Thực trạng công tác quản lý vốn kinhdoanh của công ty và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than khánh hòa (Trang 70 - 86)

5. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn

3.2.1. Thực trạng công tác quản lý vốn kinhdoanh của công ty và hiệu quả

3.2.1.1. Thực trạng quản lý vốn cố định và hiệu quả quản lý vốn cố định

* Thực trạng quản lý vốn cố định

Trong doanh nghiệp giá trị của vốn cố định bao gồm giá trị của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác, với đặc thù kinh doanh, tại công ty vốn cố định chủ yếu là giá trị của tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác bao gồm chi phí trả trước dài hạn và tài sản dài hạn.

Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực khai thác than, công nghệ sản xuất là thác lộ thiên chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị, trình độ cơ giới hóa cao nên tài sản cố định được chú trọng đầu tư và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản năm 2011 giá trị tài sản cố định chiếm tới là 335.317.696.501 đồng chiếm 90,6% tổng giá trị tài sản, năm 2012 chỉ tiêu là 379.660.264.749 đồng chiếm 89,4 % tổng giá trị tài sản, năm 2013 giá trị tài sản tăng lên là 482.321.944.373 đồng, tỷ trọng tài sản cố định là 95,3% tổng tài sản và năm 2014 giá trị tài sản cố định giảm còn 395.652.493.029 đồng, chỉ chiếm 47,4% tổng tài sản (bảng 3.7). Qua phân tích số liệu cho thấy, tài sản cố định biến động nhỏ cả về giá trị và tỷ trọng từ năm 2011 đến năm 2013, sang đến năm 2014 có sự biến động lớn cả về giá trị tài sản và tỷ trọng, về giá trị là do thanh lý tài sản, luân chuyển, biến động về mặt tỷ trọng là do năm 2014 có tài sản dài hạn

tăng nhanh do công ty thực hiện dự án mở rộng khai trường và khu vực đổ thải, chi phí giải phóng mặt bằng gia tăng.

Về công tác quản lý, tài sản cố định được theo dõi chi tiết theo đúng quy định của Bộ tài chính. TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng, TSCĐ được theo dõi chặt chẽ, ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Với đặc thù ngành khai thác, tài sản cố định của doanh nghiệp chủ yếu là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thường chiếm trên 80% tổng giá trị TSCĐ, nhà cửa vật kiến trúc khoảng 16% còn lại là thiết bị dụng cụ quản lý và TSCĐ khác.

Để quản lý tốt TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, công ty có chế độ giao khoán trong quản lý tài sản, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng cụ thể cho từng tổ, đội sản xuất, từ đó tiếp tục giao cụ thể cho từng cá nhân chịu trách nhiệm quản lý sử dụng trong ca sản xuất. Cách quản lý đó gắn trách nhiệm, quyền lợi của người lao động với việc quản lý sử dụng tài sản bởi nếu tài sản hỏng, sửa chữa người quản lý sử dụng tài sản cũng không có việc làm và thu nhập, vì vậy họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo quản, duy tu sửa chữa thường xuyên và định kỳ đối với tài sản duy trì tốt năng lực sản xuất cho công ty. Đồng thời về phía công ty cũng thành lập một bộ phận có tay nghề cao, chuyên làm công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, kịp thời sửa chữa khi hỏng hóc nhỏ và duy trì bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ đối với tài sản cố định, từ đó duy trì và nâng cao năng lực sản xuất cho công ty, hạn chế ngừng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của tài sản cố định.

Song song với biện pháp quản lý TSCĐ công ty cũng mua bảo hiểm tài sản đầy đủ, đề phòng những rủi do đáng tiếc, tai nạn xảy ra trong sản xuất nhằm bảo toàn tốt tài sản cố định, duy trì năng lực sản xuất ổn định, đảm bảo TSCĐ luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ sản xuất, khai thác tốt năng lực sản xuất của TSCĐ.

Về chế độ tính khấu hao, để đảm bảo thu hồi vốn cố định đã đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính khấu hao đường thẳng, thời gian khấu hao được tính: Nhà cửa vật kiến trúc: từ 5 đến 10 năm;Máy móc thiết bị: từ 5 đến 10 năm;

Phương tiện vận tải: từ 6 đến 10 năm; Thiết bị văn phòng: 5 năm; Các tài sản khác: từ 6 đến 10 năm.

Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế, và nguồn hình thành tài sản doanh nghiệp linh hoạt sử dụng quỹ khấu hao phục vụ cho việc mua sắm, tái đầu tư TSCĐ hoặc trả nợ gốc tiền vay đối với TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn đi vay.

- Các khoản đầu tư tài chính của công ty không lớn và chỉ có đầu tư tài chính vào năm 2011 và thu hồi vốn ngay, do đặc thù nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất lớn, vì vậy công ty tập trung mọi nguồn lực phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có sự biến động, năm 2012 giá trị tài sản tăng 30.490.110.499 đồng tăng tương ứng 211,6 % so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm 20.975.895.194 đồng tương ứng giảm 46,7 %, năm 2014 chi chi phí trả trước dài hạn phát sinh thêm 218.575.175.306 đồng tăng tới 1.214 % làm cho tổng tài sản dài hạn tăng thêm 219.539.406.306 đồng tăng 917,8% so với năm 2013 (bảng 3.7). Tài sản dài hạn có biến động chủ yếu là do chi phí dài hạn có sự biến động lớn, chủ yếu là chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo dự án mở rộng khu vực khai thác và khu vực đổ thải đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt, nhằm nâng cao công suất thiết kế, mở rộng sản xuất. Chi phí này được theo dõi chi tiết và thu hồi dần trong quá trình kinh doanh.

Bảng 3.7. Cơ cấu vốn cố định đầu tư vào tài sản dài hạn

TÀI SẢN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (đồng) Tỷ trọng % Giá trị (đồng) Tỷ trọng % Giá trị (đồng) Tỷ trọng % Giá trị (đồng) Tỷ trọng % I. Tài sản cố định 335.317.696.501 90,6 379.660.264.749 89,4 482.321.944.373 95,3 395.652.493.029 61,9 1. Tài sản cố định hữu hình 287.434.985.498 77,6 317.991.940.455 74,9 325.843.103.464 64,4 302.763.387.932 47,4 - Nguyên giá 466.254.901.475 560.040.305.873 618.622.276.328 645.249.308.032

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (178.819.915.977) (242.048.365.418) (292.779.172.864) (342.485.920.100)

2. Tài sản cố định vô hình 20.151.523.018 5,4 5.012.527.970 1,2 91.096.813.418 18,0

- Nguyên giá 84.002.234.031 84.044.763.660 197.421.335.075 79.760.666.081

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (63.850.711.013) (79.032.235.690) (106.324.521.657) -79.760.666.081

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 27.731.187.985 7,5 56.655.796.324 13,3 65.382.027.491 12,9 56.889.105.097 8,9

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 20.480.000.000 5,5

1. Đầu tư dài hạn khác 20.480.000.000 5,5

IV. Tài sản dài hạn khác 14.406.980.364 3,9 44.897.090.863 10,6 23.921.195.669 4,7 243.460.601.975 38,1

1. Chi phí trả trước dài hạn 9.917.581.627 39.643.460.647 18.003.332.453 3,6 236.578.507.759

2. Tài sản dài hạn khác 4.489.398.737 5.253.630.216 5.917.863.216 1,2 6.582.094.216

TỔNG CỘNG TÀI SẢN DÀI HẠN 370.204.676.865 100,0 424.557.355.612 100 506.243.140.042 100,0 639.113.095.004 100,0

(Nguồn bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011- 2014 công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa và tính toán của tác giả)

* Hiệu quả quản lý vốn cố định phục vụ sản xuất kinh doanh

Bảng 3.8. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSCĐ và VCĐ

Đơn vị tính: VNĐ

TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013

1 Doanh thu thuần 547.018.661.813 845.378.179.070 895.038.774.175 912.441.499.271

2 Lợi nhuận trước thuế 41.373.297.313 8.722.356.142 1.085.226.261 -30.579.575.651

3 Vốn cố định bình quân 370.204.676.865 397.381.016.293 465.400.247.827 554.528.117.523

4 Nguyên giá TSCĐ bình

quân 399.502.033.195 513.147.603.674 589.331.291.101 631.935.792.180

5 Nguyên giá TSCĐ 550.257.135.506 644.085.069.533 816.043.611.403 725.009.974.113

6 Khấu hao luỹ kế TSCĐ 242.670.626.990 321.080.601.108 399.103.694.521 422.246.586.181

7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,37 1,65 1,52 1,44

8 Hệ số sinh lời của TSCĐ 0,08 0,01 0,0013

9 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,44 0,50 0,49 0,58

10 Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,48 2,13 1,92 1,65

11 Hệ số sinh lời của VCĐ 0,11 0,02 0,0023

(Nguồn phòng tài chính kế toán công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa và tính toán của tác giả)

Hiệu quả sử dụng vốn cố định có biến động tăng giảm không đều, năm 2011 cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản cố định trong kỳ đã tạo ra 1,37 đồng doanh thu thuần, đến năm 2012 hiệu suất tài sản cố định là 1,65 tăng 0,28 so với năm 2011 nguyên nhân có bản là do năm 2012 đầu tư cho TSCĐ của công ty tăng thêm 113.645.570.479 đồng thời doanh thu cũng tăng thêm 298.359.517.257 đồng so với năm 2011, như vậy việc đầu tư thêm cho TSCĐ đã mang lại hiệu quả cho công ty. Năm 2013 hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm 0,13 xuống còn 1,52 là do giá trị TSCĐ bình quân cũng vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm lại và tăng ít hơn, và năm 2014 chỉ số này tiếp tục giảm thêm 0,08, như vậy cứ 100 đồng công ty đầu tư cho TSCĐ đem lại 1,44 đồng doanh thu thuần (Bảng 3.8). Như vậy biến động về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ là do doanh thu thuần của doanh nghiệp biến động tăng dần, đồng thời giá trị TSCĐ được đầu tư cũng tăng nhưng tăng chậm tốc độ tăng giữa đầu tư TSCĐ và doanh thu thuần không đồng đều và hiệu suất TSCĐ đang có xu hướng giảm dần, một trong những nguyên nhân cần đề cập tới là do những năm gần đây công ty liên tục gặp khó khăn trong việc đổ thải, mặc dù dự án mở rộng bãi đổ thải đã được triển khai, tuy nhiên tốc độ chậm, dẫn đến vẫn còn hiện tượng ngừng sản

xuất do không có chỗ đổ thải, để khắc phục tình trạng trên từ cuối năm 2014 đến nay công ty đã tìm biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ bằng cách cho thuê TSCĐ gần 20 phương tiện chuyên dụng khai thác như máy xúc, máy khoan, xe vận tải... cùng với 70 cán bộ công nhân viên để giải quyết tình thế khó khăn hiện tại, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Trước những khó khăn trong sản xuất, tài sản cố định không khai thác được hết năng lực sản xuất, hiện nay dù rất cố giắng song máy móc thiết bị chỉ hoạt động không quá 60% công suất thiết kế, đây là nguyên nhân là cho hệ số sinh lời máy móc thiết bị giảm năm 2011 hệ số sinh lời TSCĐ đạt 0,08 tức là công ty đầu tư 100 đồng cho TSCĐ thì sẽ đem lại 8 đồng lợi nhuận trước thuế, tuy nhiên con số này không những không tăng mà còn giảm xuống chỉ còn 1 đồng lợi nhuận năm 2012 và năm 2013 chỉ còn 0,13 đồng đến năm 2014 công ty không duy trì được lợi nhuận mà còn bị lỗ dẫn đến tài sản cố định hoạt động không đem lại hiệu quả mong muốn.

Hệ số hao mòn TSCĐ là hệ số phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ đã đầu tư, năm 2011 hệ số hao mòn là 0,44, tương ứng mức độ hao mòn của tài sản đã đầu tư là 44%, năm 2012 hệ số hao mòn tăng lên 0,5, năm 2013 hệ số này giảm nhẹ còn 0,49 là do trong năm 2013 công ty có đầu tư mới cho TSCĐ, nguyên giá của tài sản tăng đồng thời số tài sản không cần dùng, hoặc hết khấu hao được thanh lý. Năm 2014 hệ số hao mòn tăng lên 0,58 phản ánh mức độ hao mòn dần theo thời gian của TSCĐ so với giá trị TSCĐ được đầu tư ban đầu, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật chung sử dụng tài sản qua thời gian sẽ bị hao mòn dần và cũng phản ánh đúng thực trạng sử dụng TSCĐ tại công ty.

