Nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang không ngừng thay đổi và phát triển hơn nữa, chính về vậy ngành kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng và đặc biệt được chú trọng và phát triển không chỉ trong nước mà ở khắp mọi quốc gia trên thế giới. Để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thì các chuẩn mực, chế độ kiểm toán hiện nay trên toàn thế giới cũng luôn phải cập nhật và đổi mới và ngành kiểm toán Việt Nam cũng không nằm ngoài sự thay đổi ấy. Theo đó,
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng những lộ trình mới hoàn thiện
hơn, chặt chẽ hơn cùng với đó là tiến hành các cuộc họp, hội nghị cấp bộ ngành để bàn bạc, trao đổi để cập nhật, sửa đổi nội dung các văn bản pháp lý hiện hành, các điều luật nội dung đã lỗi thời không còn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tất cả để nhằm mục đích giúp ngành kiểm toán tại Việt Nam hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn, cập nhật với tình hình thực tế. Đồng thời, sự thay đổi này cũng giúp cho nhu cầu thông tin tài chính của các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam càng được minh bạch, rõ ràng hơn bao giờ hết; tăng tính cạnh tranh, hiệu quả đối với thị trường kinh tế tài chính trong nước và môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, đối với các chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán hiện hành thì vẫn tiếp tục cần phải theo dõi, rà soát chặt chẽ về mặt nội dung, thông tin liên quan và tạo điều kiện hết sức để các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp tại Việt Nam được tìm hiểu và cập nhật.
Theo nhiều báo cáo và khảo sát đối với các cá nhân kiểm toán viên và các tổ chức, công ty trong lĩnh vực về mức độ thuận tiện trong việc cập nhật và áp dụng các chế độ, văn bản pháp luật, phần lớn kết quả cho thấy việc hiểu và áp dụng đúng trong quy trình kiểm toán thực tế đôi khi là khá khó khăn với họ. Chính vì lẽ đó, các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng đưa ra những những văn bản hướng dẫn đây đủ, chi tiết trong việc áp dụng thực hiện và đặc biệt cần quan tâm sát sao hơn nữa về nhu cầu mong muốn cũng như những vướng mắc mà các KTV, doanh nghiệp gặp phải khi họ thực hiện. Một vấn đề quan trọng nữa cần phải nhắc đến, trong quá trình bàn bạc và sửa đổi các văn bản pháp lý thì các chuyên gia cũng như phía cơ quan ban ngành nhà nước cần phải cần phân tích kỹ lưỡng để tránh trường hợp khi ban hành chính thức ra ngoài các văn bản, chính sách không nhất quán được với nhau gây nhiếu khó khăn, cản trở đối với cả KTV lẫn các donah nghiệp, tổ chức khi thực hiện.
Mặc dù, ngành kiểm toán Việt Nam đã phát triển trong một khoảng thời gian dài, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót và vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn một số vấn đề. Cụ thể, các cơ quan quản lý cần phải rà soát, đánh giá chặt chẽ hơn đối với chất lượng kiểm toán tại các DN, đặc biệt là công ty, tổ chức kiểm toán vừa và nhỏ. Nguyên nhân là do hiện nay chưa có cơ quan, ban ngành nào đứng
ra để đánh giá về mức độ chất lượng kiểm toán tại các DN, dẫn đến chất lượng kiểm toán tại một số công ty kiểm toán nhỏ chưa được đảm bảo, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần kết kết với “Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam” để tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán.