2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán là tập hợp những người làm kế toán tại tại đơn vị cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Tại công ty TNHH Công nghiệp Niigata Việt Nam, tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng:
+ Quản lý chung và kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến tài chính kế toán, bao quát tình hình để tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định và các chính sách của công ty.
+ Tổ chức công tác quản lý và điều hành các công việc thuộc Phòng tài chính kế toán.
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của toàn bộ bộ máy kế toán. - Kế toán tổng hợp:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
+ Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên, đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động của công ty + Kiểm tra nội dung, số liệu của các nghiệp vụ định khoản kế toán để phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời
+ Lập các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản theo quy định.
- Kế toán thu - chi: Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của công ty với khách hàng và nội bộ, phản ánh vào các sổ sách kế toán hàng ngày, thường xuyên kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty, theo dõi tạm ứng và thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách.
- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn và tình hình trả nợ, tính tuổi nợ cho từng khoản mục.
- Kế toán bán hàng, giá thành: Lập hóa đơn bán hàng, theo dõi và tổng hợp số lượng
hàng bán, xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hóa.
- Kế toán tiền lương, thuế: Dựa theo bản chấm công và hợp đồng lao động để tính lương và trả lương theo quy định, thu thập các chứng từ đầu ra, đầu vào để làm căn cứ lập tờ khai thuế cuối kì kế toán, lập các báo cáo về thuế GTGT, TNDN, TNCN,...
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập - xuất của tài sản trong kì, tính khấu hao và hạch toán khấu khao cho từng bộ phận sử dụng.
- Thủ quỹ: quản lý tiền cho công ty, thực hiện thu chi tiền khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ, ghi vào sổ quỹ và đối chiếu với các bộ phận kế toán, định kì nộp tiền vào tài khoản ngân hàng của công ty.
2.1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Chế độ kế toán công ty đang áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
- Đơn vị tiền tệ hạch toán: Việt Nam Đồng - Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
- Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định chung hiện hành - Phương pháp tính lương: Theo luật lao động
- Báo cáo tài chính được lập dựa trên các quy định hiện hành của Luật Kế toán Việt Nam