Hiệu suất vốn cố định có xu hướng biến động không đồng đều, năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là 1,48 tức là cứ 100 đồng vốn cố định công ty đầu tư trong năm sẽ đem lại 148 đồng doanh thu thuần, trong khi đó năm 2012 con số này tăng nhanh lên 213 đồng là do năm 2012 doanh thu của công ty tăng tới 54,5% so với năm 2011, trong khi đó vốn cố định có biến động không lớn, chỉ tăng 14,7% so với năm 2011, tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014 hiệu suất sử dụng vốn cố định lại có xu hướng giảm, năm 2013 còn là 1,92 và năm 2014 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,65 (bảng 3.8).

Hiệu quả hoạt động của vốn cố định được phản ánh qua chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn cố định, hệ số sinh lời vốn cố định cho biết hiệu quả cuối cùng của hoạt động đầu

tư vốn, hệ số sinh lời của công ty thế hiện xu hướng giảm rõ rệt qua thời gian, năm 2011 cứ 100 đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng trong kỳ đã đem lại 11 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2012 giảm xuống chỉ còn 2 đồng và đến năm 2013 cứ 100 đồng vốn cố định doanh nghiệp đầu tư trong kỳ chỉ đem lại 0,23 đồng lợi nhuận trước thuế và đến năm 2014 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ tới 30.579.575.651 đồng (bảng 3.8).

Hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động vốn cố định nói riêng đang có giảm dần qua các năm, điều này thể hiện trong những năm vừa qua công ty đầu tư để tăng vốn cố định, nhưng khả năng tạo ra doanh thu của vốn cố định khi tham gia vào sản xuất kinh doanh lại giảm dần. Đồng thời hệ số sinh lời vốn cố định của công ty giảm nhanh, thậm chí bị lỗ năm 2014, chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định đang giảm dần trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn đi vay. Công ty cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp khắc phục những mặt còn tồn tại trong quản lý chi phí, quản lý tài sản cố định, và phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương giải quyết những vướng mặt trong việc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, nhằm khai thác tối đa nguồn lực sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả vốn cố định trong thời gian tới.

3.2.1.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động và hiệu quả quản lý vốn lưu động

* Thực trạng quản lý vốn lưu động

Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, số vốn chủ yếu lưu động chỉ chiếm trên 20% trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên quản lý tốt vốn lưu động giúp cho công ty chủ động trong hoạt động thanh toán, đảm bảo an toàn tài chính, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, chủ động huy động đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư, nhu cầu sản xuất tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa là biểu hiện giá trị của các loại tài sản lưu động bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn như phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác theo quy định. Hàng tồn kho là bộ phận quan trọng của tài sản lưu động, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, giúp sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục, ngoài ra trong tài sản ngắn hạn còn bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải thu nhà nước, và tài sản ngắn hạn khác.

Theo quy định được áp dụng tại công ty, tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền giửi ngân hàng, các khoản tiền đầu tư tài chính có thời hạn đáo

hạn không quá 3 tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Bảng 3.9. Cơ cấu vốn lưu động đầu tư vào tài sản ngắn hạn TÀI SẢN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng

% Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng

% Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng

% Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % I. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.089.168.965 5,6 5.750.073.551 4,5 8.389.545.982 5,3 14.682.711.353 6,4

1.Tiền 5.796.903.532 5.750.073.551 8.389.545.982 14.682.711.353

2. Các khoản tương đương tiền 292.265.431 -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 74.345.150.166 68,1 86.158.733.376 67,3 94.594.820.049 59,7 155.186.066.758 67,1

1. Phải thu khách hàng 72.512.124.115 80.837.387.527 86.756.948.310 151.416.838.512

2. Trả trước cho người bán 1.863.930.996 1.723.291.268 5.615.364.562 3.182.724.750

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than khánh hòa (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)