5. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Để tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Than nói chung và công ty nói riêng, Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp
4.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động của doanh nghiệp trong ngành than nói riêng
- Nhà nước cần hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế pháp luật, đặc biệt là các biện pháp bình giá cả trên thị trường
Hoàn thiện chính sách tín dụng: Lãi suất ngân hàng còn nhiều bất hợp lý, hành lang pháp chế còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng cũng cần được sửa đổi đảm bảo tăng trưởng vững chắc cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn.
4.3.1.2. Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định
Ổn định kinh tế vĩ mô là một điều kiện cơ bản của sự phát triển xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh.Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo ba dấu hiệu chủ yếu: ổn đinh, tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong đó ổn định kinh tế là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô là kiểm soát được giá cả, tỷ giá, lãi suất … Bằng việc duy trì và cải thiện các cân đối lớn của nền kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là cân đối tiền- hàng, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối giữa thu- chi ngân sách Nhà nước, cân đối vốn đầu tư, cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu nhất để từ đó làm giảm bớt những dao động của chu kì kinh doanh, giải quyết tốt những vấn đề cấp bách: tránh lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.
4.3.1.3. Có điều chỉnh chính sách thuế linh hoạt, hợp lý hơn đối với ngành khai thác than trong điều kiện khai thác đã thay đổi
Là một trong bốn ngành cung cấp đảm bảo an ninh năng lượng, hàng năm ngành than có đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước, trong khi đó kinh doanh trong ngành khai thác than đang chịu rất nhiều sức ép, hiện nay hầu hết các mỏ khai thác đều khai thác khó khăn, ở độ sâu ngày càng tăng, nhiều mỏ lớn khai thác ở vị trí âm 170 m so với mực nước biển, điều này làm cho chi phí khai thác tăng nhanh, đồng thời khai thác lâu dài dẫn đến mặt bằng sản xuất thu hẹp, mức độ ảnh hưởng môi trường tăng, doanh nghiệp cần phải bỏ ra lượng chi phí rất lớn để giải quyết vấn đề này. Cùng với điều đó là đến hiệu quả công nghệ khai thác lộ thiên đang giảm dần, đòi hỏi ngành cần đầu tư lớn, đổi mới chuyển dần sang công nghệ khai thác hầm lò phổ biến trên thế giới, trong khi nguồn vốn hạn hẹp, sức ép về chi phí, các loại thuế
tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu,... tăng hiệu quả đầu tư giảm dần dẫn đến thiếu vốn bổ sung mở rộng sản xuất, và nâng cao năng lực hoạt động của ngành. Do vậy để đảm bảo phát triển lâu dài cho ngành than, Chính phủ nên xem xét phương án điều chỉnh mức thuế khai thác tài nguyên cho phù hợp hơn, tạo điều kiện cho ngành có nguồn vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận công nghệ khai thác hiệu quả hơn, từ đó phát triển sản xuất làm gia tăng nguồn thu cho ngân sách từ các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp.