Giải pháp hoàn thiện quy trình TSCĐ tại công ty TNHHKiểm toán quốc

Một phần của tài liệu 604 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 102 - 121)

3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán

Quốc tế PNT a) Về quy trình kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán:

Muốn một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện tốt các công tác trong giai đoạn lập kế hoạch là vô cùng quan trọng, vì thế cần có những giải pháp cho những hạn chế của công ty đã nêu ở trên để việc thực hiện công tác ở giai đoạn sau được diễn ra thuận lợi hơn:

Thư hẹn kiểm toán: PNT cần đưa ra quy định bắt buộc phải sử dụng thư hẹn kiểm toán trong tất cả các cuộc kiểm toán để tránh trường hợp KH hay KTV quên lịch kiểm toán, gây giãn đoạn cho việc thực hiện kiểm toán tại công ty KH

Thời gian kiểm toán: PNT chủ động liên hệ với KH về lịch kiểm toán, không nên quá phụ thuộc vào thời gian của KH làm công việc bị dồn vào một lúc gây nên sự quá tải, áp lực đối với từng thành viên trong công ty. Đồng thời tiếp tục tuyển dụng thêm nhân sự vừa có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của KH, vừa là định hướng phát triển trong năm tới của công ty.

Hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ: Công ty cần tiếp tục hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ, cần xây dựng chương trình kiểm toán riêng đối với những KH đặc thù, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của KH, cần bổ sung thêm những thủ tục thử nghiệm kiểm soát cụ thể. Đồng thời, KTV cần xem lại GLV của các KTV năm trước đối với KH cũ, còn đối với KH mới cần đánh giá tính chính xác của số liệu kiểm toán đầu kỳ.

Xây dựng một tài liệu tài cụ thể về ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và hệ số phân bổ cho từng khoản mục để quá trình đánh giá và phân

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Đạt

bổ mức trọng yếu đem lại hiệu quả hơn. Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC, KTV cần tiến hành phân bổ cho từng chỉ tiêu trên BCTC để hình thành mức trọng yếu của từng khoản mục, bộ phận hay từng chỉ tiêu.

Cơ sở để phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho các khoản mục là:

+ Bản chất của các khoản mục, sự đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

+ Kinh nghiệm của KTV về sai sót của các khoản mục (khả năng khoản mục nào sẽ chứa đựng nhiều sai phạm hơn).

+ Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục (khoản mục nào chi phí kiểm toán nhiều hơn thì phân bổ nhiều hơn).

Thực hiện kiểm toán:

Đánh giá hệ thống KSNB: KTV cần sử dụng linh hoạt các thủ tục để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ, áp dụng các phương pháp đánh giá hệ thống KSNB phù hợp với từng đặc điểm của công ty KH: Bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ

+ Đối với KH kiểm toán nhiều năm: Khi bắt đầu cuộc kiểm toán, KTV đã có một lượng lớn thông tin về KSNB của công ty từ việc thu thập từ các cuộc kiểm toán năm trước vì thế có thể áp dụng việc phỏng vấn KH về KSNB của công ty, nếu KTV có nghi ngờ có thể sử dụng thêm thủ tục khác

+ Đối với KH năm đầu kiểm toán: Công việc thực hiện để đánh giá hệ thống KSNB sẽ nhiều hơn, KTV phải phỏng vấn KH, tìm hiểu văn bản quy định về KSNB của đơn vị được kiểm toán, thu thập thông tin từ bên thứ ba, xem xét các chứng từ kế toán đã hoàn tất,...Áp dụng các phương pháp theo quy mô của KH, chẳng hạn như đối với bảng câu hỏi và tường thuật có thể áp dụng đối với KH có quy mô nhỏ, còn với những KH có quy mô lớn thì nên dùng lưu đồ để tiết kiệm thời gian

Đánh giá số dư đầu kỳ: KTV thường tôn trọng ý kiến của KTV năm trước vì vậy không thực hiện đánh giá lại số dư đầu kỳ, điều này đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì thế ,đối với những KH năm đầu,

KTV phải thu thập ý kiến kiểm toán năm ngoái thực hiện đánh giá lại số dư đầu kỳ của các khoản mục có tính trọng yếu. Đối với KH cũ, yêu cầu KTV xem lại GLV của KTV năm trước đối với khoản mục kiểm toán được giao, đồng thời kiểm tra lại nếu có nghi ngờ.

