4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định
Về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và phù hợp. Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và phù hợp tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế.
- Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng
Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn và cho vay, để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền, cũng như cho sự ổn định của nền kinh tế quốc dân.
- Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng
và có thời gian cần thiết để chuyển đổi
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và các nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới.
- Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính
Sự minh bạch về thông tin của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài chính – kế toán mà còn bao gồm sự rõ ràng, đầy đủ của các quy chế hoạt động, quản lý phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của ban lãnh đạo cơ chế xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc biệt là cơ chế quản lý xử lý rủi ro hệ thống chính sách hướng tới các vấn đề trên.
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước
Tăng cường hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà Nước. Mục tiêu công tác thanh tra của Nhà nước là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trọng tâm thanh tra của NHNN trong lĩnh vực tín dụng là:
việc kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh về cấp L/C nhập hàng trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đã được xác định cụ thể qua kết quả kiểm tra. Kết hợp tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra từ TW xuống cơ sở. Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel.
Hoàn thiện hệ thống thông tin. Hiện nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu của các Ngân hàng bởi nhiều nguyên nhân, do ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về khách hàng cho nhau, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng…Do đó cần tuyên truyền về tác dụng của CIC, đồng thời cũng cần nâng cao trách nhiệm của CIC trong việc nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin. Bộ nhận thông tin tuyên truyền của ngân hàng cũng cần vươn lên giữ vai trò hướng đạo về thông tin tiền tệ, ngân hàng trong công luận, khắc phục tình trạng công chúng không hiểu rõ về ngân hàng dẫn đến các yêu cầu về lãi suất, xoá nợ…mà ngân hàng khó đáp ứng được.
NHNN cần ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp thật cụ thể và chặt chẽ giúp các ngân hàng cải tổ được hoạt động của mình. Ngoài ra, NHNN cũng nên xây dựng một công ty định giá tài sản sẽ giúp cho NHNN quản lý sát sao hơn các khoản cho vay về mặt chất lượng, nên ngay từ đầu các khoản vay đã được đánh giá độ an toàn.
NHNN cần hoàn thiện các văn bản về quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời có những biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn với diễn biến của thị trường, giảm bớt khó khăn cho NHTM.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, chính vì thế mà việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro tối đa là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng. Thành công trong quản lý rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt
Nam” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác
quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HTX Việt Nam cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong công tác tín dụng. Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, luận văn trung thành với kết cấu: hệ thống hóa lý luận; phân tích thực tiễn; nêu ra giải pháp cho 4 quá trình cơ bản quản lý rủi ro tín dụng là: Nhận biết – Đo lường - Ứng phó - Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng.
Vấn đề nổi bật hiện nay mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ đóng góp được một phần ý kiến vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HTXVN nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung.
Tôi đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do những hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và những kiến thức xã hội nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài Luận văn của tác giả được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bùi Ngọc Quỳnh, 2013. Quản trị RRTD theo Basel II tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. ĐHQGHN..
2. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia - Đại học Kinh tế quốc dân
(2017): Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam: Cơ
hội, thách thức và lộ trình thực hiện.
3. Lê Thị Hồng Điều, 2011. Quản lý RRTD tại ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đai học - QGHN.
4. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Báo cáo hoạt động kinh doanh từ
năm 2017 – 2019.
5. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ năm 2018
6. Nguyễn Thái, 2011. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý RRTD tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Học
viện Tài chính.
7. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học
Kinh tế Quốc dân.
8. Nhóm tác giả, 2020. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã
trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam. Tạp
chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng. Hà Nội.
9. Phạm Thị Kim Oanh, 2019. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Học viện
10.Thông tư số 02/2013/TT- NHNN về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, có hiệu
lực từ ngày 01/06/2014. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
11. Thông tư 09/2014/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 02/2013/TT- NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có
hiệu lực từ ngày 20/3/2014. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
12.Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ
của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
13.Thông tư 14/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
14.Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ
và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
15.Trương Thị Anh Tú, 2010. Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt
độnh cho vay của các tổ chức tín dụng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Luật – ĐHQGHN
16.Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt
Tiếng Anh
17.World Bank, 2010 - 2016. Taking Stock, An Update on VietNam’s
economic developments and reforms, Report for Consultative Group meeting for Viet Nam.
18.ANZ, Consolidated annual Report, 2006 - 2016.
Website
19.http://tapchitaichinh.vn/ngan- hang/ve- quan- tri- rui- ro- tin- dung-
tai- cac- ngan- hang- thuong- mai- o- viet- nam- 302221.html
20.http://tapchicongthuong.vn/bai- viet/quan- tri- rui- ro- tin- dung- o-
cac- nhtm- kinh- nghiem- cua- my- va- mot- vai- goi- y- cho- viet- nam- 47161.htm
21.http://thoibaonganhang.vn/ve- quan- tri- rui- ro- tin- dung- tai-
nhtm- 62918.html
22.http://eldata2.neu.topica.vn/TXNHTM04/Giao%20trinh/04_NEU_
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227.pdf
23.http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien- te- bao- hiem/2016-
11- 22/quan- ly- rui- ro- tin- dung- ngan- hanh- kiem- soat- chat- che- viec- phe- duyet- tin- dung- 38184.aspx
24.https://www.saga.vn/so- luoc- ve- quan- ly- rui- ro- tin- dung- ngan-