cho những tổn thất chưa xác định.
Dự phòng chung = 0,75% x dư nợ Nhóm 1 đến Nhóm 4
Dự phòng cụ thể = R = max { }x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%
e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
- Chỉ tiêu về tính đa dạng hóa của hoạt động tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh, người vay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: sự thay đổi về quan điểm chính trị dẫn đến một loạt những thay đổi về
pháp luật, thuế quan, …; sự thay đổi đột ngột của điều kiện tự nhiên; chu kỳ sống của sản phẩm, sự biến động về giá cả nguyên vật liệu, thành phẩm; … Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đối với mỗi người lại khác nhau; có người có khả năng dự đoán và thích ứng thì sẽ tìm được biện pháp để vượt qua khó khăn, đảm bảo được khả năng thanh toán của mình, có người bị suy giảm khả năng thanh toán.
Tính đa dạng hóa của hoạt động tín dụng được thể hiện qua các hình thức cho vay:
- Cho vay đối với nhiều loại khách hàng khác nhau về hình thức sở hữu vốn, hình thức quản lý, quy mô hoạt động, …
- Cho vay các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau - Cho vay các khách hàng thuộc các vùng, miền địa lý khác nhau - Cho vay khách hàng với các hình thức khác nhau: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay theo dự án,… nhằm phù hợp với nhu cầu, đặc điểm kinh doanh, chu kỳ vốn của khách hàng.
- Cho vay với nhiều hình thức bảo đảm khác nhau: cho vay thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tài sản hình thành từ vốn vay,…
Hoạt động tín dụng càng đa dạng hóa thì mức độ rủi ro tín dụng càng thấp. Do đó, đa dạng hóa hoạt động tín dụng cũng là một trong các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đem lại các nguồn lợi cho ngân hàng.
- Điểm và hạng khách hàng
Quyntrình chấm điểmnvà xếp hạng khách hàng nhằmnđánh giá xác
suất một khách hàng vay vốn không thựcnhiện được nghĩa vụ tài chính của
mình đối với Ngân hàng: không trả được gốc và lãi, hoặcnkhông trả lãi vay
khi đến hạn. Mức độnrủi ro tín dụng được đánh giá thông qua quá trình xếp
dấu hiệu rủi ro mà Ngân hàng xây dựng để tiến hành phân tích tình hình tài chính, đánh giá năng lực quản trị, kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của ngành nghề, khả năng ứng biến với các tác động từ môi trường kinh doanh…và lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại, cho điểm. Những khách hàng có xếp hạng loại A hoặc có điểm cao thì được coi có độ rủi ro tín dụng thấp, khách hàng loại C hoặc điểm thấp thì được coi là có độ rủi ro cao.
- Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo
Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng những món nợ có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ. Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn để không bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì Hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng cao.