Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 604 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 98)

2.3.2.1. Hạn chế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Đạt Lập kế hoạch kiểm toán

PNT không gửi thư hẹn kiểm toán đối với những KH đã chốt được thời gian kiểm toán thông qua việc trao đổi trên điện thoại. Điều này có thể dẫn tới việc KTV hoặc KH quên lịch hẹn kiểm toán, làm giãn đoạn cuộc kiểm toán. Mặc dù tình trạng này chưa xảy ra, nhưng vẫn nên xem xét việc thay đổi quy chế.

Bị động về thời gian cuộc kiểm toán: Lịch hẹn kiểm toán phụ thuộc vào KH, làm cho công ty khó sắp xếp về nhân sự có thể dẫn tới thiếu nhân sự trong các cuộc kiểm toán.

Chưa thực hiện thiết kế thử nghiệm kiểm soát: Chương trình kiểm toán chỉ thiết kế các thử nghiệm cơ bản chứ chưa thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần thiết. Điều này làm cho các KTV ít chú trọng thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà chỉ tập trung vào thực hiện thử nghiệm cơ bản.

Chỉ xác định mức trọng yếu chung: Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (số liệu kế toán) trong BCTC. Ước lượng về tính trọng yếu là việc làm của KTV nhằm xác định mức độ sai phạm tối đa nhưng vẫn có thể chập nhận được. Có nghĩa là ở mức độ sai phạm ấy BCTC vẫn được coi là trung thực hợp lý hay những sai phạm này vẫn chưa làm thay đổi quan điểm và quyết định của người sử dụng thông tin. Việc xác định mức trọng yếu là một vấn đề phức tạp bao gồm nhiều phán đoán nghề nghiệp phụ thuộc vào phạm vi kiến thức của KTV về công ty khách hàng, sự đánh giá của KTV về rủi ro hợp đồng kiểm toán, những yêu cầu kiểm toán cho BCTC. Mức trọng yếu đã được KTV xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, KTV chỉ xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, mà chưa phân bổ mức trọng yếu cụ thể cho từng khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng. Do đó, đối với các KTV mới hành nghề, hay trợ lý kiểm toán có thể gặp khó khăn khi kiểm tra chi tiết từng tài khoản.

Thực hiện kiểm toán

Đánh giá hệ thống KSNB của KH chỉ được thu thập từ việc phỏng vấn nhân viên phụ trách phần hành đó, xem xét trên quy định văn bản của KH và kinh

nghiệm kiểm toán chứ không thu thập từ bên thứ ba (thông tin đại chúng, KH của DNKiT).

Không thực hiện việc đánh giá số dư đầu kỳ: Trong quá trình thực hiện thử tục phân tích KTV tôn trọng ý kiến kiểm toán của KTV trước đó nên không đánh giá lại số dư đầu kỳ. Việc này đối với những KH mới thì số liệu đầu kỳ chưa rất nhiều rủi ro, bản chất số dư đầu kỳ chưa được đánh giá đúng.

Thủ tục phân tích được thực hiện khá đơn giản: KTV chủ yếu thực hiện việc phân tích ngang, phân tích biến động của TSCĐ và khấu hao TSCĐ chứ hầu như không thực hiện phân tích dọc và sử dụng các thông tin phi tài chính. Điều này mới đánh giá được sự biến đổi về mặt lượng chứ chưa thấy rõ sự thay đổi về mặt chất.

Chọn mẫu phi thống kê: KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp, xét đoán của mình, không sử dụng phần mềm chọn mẫu nào. Việc chọn mẫu theo kinh nghiệm thường dẫn đến việc các nghiệp vụ có giá trị nhỏ thường ít xuất hiện trong mẫu chọn và rủi ro chọn mẫu sẽ xảy ra khi mà tổng hợp các sai phạm mang tính hệ thống và lặp đi lặp lại nhiều lần của các phần tử có giá trị nhỏ trở nên lớn hơn. Ngoài việc ít áp dụng các chương trình chọn mẫu hiện đại thì công việc đánh giá kết quả chọn mẫu và rủi ro lấy mẫu gần như chưa được thực hiện vì thời gian hạn hẹp. KTV chọn mẫu theo nhận định mang tính cá nhân để tính toán rồi đưa ra kết luận mà ít khi quay lại đánh giá xem việc chọn mẫu như thế đã hợp lí và bao trùm hết rủi ro hay chưa.