Thủ tục phân tích: KTV vận dụng phân tích chuẩn kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. Thu thập số liệu của ngành để so sánh với số liệu tại đơn vị được kiểm toán. KTV không chỉ dừng lại việc phân tích các số dư đầu kỳ của TSCĐ, Hao mòn lũy kế, sửa chữa lớn TSCĐ mà còn thực hiện phân tích dọc: tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay so với năm trước, tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay so với năm trước,... Đối với những DN có quy mô TSCĐ nhỏ so với tổng tài sản, các thủ tục kiểm toán đơn giản, KTV nên tính thêm các tỷ suất liên quan đến đầu tư TSCĐ, tỷ suất tài trợ TSCĐ để phân tích, tỷ suất đầu tư để đánh giá năng lực hiện có của DN, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho công tác quản lý, có thể so sánh tỷ suất này với tỷ suất chung của ngành để xem mức độ cao hay thấp tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của DN. Áp dụng song song thủ tục kiểm tra chi tiết với thủ tục phân tích trong trường hợp DN có KSNB tốt, hiệu quả.

Xây dựng một chương trình chọn mẫu hiện đại và kết hợp với sự xét đoán nghề nghiệp của mình để lựa chọn các mẫu thích hợp khi kiểm tra. Để giảm bớt rủi ro KTV có thể thực hiện chọn mẫu có kết hợp một hoặc nhiều trong các phương pháp chọn mẫu sau:

+ Lựa chọn ngẫu nhiên ( sử dụng một số chương trình chọn mẫu ngẫu nhiện, ví dụ các bảng số ngẫu nhiên)

+ Lựa chọn theo hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu.

+ Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử có giá trị lớn, trong đó cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếu theo giá trị.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Đạt

+ Lựa chọn bất kỳ, trong đó kiểm toán viên chon mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào (ví dụ tránh các phần tử khó tìm hay luôn chọn hoặc tránh các phần tử nằm ở dòng đầu tiên hoặc dòng cuối cùng của trang) và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thể đều có có hội được lựa chọn. Lựa chọn bất kỳ không phải là phương pháp thích hợp khi lấy mẫu thống kê.

+ Lựa chọn mẫu theo khối là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể.

Phần mềm kiểm toán: Để theo kịp được xu hướng, PNT cần áp dụng phần mềm kiểm toán vào chu trình kiểm toán của mình, nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho KTV cũng như giúp cho việc lưu trữ và cập nhật thông tin của KH một cách chính xác dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó cũng chứng tỏ sự chuyên nghiệp hiện đại trong kỹ năng tác nghiệp, từ đó tạo dựng uy tín hơn nữa đới với KH và các đối thủ cạnh tranh.

Kết thúc kiểm toán:

Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán: PNT cần xây dựng quy định, quy chế cụ thể về thời gian hoàn thiện hồ sơ kiểm toán đối với các KH đã thực hiện kiểm toán xong, có thể yêu cầu KTV hoàn thiện hồ sơ kiểm toán mới được phát hành, nếu không hoàn thiện trước thời gian quy định sẽ bị phạt hay cắt giảm phí kiểm toán tại cuộc kiểm toán đó.

b) Hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán chỉ lưu thông tin kiểm toán năm nay không lưu thông tin liên quan năm trước vì vậy gây khó khăn về mặt thời gian cho việc tìm lại thông tin. PNT cần hoàn thiện việc lưu trữ thông tin liên quan đến kiểm toán năm trước để tiết kiệm thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán. Đối với KH kiểm toán nhiều năm, KTV lưu lại các thông tin quan trọng, những thông tin mà KTV nghi ngờ có thể dẫn đễn sai phạm trọng yếu của năm sau. Đối với KH năm đầu kiểm toán, KTV thu thập ý kiến kiểm toán của KTV năm trước và lưu file kiểm toán.

Ngoài ra, PNT cần hoàn thiện công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng và bồi dưỡng đào tạo nhân sự để góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung.

3.2.3.2. Điều kiện để thực hiện giải pháp

a) Về phía nhà nước, bộ tài chính

Nhà nước và bộ tài chính cần tạo lập môi trường và định hướng phát triển cho các hoạt động kiểm toán.

Nhà nước đưa ra những luật lệ phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực hiện ở Việt Nam để đảm bảo cho các công ty kiểm toán cũng như KTV cạnh tranh trong một khuôn khổ pháp luật, đồng thời nâng cao trách nhiệm của KTV và công ty trong mỗi cuộc kiểm toán .Nhà nước cần phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế đê phát triển kinh tế nói chung và ngành kiểm toán nói riêng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tại các Công ty kiểm toán.

Hiện nay Bộ tài chính đã ban hành 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), 2 Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét (VSRE), 3 Chuẩn mực Việt Nam về Hợp đồng dịch vụ đảm bảo (VSAE), 2 Chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan (VSRS) và 1 Chuẩn mực chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đồng thời đưa ra các thông tư hướng dẫn nhằm hỗ trợ cho các Chuẩn mực được thực hiện dễ dàng và nhất quán hơn. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng cần cải tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập.

b) Về phía hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA)

Hội KTV hành nghề cần thực hiện mở rộng các trung tâm đào tạo, tập huấn để nâng cao hiểu biết về hoạt đông kiểm toán cũng như những thủ tục kiểm toán dành cho những hội viên, KTV, trợ lý kiểm toán và sinh viên.

