Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Gang Thép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than khánh hòa (Trang 36)

5. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Gang Thép

Nguyên (TISCO)

Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty Gang thép Thái nguyên không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 550.000 tấn/năm, hệ thống phân phối sản phẩm rộng với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng và mạng lưới các nhà phân phối tại các tỉnh và thành phố trong cả nước.

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế hội nhập ngành sản xuất thép gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, một trong những nguyên nhân sâu xa là do giá thành sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã áp dụng những biện pháp trong quản lý vốn kinh doanh, nhằm huy động đầy đủ nguồn vốn kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sư dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty ngoài những mặt đạt được vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể:

* Những mặt đạt được: Hiện nay trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do thị trường thép diễn biến phức tạp, sản phẩm thép tiêu thụ chậm và có sự cạnh tranh gay gắt... nhưng nhờ làm tốt công tác dự đoán, dự báo và phân tích đúng tình hình, Công ty đã chỉ đạo quyết liệt tăng cường công tác quản lý trên tất cả các lĩnh vực, trong đó

tập trung quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào; thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm, cắt giảm các chi phí, giảm các chỉ tiêu tiêu hao, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất, nên mặc dù trong bối cảnh chung ngành Thép gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn duy trì SXKD ổn định, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Công tác quản lý hàng tồn kho được chú trọng, hàng tồn kho của công ty được quản lý chặt chẽ, cụ thể theo kế hoạch, có sự linh hoạt so với sự biến động của thị trường cũng như những thay đổi của đơn hàng vì vậy tỉ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm trong điều kiện tiêu thụ khó khăn.

Dù trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn, song công ty vẫn tiếp tục đầu tư chiều sâu thiết bị công nghệ; giữ vững uy tín thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thép TISCO trên thị trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

* Hạn chế: Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu, đặc biệt là việc huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu làm cho công ty bị thiếu vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại một số vấn đề bất cập, chưa thật hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng. Công nợ phải thu còn tồn đọng khối lượng lớn, vốn bị chiếm dụng trong khi phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Cơ cấu vốn của Công ty có một tỷ trọng lớn là nguồn nợ phải trả. Điều này cho thấy, công ty vẫn chưa chủ động trong công tác huy động nguồn vốn để sử dụng vào các hoạt động kinh doanh trong kỳ mà còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nợ vay bên ngoài. Đây là điều rất nguy hiểm cho tình hình tài chính của công ty mỗi khi gặp rủi ro.

Được thành lập năm 1960 trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, với nhiều thay đổi về măt tổ chức, ngày 27/07/2006 công ty chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần theo quyết định số 1968/QĐ - BCN của Bô ̣ trưởng bô ̣ Công nghiê ̣p về viê ̣c chuyển Công ty than Hà Lầm thuộc Tâ ̣p đoàn công nghiê ̣p than - Khoáng sản Viê ̣t Nam thành Công ty cổ phần than Hà Lầm. Công ty than Hà Lầm đã thực hiê ̣n triển khai đầy đủ các bước cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2007 với tên giao dịch là Công ty cổ phần than Hà Lầm - TKV. Vốn điều lệ củ a Công ty tại thời điểm cổ phần hóa là 93 tỷ đồng trong đó phần vốn Nhà nước (Tâ ̣p Đoàn Công nghiê ̣p Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin nắm giữ 57,5 % vốn điều lệ, cổ đông là cán bộ công nhân viên của công ty nắm giữ 29%, và phần còn lại 13,5 % do cổ đông ngoài công ty nắm giữ).

Hiện nay, việc sản xuất và kinh doanh của Công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, đồng thời khó khăn chung về sản xuất do chi phí khai thác tăng cao, khối lượng đất đá bóc tách lớn. Đứng trước những khó khăn đó, Công ty cổ phần than Hà Lầm đã năng động sáng tạo kịp thời tổ chức sản xuất cho phù hợp, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý vốn kinh doanh, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận nâng cao đời sống công nhân viên toàn Công ty.

* Những thành tựu Công ty đã đạt được

- Huy động vốn đầy đủ, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Công ty đã chủ động sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau một cách linh hoạt và hiệu quả. Ngoài số vốn điều lệ ban đầu khi cổ phần hoá, Công ty đã bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận để lại qua các năm đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài như vay ngân hàng, tín dụng thương mại, thuê tài chính,... Trong đó vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Với quy mô vốn thực sự lớn so với một số doanh nghiệp trong cùng ngành, điều đó đã đảm bảo cho Công ty từng bước đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động đang dần được cải thiện cơ cấu vốn nghiêng về dài hạn, phù hợp với lĩnh vực khai thác than đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu vốn cố định. Trong thời gian vừa qua Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị khai thác, dây chuyền công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm được nâng cao, chi phí được quản lý, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đang dần được cải thiện chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả.

* Những hạn chế còn tồn tại

- Phân bổ nguồn tài trợ vốn của Công ty chưa thực sự hợp lý, cơ cấu nguồn tài trợ chưa phù hợp với cơ cấu tài sản của Công ty trong thời gian vừa qua. Công ty đã huy động nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản dài hạn, đây là yếu tố rủi ro về khả năng thanh toán hiện tại và tương lai.

- Với lộ trình phát triển về quy mô của mình, Công ty đang tập trung đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa thoả đáng so với yêu cầu đầu tư. Tình trạng quản lý và sử dụng tài sản cố định không hết công suất thiết bị vẫn còn xảy ra do trình độ công nhân vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị hiện đại như hệ thống máy móc, ôtô vận tải, dây chuyền tự động công nghệ cao còn hạn chế, chưa làm chủ được các thiết bị hiện đại từ đó làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.

- Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến nhưng vốn lưu động của Công ty tăng chủ yếu là tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề giải phóng lượng hàng tồn kho và khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về công tác quản lý vốn kinh doanh từ các công đối với Công ty TNHH Một thành viên Than Khánh Hòa

Từ những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản lý vốn kinh doanh của các công ty trên, Công ty TNHH than Khánh Hòa cần rút ra các bài học sau:

- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty cần lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn kinh doanh và kế hoạch sử dụng chúng sao cho đạt được hiệu quả cao. Việc huy động vốn nên tìm nhiều nguồn đa dạng, với chi phí hợp lý nhất, nhằm đáp ứng vốn để phát huy tối đa năng lực phát triển của Công ty. Đồng thời xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, giảm tỷ trọng vốn vay và nâng cao tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

- Quản lý chặt chẽ cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, tránh mất mát, xâm phạm hay tranh chấp về tài sản, phát sinh những chi phí không cần thiết, làm giảm hiệu quả hoạt động tài sản của công ty. Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Phân tích, tính toán và dự báo tình hình dự trữ hàng tồn kho một cách chính xác sao cho lượng hàng tồn kho được dự trữ hợp lý, tránh tình trạng lãng phí chi phí bảo quản do lượng tồn kho lớn hoặc hàng tồn kho không đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh việc thanh toán, thu hồi nợ. Có chính sách bán chịu đúng đắn, đảm bảo thu hồi đủ nợ, giảm thiểu phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi hay nợ khó đòi phải xử lý.

- Có biện pháp quản lý tốt chi phí, điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý, quan tâm và cải thiện khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý vốn kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Than Khánh Hòa hiện nay ra sao?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Than Khánh Hòa?

- Để hoàn thiện việc quản lý vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Than Khánh Hòa cần có những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu sơ cấp: Tìm hiểu, thu thập thông tin từ việc điều tra các cán bộ, người lao động tại các phân xưởng sản xuất và bộ phận tiêu thụ tại Công ty.

- Số liệu thứ cấp:Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo, văn bản chính thức của công ty. Số liê ̣u cũng được thu thập từ các nguồn tài liệu được công bố chính thống như báo cáo khoa học, dự án, tham luận tại các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet, số liệu thống kê… Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế:Các số liệu, tài liệu đã thu thập được hệ thống hóa và phân thành từng nhóm dữ liệu để phân tích và được xử lý bằng phần mềm Excel.

- Phương pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp đã thu thập, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét, so sánh giữa các năm, so sánh với với các doanh nghiệp khác nhau trên cùng địa bàn, so sánh với các doanh nghiệp ở địa phương khác, giữa các lĩnh vực vốn kinh doanh của doanh nghiệp... Từ đó, xác định rõ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Than Khánh Hòa.

- Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp khi so với với các tỷ lệ tham chiếu. Phương pháp này thường phân các chỉ tiêu tài chính thành các nhóm đặc trưng, như nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, năng lực kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.

Sử dụng phương pháp tỷ lệ cho thấy mức độ hoạt động thực tế của công ty đang ở ngưỡng nào so với chuẩn mực chung được chuyên gia kinh tế tính toán, từ đó đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động của công ty và dự báo những nguy cơ, rủi ro công ty có thể gặp phải, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khắc phục.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để làm rõ thực trạng công tác quản lý vốn tại công ty, luận văn sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá về tình hình tài chính, về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này sẽ cho biết hiện trạng công tác quản lý vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty từ đó phân tích từng mặt công tác quản lý vốn của công ty.

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh cứ một đồng đầu tư cho TSCĐ trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.

 Hệ số sinh lời tài sản cố định

Hệ số sinh lời tài sản cố định = Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số sinh lời TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn đầu tư cho TSCĐ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế trong kỳ,chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

 Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than khánh hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)