Chưa sử dụng phần mềm kiểm toán: Hiện nay, PNT chưa áp dụng các phần mềm kiểm toán chuyên dụng vào việc hỗ trợ công tác kiểm toán. Quy trình kiểm toán

TSCĐ chủ yếu được các KTV thực hiện thủ công và trình bày trên Excel. Vì vậy, công

việc của KTV phải thực hiện vất vả hơn và gặp phải một số sai sót trong quá trình kiểm

toán dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Trong tình hình cạnh tranh trên thị trường kiểm toán hiện nay, việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình

kiểm toán là một vấn đề cần được xem xét nhằm tiết kiệm thời gian chi phí và nâng cao

hiệu quả công việc.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Đạt

Công tác hoàn thiện hồ sơ kiểm toán kéo dài: KTV phải hoàn thiện GLV của mình trong thời gian lên dự thảo BCTC và thư quản lý, tuy nhiên đến khi phát hành báo cáo thì GLV vẫn có thể chưa hoàn thiện xong, điều này dễ dẫn tới việc KTV quên không hoàn thiện nốt hoặc cố tình không hoàn thiện vì BCTC đã được phát hành.

b) Hồ sơ kiểm toán

Trên hồ sơ kiểm toán chỉ lưu các thông tin của năm nay chứ không có thông tin liên quan đối với cuộc kiểm toán năm trước. Vì vậy việc muốn tìm lại thông tin năm trước rất tốn thời gian.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Do trình độ của KTV: Năng lực và trình độ của KTV không đồng đều, hơn nữa đội ngũ nhân viên của PNT có rất nhiều người trẻ, mới vào nghề nên kinh nghiệm còn ít. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều công ty kiểm toán khác.

Do thời gian kiểm toán: Vào mùa, công việc kiểm toán thường rất nhiều, việc KH gấp rút giục là điều không tránh khỏi, khối lượng công việc nhiều gây áp lựa lên KTV, điều này dễ làm cho KTV không tuân theo quy trình và quy định của công ty.

Do nguồn nhân lực: Công ty sử dụng tối đa nguồn nhân lực khi vào mùa, tuyển thực tập sinh để hỗ trợ kiểm toán, tuy nhiên nhiều DN cần những KTV có kinh nghiệm và trình độ, vì thế nguồn nhân lực vẫn không đáp ứng đủ

Do yếu tố khách hàng: Nhiều khách hàng vẫn không hiểu rõ về giá trị của cuộc kiểm toán, nên việc phối hợp làm việc còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu tới cuộc kiểm toán. Có nhiều khách hàng phụ thuộc quá nhiều vào kiểm toán, làm cho khối lượng công việc kiểm toán nhiều lên kéo dài thời gian kiểm toán.

Do yếu tố mùa dịch: Hiện nay đang là thời điểm dịch bệnh của Covid 19, việc đến các công ty khách hàng để thực hiện kiểm toán bị hạn chế, vì vậy phải tiến hành kiểm toán online, làm cho các thủ tục kiểm tra chi tiết bị hạn chế rất nhiều.

TT

Chỉ tiêu Năm 2019 Ke hoạch

năm 2020

1 KTV quốc gia 12 15

2 Thẩm định viên về giá 3 6

3 Kỹ sư xây dựng 14 17

4 Trợ lý và nhân viên quản lý (trình độ Đạihọc trở lên) 43 45

5 Khác 10 10

6 Tổng số cán bộ nhân viên 82 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên đây là thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH ABC. Qua quá trình tìm hiểu, chứng kiến và làm việc trong thời gian thực tập tại công ty em đã trình bày thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do PNT thực hiện tại công ty TNHH ABC, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng về ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT và đưa ra các giải pháp hoàn thiện được thực hiện ở chương 3

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN QUY TRÌNH TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN QUỐC TẾ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 604 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w