Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Trong công ty, mỗi một bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, song lại có sự liên kết, gắn bó, quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một khối thống nhất. - Hội đồng quản trị:
+ Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và các vấn đề kinh doanh lớn của công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích kinh tế khác của các cán bộ quản lý đó;
+ Chủ tịch hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra trong số thành viên của HĐQT. Chủ tịch HĐQT là người lập chương trình và kế hoạch hoạt động của HĐQT, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát công ty là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị. Việc lập ra nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
- Giám đốc Công ty:
+ Là người lãnh đạo, quản lý và giám sát mọi hoạt động chung của công ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông đề ra.
+ Là người kiến nghị phương án bố trí cơ cấu Tổ chức, quy chế quản lý nội bô công ty, có quyền bổ nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong công ty, quyết định lương phụ cấp đối với người trong công ty.
- Phó giám đốc:
+ Là người hỗ trợ công việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao.
+ Phụ trách về công tác kỹ thuật và các phòng ban và các kế hoạch phòng ban.
- Các trưởng phòng: Là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình quản lý, thực hiện có hiệu quả các công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và của Công ty. - Phòng Hành chính - Nhân sự: Chức năng chính là tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý
nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan
hệ công chúng; có nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý trong toàn bộ Công ty, tổ chức sắp
xếp lao động cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất, tuyển dụng lao động cho các phân
xưởng tổ sản xuất, quản lý hết các hình thức về tài chính trong Công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
tắc kế toán; theo dõi việc sử dụng tài sản, nguồn vốn, quản lý thu chi tổng hợp và hệ thống hoá các số liệu hạch toán, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan; Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: giữ vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng bằng cách áp dụng rất nhiều phương thức khác nhau. Đồng thời giữ vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty như phòng hành chính, phòng kế toán, phòng tài chính... để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận, giúp công ty tăng trưởng và phát triển ngày càng thêm vững mạnh.
- Phòng kỹ thuật: có chức năng nghiên cứu, tư vấn, tham mưu và đề xuất giải pháp liên quan đến quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, mục tiêu nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, kế hoạch và các dự án của công ty. Đồng thời đảm bảo an toàn lao động, chất lượng cũng như khối lượng và hiệu quả hoạt động của toàn công ty; quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bộ phận sản xuất: gồm xưởng đúc khuôn, xưởng gia công cơ khí, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, kho, vận chuyển.
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng.
+ Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra.
+ Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp.
+ Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
+ Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương