Quy trình quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính cho công ty cổ phần xây dựng số 6​ (Trang 32)

Theo tác giả Hoàng Đình Phi (2015) quản trị rủi ro là một quá trình liên tục. Để quản trị rủi ro tài chính cần làm rõ những bƣớc trong quá trình quản trị rủi ro, mà Hình dƣới thể hiện quá trình này.

Hình 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tài chính

Nguồn: Tác giả đề xuất từ mô hình của Hoàng Đình Phi (2015)

Theo quy trình này, việc quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm những bƣớc sau:

- Đặt mục tiêu quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp; - Xác định những rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Thông qua các chỉ số tài liệu sử dụng bao gồm tài liệu bên trong DN nhƣ: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và các tài liệu hỗ trợ khác. Trong nội dung phân tích tài liệu thì phân tích các chỉ tiêu tài chính căn bản góp phần phát hiện sớm rủi ro tài chính . Các chỉ tiêu tài chính có thể đƣợc sử dụng nhƣ:

1) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo khả năng thanh toán. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H) = Tài sản ngắn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

H = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

H< 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

H > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo thanh toán đƣợc lãi vay trong kỳ.

2) Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trảTổng nguồn vốn ; Hệ số nợ VCSH = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu

3) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán hàng tồn kho - Kỳ thu tiền trung bình = Nợ phải thu bình quân

Doanh thu bình quân ngày - Vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần - Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

4) Một số phƣơng pháp khác để nhận diện rủi ro đƣợc mô tả trong bảng sau:

Phƣơng pháp/kỹ thuật nhận diện rủi ro tài chính

Bảng 1.2: Phƣơng pháp/kỹ thuật nhận diện rủi ro tài chính

Phƣơng pháp/kỹ thuật Mô tả

Nghiên cứu tại bàn Dựa trên các thông tin sẵn có Ý kiến chuyên gia Khai thác các kiến thức bên ngoài

Hội thảo Dựa vào ý kiến của nhiều ngƣời

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu của tác giả)

Có bốn loại rủi ro tài chính chủ yếu: tín dụng, lãi suất, đòn bẩy tài chính và thanh khoản. Những rủi ro này ảnh hƣởng đến tất cả khía cạnh tài chính nhƣ việc đầu tƣ cổ phiếu và trái phiếu, tài chính doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và thƣơng mại quốc tế. Các rủi ro này thƣờng biến động với nền kinh tế. Trong một cuộc suy thoái, rủi ro tín dụng và thị trƣờng là rất cao. Khi một quốc gia thao túng lãi suất để làm chậm một nền kinh tế quá tải hoặc phục hồi một nền kinh tế từ sự suy thoái thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện. Rủi ro thanh khoản liên quan đến nhận thức về rủi ro trong tƣơng lai của thị trƣờng và khả năng thanh toán một khoản đầu tƣ nếu cần thiết.

 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi một khoản đầu tƣ mất đi giá trị do sự suy giảm tiềm lực tài chính của công ty. Rủi ro vỡ nợ liên quan đến sự suy yếu tài

chính và khả năng thanh toán lãi suất cho cổ đông, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của công ty. Rủi ro tín dụng cao liên quan đến đầu tƣ chứng khoán hoặc cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ làm cho mức lãi suất tăng cao nhằm bù đắp cho việc thanh toán trễ.

 Rủi ro lãi suất

Điều kiện kinh tế gây ra rủi ro lãi suất. Khi chính phủ xác định nền kinh tế gần chạm mức lạm phát, họ sẽ thiết lập chính sách tiền tệ chặt chẽ. Điều này bao gồm việc loại bỏ đồng tiền ra khỏi hệ thống và tăng lãi suất. Lãi suất cao làm cho giá trị thị trƣờng của trái phiếu giảm. Khi nền kinh tế đang suy thoái, chính phủ sẽ lập chính sách tiền tệ mở rộng, bổ sung thêm tiền vào hệ thống và hạ lãi suất. Hình thức rủi ro lãi suất này chủ yếu ảnh hƣởng đến các ngân hàng bởi vì họ nhận đƣợc số tiền họ cho vay thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi và tiết kiệm.

 Rủi ro đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngƣợc lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

 Rủi ro thanh khoản

Một số khoản đầu tƣ không có tính thanh khoản chẳng hạn nhƣ việc mua bán các cổ phiếu không giao dịch giữa các cá nhân. Những khoản đầu tƣ khác nhƣ việc phát hành cổ phiếu giao dịch công khai, chúng không dễ dàng thực hiện việc buôn bán vì không đƣợc giao dịch hàng ngày và nhiều ngƣời không quan tâm đến chúng. Các trƣờng hợp dẫn đến rủi ro thanh khoản khác nhƣ một công ty bị đồn đang trên bờ vực phá sản cũng nhƣ các yếu tố tiêu cực khác. Rủi ro thanh khoản ảnh hƣởng đến giá trị cổ phiếu và khả năng giao dịch cổ phiếu.

- Đánh giá những rủi ro tài chính trong doanh nghiệp xây dựng thông qua 02 tiêu chí là mức độ ảnh hƣởng và khả năng xảy ra;

- Phân loại rủi ro tài chính và xếp hạng rủi ro tài chính;

- Xử lý rủi ro tài chính bằng việc xác định công việc quản trị đối với từng rủi ro tài chính có thứ hạng tƣơng ứng. Xác định lộ trình thực hiện quản trị rủi ro tài chính (các mẫu biểu kèm theo nếu có);

- Theo dõi, báo cáo công tác quản trị rủi ro tài chính.

Để thực hiện đƣợc quy trình này, doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cần có những công cụ đối với từng khâu cụ thể. Những công cụ này đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 1.3: Công cụ và căn cứ quản trị rủi ro tài chính nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp

Bƣớc Tên Công cụ, căn cứ

1. Đặt mục tiêu quản trị rủi ro tài chính

Xác định mục tiêu của DN. Nhà quản trị dựa vào mục tiêu để đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu của quản trị rủi ro tài chính tổng thể hay cho từng chƣơng trình hành động, từng thƣơng vụ. 2. Nhận diện rủi ro tài

chính

Để nhận diện rủi ro tài chính, định kỳ Doanh nghiệp có thể lập bảng phân tích các dấu hiệu rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính căn bản.

Các lĩnh vực an ninh doanh nghiệp trong an ninh phi truyền thống (Hoàng Đình Phi, 2015) 3. Đánh giá rủi ro tài

chính

Đánh giá những rủi ro này bằng cách sử dụng các câu hỏi về khả năng xảy ra rủi ro tài chính. 4. Phân loại rủi ro tài

chính

Phân loại rủi ro tài chính của công ty. Một trong những cách đó là việc chia rủi ro tài

chính thành 4 loại bao gồm: Rủi ro đòn bẩy tài chính, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.

5. Xử lý rủi ro tài chính

Xử lý rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm ứng phó với một hay nhiều rủi ro đã xảy ra, mà về bản chất xử lý một tình huống hay sự cố theo mức độ nguy hại. nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi của rủi ro tài chính ảnh hƣởng tới doanh nghiệp. Các rủi ro tài chính đƣợc kiểm soát là những rủi ro đã đƣợc xác định ở nội dung đánh giá rủi ro tài chính. Mẫu biểu cho công tác quản trị rủi ro

6. Theo dõi – báo cáo Mẫu biểu theo dõi - báo cáo

Nguồn: Hoàng Đình Phi (2015) và tác giả (2017)

Tiếp cận từ việc phân tích môi trƣờng kinh doanh của DN, có thể thấy RRTC của DN xuất phát từ 3 nguồn cơ bản sau: (i) Môi trƣờng bên trong DN; (ii) Môi trƣờng ngành; (iii) Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Các công cụ và căn cứ đã đƣợc trình bày chi tiết trong từng nội dung phía trên, ngoại trừ ma trận SWOT. Ma trận SWOT là một công cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng nhƣ các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Để xây dựng một ma trận SWOT cần thực hiện qua 08 bƣớc:

- Bƣớc 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ môi trƣờng bên ngoài (O1, O2…)

- Bƣớc 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từ môi trƣờng bên ngoài (T1, T2…)

- Bƣớc 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu của DN (S1, S2…) - Bƣớc 4: Liệt kê những điểm mạnh chính của DN (W1, W2…)

- Bƣớc 5: Kết hợp các điểm mạnh với cơ hội thành các chiến lƣợc (SO) - Bƣớc 6: Kết hợp các điểm yếu với cơ hội thành các chiến lƣợc (WO) - Bƣớc 7: Kết hợp các điểm mạnh với đe dọa thành các chiến lƣợc (ST) - Bƣớc 8: Kết hợp các điểm yếu với đe dọa thành các chiến lƣợc (WT) Mô hình ma trận SWOT đƣợc trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

Nguồn: Humphrey, Albert (2005)

Khi phân tích SWOT cộng với việc phân tích mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp; các yêu cầu của ban lãnh đạo đối với quản trị rủi ro khác; doanh nghiệp sẽ xác định đƣợc mục tiêu quản trị rủi ro của mình là gì. Đây là bƣớc quan trọng mang tính tiền đề trong việc quản trị rủi ro.

Quy trình 6 bƣớc quản trị rủi ro tài chính và các công cụ phù hợp với từng bƣớc trong bảng trên sẽ đƣợc tác giả sử dụng làm khung phân tích cho luận văn; là cơ sở để khảo sát thực tiễn cho phần thực trạng và đề xuất các giải pháp ở các chƣơng tiếp sau.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 6 TRONG GIAI

ĐOẠN 2017-2019 2.1. Giới thiệu công ty Cổ phần Xây dựng số 6

2.1.1. Thông tin về công ty Cổ phần Xây dựng số 6

1) Thông tin chung:

- Tên giao dịch của Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng số 6.

- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 246, phố Thái Học 3, Phƣờng Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh, Hải Dƣơng.

- Số điện thoại: 03203.882.214/02203.882.214.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0800330790 Do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng cấp ngày 05 tháng 7 năm 2006.

- Đại diện tƣ cách pháp nhân của Công ty: Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Công ty.

- Công ty Cổ phần Xây dựng số 6 đƣợc thành lập lần đầu từ năm 1974, đƣợc chuyển đổi từ DNNN thành Công ty cổ phần Xây dựng số 6 từ ngày 05 tháng 7 năm 2006 theo Quyết định số: 2904 /QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dƣơng.

Công ty đã có quá trình xây dựng và trƣởng thành trên 46 năm. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp và chịu sự quản lý của Nhà nƣớc theo quy định của Pháp luật.

2) Lĩnh vực kinh doanh:

- Xây dựng công trình kỹ thuật: Xây dựng các công trình Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nƣớc, trùng tu và xây mới công trình văn hóa, đƣờng điện, trạm biến thế đến 35KV, bể chứa.

- San lấp mặt bằng; Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí; Đầu tƣ và kinh doanh bất động sản; Tƣ vấn xây dựng (gồm: Lập dự án, quản lý dự án; Lập hồ sơ mời thầu; Đánh giá xếp hạng nhà thầu; Thẩm tra hồ sơ xây dựng).

- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty sẽ tiếp tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của Pháp luật hiện hành.

- Thời gian hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày 23/7/2004 theo Quyết định số: 2904 /QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dƣơng.

Với bể dày kinh nghiệm, Công ty cổ phần Xây dựng số 6 có đủ năng lực về tài chính, trang thiết bị thi công, có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề. Công ty có nhiều khả năng đáp ứng các yêu cầu thi công xây lắp công trình cho quý khách hàng, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lƣợng, tiến độ, kỹ mỹ thuật. Các công trình mà công ty đã và đang thi công đƣợc chủ đầu tƣ đánh giá chất lƣợng tốt, có hiệu quả.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trƣờng thi công xây lắp trong nhiều lĩnh vực. Công ty thƣờng xuyên tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị thi công, tuyển dụng những cán bộ có trình độ, năng lực. Tổ chức đào tạo và tuyển dụng công nhân có tay nghề cao, tăng cƣờng hội nhập để nâng cao năng lực tài chính, lao động, đa dạng hoá các sản phẩm, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ kỹ sƣ, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn và gần nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao, cộng với năng lực thiết bị thi công tiên tiến và nguồn vốn đầy đủ, Công ty đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của chủ đầu tƣ.

Trong những năm qua, Công ty đã hoàn thành và bàn giao nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp chất lƣợng cao, đặc biệt riêng về lĩnh vực thiết kế và thi công các công trình cấp, thoát nƣớc Công ty cổ phần Xây dựng số 6 luôn khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra hiện tại với tốc độ đô thị hóa phát triển rất nhanh cùng với sự sôi động của thị trƣờng bất động sản, ban lãnh đạo Công ty đã có những quyết sách quan trọng về định hƣớng phát triển, không chỉ chú trọng vào các công

trình vốn ngân sách Nhà nƣớc mà còn tham gia vào nhiều dự án bất động sản của các tập đoàn lớn với ƣu thế về quy mô dự án lớn, tính thanh khoản tốt nhƣng đòi hỏi về tiến độ và chất lƣợng rất cao.

3) Nhân sự công ty:

- Tuyển dụng CBCNV và đào tạo nhân lực theo yêu cầu của nhiệm vụ SXKD hàng năm của Công ty.

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 184 ngƣời.

- Tổng số lao động kỹ thuật nghiệp vụ: 30 ngƣời, trong đó: + Trình độ đại học và trên đại học: 20 ngƣời.

+ Cao đẳng và trung cấp các ngành nghề: 10 ngƣời.

- Công nhân các ngành nghề: 154 ngƣời, trong đó: Công nhân có tay nghề từ bậc 4 trở lên: 52 ngƣời.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Công ty Cổ phần Xây dựng số 6 hiện đang đƣợc tổ chức theo mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính cho công ty cổ phần xây dựng số 6​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)