Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than khánh hòa (Trang 93 - 98)

5. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

4.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn vốn và huy động vốn

Để chủ động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn vốn với mục tiêu là phát huy nội lực kết hô ̣p với thu hút ngoa ̣i lực, phát triển nguồn vốn chủ sở hữu từ hiê ̣u quả kinh doanh và không ngừng nâng cao giá tri ̣ doanh nghiê ̣p.

Biến các nguồn lực trong Công ty (bao gồm các nguồn lực sẵn có và tiềm năng, các nguồn lực hữu hình và vô hình) thành các nguồn vốn mới và thu hút thêm từ bên ngoài bằng các hình thức thích hợp.

Các nguồn lực sẵn có và hữu hình: Các nguồn vốn hiê ̣n có, các loa ̣i tài sản, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư....

Các nguồn lực tiềm năng và vô hình: Quyền tham gia thi ̣ trường nô ̣i bô ̣, quyền sử du ̣ng thương hiệu, uy tín, khả năng sinh lời, khả năng phát triển của Công ty, quyền tham gia các cơ hội đầu tư, quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên khoáng sản....

Đa dạng hóa các nguồn vốn huy đô ̣ng: Các nguồn vốn trong Tổng công ty, CBCNV, trong nước và ngoài nước...

Đa dạng hóa phương thức huy động vốn, trong đó chú tro ̣ng huy đô ̣ng vốn từ thị trường chứ ng khoán phù hợp với từng loa ̣i nhu cầu vốn, từng dự án, công trình, loại hình kinh doanh...sao cho có hiệu quả nhất.

Đi đôi với huy động vốn cần nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng các nguồn vốn huy đô ̣ng được.

4.2.1.2. Cơ cấu lại nguồn vốn của công ty và đa dạng hóa nguồn huy động vốn.

Như đã phân tích trong chương 3, có thể thấy công ty đang duy trì một cơ cấu vốn mạo hiểm, hệ số nợ quá cao trong khi tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn,thua lỗ. Hiện tại công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tuy nhiên về lâu dài, nếu kết quả kinh doanh không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến an toàn tài chính của công ty.

- Công ty cần tìm giải pháp tăng nguồn vốn chủ sở hữu: Tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách tăng nguồn vốn đầu tư mới của chủ sở hữu, điều này chỉ có thể thực hiện với sự giúp đỡ của công ty chủ quản là Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc, tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn hiện nay, việc điều chuyển nguồn vốn trong Tổng công ty gặp khó khăn, vì vậy công ty cần có giải pháp tự chủ, nhanh chóng tìm biện pháp cắt lỗ, tăng tỷ suất lợi nhuận để tái đầu tư. Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ nâng cao tính tự chủ, giảm áp lực tài chính từ việc trả nợ.

- Huy động vốn qua hình thức liên doanh liên kết bằng tài sản hoặc trong từng dự án đầu như nhỏ. Đây là hình thức công ty có thể nghiên cứu đề xuất với cơ quan chủ quản trong điều kiện vốn đầu tư của chủ sở hữu hạn chế, thực hiện hình thức này sẽ có thuận lợi là giải quyết khó khăn về vốn, về máy móc thiết bị. Việc liên kết thu hút vốn đầu tư, tăng cường năng lực sản xuất là một giải pháp quan trọng song cũng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi công ty phải thận trọng xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề liên quan vừa đảm bảo quyền chủ động của công ty vừa đảm bảo hiệu quả của việc hợp tác liên doanh liên kết.

- Đa dạng hóa nguồn huy động vốn bằng các hình thức khác để đáp ứng nhu vốn cho sản xuất, đặc biệt là đối với nhu cầu về tài sản cố định qua các hợp đồng thuê tài sản với các công ty cho thuê tài chính, giải pháp này giúp công ty đáp ứng được nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh, đồng thời giảm áp lực vay vốn từ ngân hàng trong điều kiện hệ số nợ tăng cao.

4.2.1.3. Đẩy nhanh tốc độ đền bù giải phóng mặt bằng cải thiện điều kiện kinh doanh

Hiện nay giải phóng mặt bằng, nhanh chóng triển khai các dự án khai thác và vấn đề sống còn của công ty. Công ty cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương các cấp, kết hợp với công tác vận động, tuyên truyền để có thể đẩy nhanh

tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng sản xuất, nhằm nhanh chóng triển khai các dự án mở rộng mặt bằng sản xuất, chấm dứt tình trạng khiếu kiện kéo dài của người dân liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải quyết được vấn đề thiếu mặt bằng đổ thải dẫn đến sản xuất đình trệ, không đạt được các chỉ tiêu về doanh số và sản lượng, phát huy tối đa năng lực sản xuất cải thiện hiệu quả kinh doanh.

4.2.1.4. Quản lý chặt chẽ chi phí và nâng cao vai trò công tác lập kế hoạch tài chính

Trong giai đoạn vừa qua công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, diện tích khai thác bị thu hẹp, sản lượng than sụt giảm, công tác quản lý chi phí còn nhiều bất cập, chi phí tăng cao là nguyên nhân chủ yếu kiến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi công ty quyết liệt hơn trong khoán chi phí, phải tìm ra giải pháp quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Quản lý chặt chẽ chi phí sẽ là một yếu tố quyết định giúp công ty nhanh chóng cải thiện tình hình kinh doanh thua lỗ hiện tại, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để quản lý chi phí hiệu quả cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Chú trọng công tác lập dự toán chi phí hàng năm, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. Công ty cần lập kế hoạch chi tiết đối với tất cả các chi phí phát sinh trên cơ sở kế hoạch sản xuất hàng năm, từ đó có biện pháp quản lý chi phí, điều chỉnh kịp thời những chi phí phát sinh không hợp lý và theo dõi cụ thể, chi tiết các khoản mục chi phí. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có được một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh, phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ, đồng thời có bộ phận chuyên trách quản lý chi phí.

