Công tác đánh giá rủi ro tài chính tại CTCPXD Số 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính cho công ty cổ phần xây dựng số 6​ (Trang 50 - 52)

Hiện tại công tác đánh giá rủi ro tài chính của CTCPXD Số 6 đƣợc thực hiện theo từng vụ việc, và việc này thƣờng bị động thực hiện theo kinh nghiệm mà chƣa có một chiến lƣợc hay quy trình đánh giá các rủi ro tài chính mà CTCPXD Số 6 hiện có. Tiến hành khảo sát, kết quả về việc đánh giá rủi ro tài chính của DN dựa trên khả năng xảy ra và mức độ ảnh hƣởng của mỗi loại rủi ro nhƣ sau:

Bảng 2.9: Đánh giá khả năng xảy ra của các rủi ro tài chính hiện có tại CTCPXD Số 6

Rủi ro Khả năng xảy ra Độ lệch chuẩn

Rủi ro thanh khoản 4.23 0.56

Rủi ro lãi suất 4.43 0.54

Rủi ro đòn bẩy tài chính 4.01 0.59

Rủi ro tín dụng 3.92 0.66

Ghi chú: Thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức Thấp nhất đến Cao nhất

Bảng đánh giá về khả năng xảy ra của các rủi ro tài chính hiện tại CTCPXD Số 6 có 2 rủi ro xảy ra cao đó là rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Điều này cũng là mối quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp xây dựng nhƣ CTCPXD Số 6 vì các công trình đều có giá trị lớn, thời gian thi công dài và đều phải có trợ vốn từ phía ngân hàng, cũng nhƣ việc thanh khoản phụ thuộc nhiều vào tiến độ, thời điểm giải ngân... cũng ảnh hƣởng rất lớn tới rủi ro tài chính của DN. Các đánh giá về rủi ro tài chính trên thể hiện sự nhận diện, đánh giá chƣa đầy đủ và đúng mức, đánh giá chỉ dựa trên các dữ liệu của quá khứ, các kỹ thuật tác nghiệp đánh giá rủi ro tài chính nhƣ phân tích độ nhạy cảm, phân tích biến động thị trƣờng về giá cả, lãi suất, dự báo xu hƣớng...chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi.

Doanh nghiệp khá bị động trong việc đánh giá biến động của lãi suất tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp, nguyên nhân chính do việc huy động vốn của CTCPXD Số 6 chủ yếu thông qua ngân hàng nên rủi ro về lãi suất chủ yếu là lãi suất thông qua hợp đồng vay do ngân hàng đƣa ra, sử dụng ít các biện pháp huy động vốn khác, hoạt động đánh giá khả năng xảy ra rủi ro về lãi suất của CTCPXD Số 6 chƣa rõ rệt, chủ yếu dựa vào nhƣng biến động của lãi suất ngân hàng để điều chỉnh cơ cấu các khoản vay hạn chế rủi ro. Đánh giá khả năng rủi ro thanh khoản.

CTCPXD Số 6. Các phiếu trả lời cho kết quả nhƣ bảng dƣới đây:

Bảng 2.10: Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro tài chính hiện có tại CTCPXD Số 6

Rủi ro Mức độ ảnh hƣởng Độ lệch chuẩn

Rủi ro thanh khoản 4.55 0.50

Rủi ro lãi suất 4.36 0.53

Rủi ro đòn bẩy tài chính 4.05 0.42

Rủi ro tín dụng 4.13 0.59

Ghi chú: Thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức Thấp nhất đến Cao nhất

Theo bảng khảo sát về mức độ ảnh hƣởng của rủi ro tài chính hiện có của CTCPXD Số 6, các phiếu trả lời đều đánh giá mức độ ảnh hƣởng cao (trên 4), mức độ ảnh hƣởng tới rủi ro tài chính cao nhất là rủi ro thanh khoản 4.55 và thấp nhất rủi ro đòn bẩy tài chính. Việc nhìn nhận ở mức cao những rủi ro này là điều hoàn toàn hợp lý đối với những doanh nghiệp xây dựng nhƣ CTCPXD Số 6. Cụ thể với rủi ro thanh khoản và lãi suất bởi lĩnh vực hoạt động của DN sử dụng vốn lớn, lƣợng tiền cần nhiều cho một dự án và thời gian cũng nhƣ thủ tục hoàn thiện dự án thƣờng kéo dài. Đối với mức độ ảnh hƣởng của rủi ro về đòn bẩy tài chính, DN sử dụng ở mức thấp nhất, bình quân 01 đồng vốn chủ thì doanh nghiệp luôn sử dụng 0.82 đồng vốn vay (chỉ số tổng sợ/tổng tài sản- BCTC năm 2019) và xu hƣớng này càng giảm. Việc này do quy mô công ty nhỏ nên khả năng tiếp cận đối với ngân hàng bị hạn chế. rủi ro tài chính đƣợc đánh giá có mức độ ảnh hƣởng lớn nhất và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới an ninh doanh nghiệp. Đánh giá này đạt đƣợc sự đồng nhất giữa các phiếu trả lời với độ lệch chuẩn đều chỉ quanh mức 0,42 đến 0,59.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính cho công ty cổ phần xây dựng số 6​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)