Ngay từ khi thành lập hội KTV hành nghề Việt Nam vẫn luôn là nơi quy tụ các KTV giàu kinh nghiệm, nơi trao đổi kiến thức nghề nghiệp và cập nhật các tài liệu, văn bản mới liên quan đến hoạt động kiểm toán. Hiệp hội kế toán, kiểm toán Việt Nam nên tiếp tục tăng cường tham mưu cho Bộ tài chính, Chính phủ để hoàn

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Đạt

thiện các văn bản pháp luật, soạn thảo và ban hành các chuẩn mực Ke toán, Kiểm toán.

Tăng cường hợp tác với các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế; tổ chức nhiều chương trình đào tạo để nâng cao trình độ các KTV, tổ chức nhiều buổi giao lưu để các KTV trong và ngoài nước có nhiều cơ hội gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm và được đào tạo từ những tổ chức hàng đầu thế giới về Kế toán, Kiểm toán.

c) Về phía KTV và công ty kiểm toán

Nghề kiểm toán là nghề đặc thù về nhân lực. Các công việc kiểm toán thường vất vả, áp lực cao và đi lại nhiều nên hiện tượng dịch chuyển lao động giữa các công ty kiểm toán và chuyển hẳn sang ngành nghề khác là rất phổ biến. Để khắc phục điều này, bản thân PNT cần phải thường xuyên quan tâm đến đời sống của nhân viên cũng như có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ chân người lao động. Ngoài ra, PNT có những chính sách hộ trợ cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, thi chứng chỉ KTV hành nghề, chứng chỉ CPA.

Các KTV tại công ty cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, thương xuyên trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau. Các KTV có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ, kèm cặp các trợ lý kiểm toán trong các cuộc kiểm toán, các trợ lý kiểm toán cần thường xuyên học hỏi, tìm hiểu để bản thân trở nên tốt hơn. Mặt khác các KTV cần cập nhật những chuẩn mực, thông tư, chính sách thay đổi để giữu vững trình độ, kỹ năng trong khi hành nghề.

PNT cần thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động của công ty hơn nữa để đảm bảo chất lượng kiểm toán của công ty ngày càng cao.

e) Về phía khách hàng

Nhận thức về sự quan trọng của kiểm toán BCTC của một số KH còn hạn chế, các KH cần nhận thức được sự quan trọng đó, phối hợp cùng với KTV trong cuộc kiểm toán sẽ giúp cho KH hoàn thiện hơn bộ máy kế toán và chất lượng cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn.

e) Về phía cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo bao gồm các trường Đại học , Học viện, Cao đẳng đào tạo về các chuyên ngành kế toán, kiểm toán; các công ty cung cấp các dịch vụ đào tạo kế toán, kiểm toán.. .Các cơ sở đào tạo cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, luôn luôn cập nhật những kiến thức mới, áp dụng thực tế vào trong giảng dạy và học tập.

Về phía nhà trường nên có sự gắn kết hơn nữa với các hiệp hội nghề nghiệp để tạo ra một kênh thông tin giữa yêu cầu thực tế và đào tạo để điều chỉnh cho phù hợp.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Đạt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 với mục đích đưa ra các kiến nghị và giải pháp cho cho công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cho cuộc kiểm toán, đồng thời thực hiện tốt những định hướng trong năm 2020 nói riêng và mục tiêu và sự phát triển của PNT trong tương lại nói chung. PNT cần chủ động sửa đổi những hạn chế và phát huy những thế mạnh trong các giai đoạn kiểm toán để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng

KẾT LUẬN

Công tác quản lý, hạch toán TSCĐ, và trích khấu hao được tổ chức hiệu quả có ý nghĩa rất lớn không chỉ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN mà còn ảnh hưởng tới cái nhìn của của những cá nhân bên ngoài DN với tình hình phát triển của DN, là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Do vậy việc kiểm toán khoản mục TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC.

Kiểm toán khoản mục TSCĐ được thực hiện hiệu quả không chỉ làm tăng độ tin

cậy của cuộc kiểm toán BCTC mà còn tạo niềm tin của KH vào KTV và công ty kiểm

toán, nâng cao uy tín nghề nghiệp của công ty. Để làm được điều đó KTV phải không

ngừng nâng cao hiểu biết của mình về phần hành này, đặc điểm TSCĐ trong các ngành

sản xuất kinh doanh, về các quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó về phía

công ty kiểm toán cũng phải xây dựng và thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp để

nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT, được tìm hiểu về quy trình kiểm toán chung cũng như kiểm toán đối với khỏan mục TSCĐ nói riêng đã giúp em hiểu hơn về công tác kiểm toán BCTC trên thực tế, là những bổ sung quan trọng cho kiến thức lý thuyết học ở trường. Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT, các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện

Một phần của tài liệu 604 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 102 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w