- Công ty cần tiến hành nghiên cứu các khoản mục chi phí, kiểm soát và mạnh dạn loại bỏ các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

- Về lâu dài để quản lý tốt chi phí công ty nên thành lập bộ phận chuyên quản lý chi phí, và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi phí. Khi thành lập bộ phận quản lý chi phí chuyên nghiệp sẽ là khâu đột phá, khắc phục được tồn tại cơ bản về quản chi phí để đảm trách các việc có liên quan đến chi phí nội bộ của công ty.

- Tiếp tục duy trì và cải tiến phương thức khoán sản phẩm, chi phí sản xuất cho các công trường, phân xưởng, phòng ban. Yêu cầu các phân xưởng sản xuất, phòng ban xây dựng các chương trình, hành động tiết giảm chi phí, thực hiện quản lý chi phí hàng ngày với sự tham gia của người lao động, áp dụng mô hình gắn kết quả quản lý chi phí với mức thưởng phạt một cách xứng đáng nhằm khích lệ công nhân. Kiểm soát việc thực hiện các quy định quản lý ở công trường, phân xưởng, qua đó tuyên truyền và hướng dẫn người lao động tham gia vào quy trình quản lý chi phí.

4.2.1.5. Chú trọng đến công tác quản lý và phân tích tài chính

Phân tích tài chính giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biết được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời về sản xuất kinh doanh và tài chính. Qua xem xét thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cho thấy công tác phân tích tài chính ở đây chưa được chú trọng thực hiện, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác này. Phân tích tài chính công ty chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty theo hướng sau:

- Về mặt tổ chức: Cần có một bộ phận chuyên đảm trách công tác phân tích tài chính công ty. Với quy mô Công ty, bộ phận này cần bố trí một người nằm trong Phòng Tài chính - Kế toán. Cán bộ phân tích tài chính cần có trình độ chuyên môn về phương pháp phân tích, am hiểu kế toán, tài chính, tình hình đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, các điều kiện kinh tế vĩ mô...

- Về nội dung phân tích: Hiện tại, phân tích tài chính công ty mới dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD theo yêu cầu của việc lập báo cáo tài chính do Nhà nước quy định như: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh); chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn; các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời (tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Vì vậy, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính khác nhằm xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích đầy đủ, toàn diện.

- Về phương pháp phân tích: Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Muốn đánh giá đúng thực trạng tài chính, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty cần phải sử dụng thêm phương pháp phân tích tài chính theo không gian.

4.2.1.6. Đầu tư vào yếu tố con người, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, từng bước đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật, quản lý để có thể làm chủ công nghệ khai thác hiện tại, chủ động khắc phục những sự cố trong khai thác, đồng thời có khả năng tiếp cận công nghệ khai thác mới trong tương lai

Một tổ chức muốn hoạt động tốt thì cần phải có những con người vận hành giỏi và nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tư vào yếu tố con người được xem là chiến lược mà mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm.

Hiện nay đội ngũ lao động có trình độ cao của Công ty còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm việc vận hành, quản lý máy móc thiết bị đã nắm bắt được công nghệ hiện tại, tuy nhiên có những sự cố trong khai thác,sự cố về máy móc thiết bị công ty vẫn phải nhờ đến đội ngũ các chuyên gia từ bên ngoài, làm phát sinh thêm chi phí, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần được thực hiện liên tục nhằm củng cố và nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, quản lý cũng như đội ngũ công nhân lành nghề.

Công ty cần mở rộng hợp tác đào tạo và đào tạo lại với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước mắt là tập trung vào các trường, các viện nghiên cứu trong Tập đoàn than khoáng sản và Tổng công ty công nghiệp Việt Bắc là đơn vị chủ quản. Chú trọng việc trao đổi, học tập kinh nghiệm về kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ những người làm việc nặng nhọc, độc hại. Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, tạo môi trường bình đẳng dân chủ để mọi cá nhân có thể phát huy được khả năng của mình, có cơ chế khuyến khích, thu hút người tài gắn bó với doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển, phải xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ cốt cán cho doanh nghiệp, lựa chọn người có đức, có tài, tâm huyết với sự phát triển của Công

4.2.1.7. Triển khai nghiên cứu, tiếp cận với công nghệ khai thác mới, công nghệ khai thác than hầm lò

Hiện nay công nghệ khai thác lộ thiên của công ty đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, than khai thác ngày càng sâu, khối lượng đất đá bốc dỡ tính trên 1 tấn than thành phẩm ngày càng lớn, mặt bằng đổ thải ngày càng bị thu hẹp, chi phí khai thác lớn dẫn đến chi phí sản xuất tăng nhanh, hiệu quả kinh doanh giảm dần. Điều này đòi hỏi về lâu dài, công ty cần nghiên cứu và kiến nghị với Tổng công ty công nghiệp Việt Bắc đầu tư nghiên cứu thử nghiệm công nghệ khai thác hầm lò, đây là công nghệ khai thác chủ yếu và phổ biến trên thế giới và được triển khai ở nhiều công ty thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và cũng được đánh giá là sẽ là công nghệ khai thác chủ yếu của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam trong tương lai, bởi theo tính toán trữ lượng than thuộc phạm vi quản lý của công ty còn nhiều vào khoảng gần 16 triệu tấn than, với công suất hiện tại khai thác 800.000 tấn than / năm công ty có thể khai thác liên tục trong 20 năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than khánh hòa (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)